Tin tức
Phương pháp chẩn đoán bệnh loãng xương hiệu quả
- 12/12/2021 | Chăm sóc, dự phòng tình trạng loãng xương ở phụ nữ mãn kinh
- 17/12/2021 | Điều trị loãng xương ở phụ nữ mãn kinh như thế nào?
- 02/12/2021 | Điều trị loãng xương thế nào cho hiệu quả và cách phòng tránh
- 02/12/2021 | Các phương pháp chẩn đoán bệnh loãng xương hiệu quả nhất
1. Tìm hiểu về bệnh loãng xương
Bệnh loãng xương còn được biết đến với tên gọi khác là xốp xương, khi mắc bệnh, xương khớp trở nên nhạy cảm hơn, chúng có thể bị gãy, tổn thương nghiêm trọng khi chịu tác động nhẹ. Tình trạng này để lại nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân.
Bệnh loãng xương xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Các bác sĩ cho biết tình trạng loãng xương xảy ra vì nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có thể kể tới chế độ dinh dưỡng không hợp lý, chưa đảm bảo cung cấp đủ Canxi cho cơ thể. Những người ít vận động, lười luyện tập thể dục thể thao cũng phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh về xương khớp, đặc biệt là tình trạng loãng xương. Chính vì thế chúng ta cần chủ động rèn luyện thể thao để xương khớp dẻo dai hơn. Ngoài ra, mọi người nên lưu ý nếu thường xuyên làm việc nặng nhọc, đây có thể là một nguyên nhân dẫn tới tình trạng xốp xương.
Trên thực tế, căn bệnh này thường phát triển âm thầm, bởi vì triệu chứng bệnh dễ gây nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe khác. Chính vì thế mọi người thường chủ quan, chỉ đến khi tình trạng trở nên nghiêm trọng, họ mới kịp thời phát hiện. Lúc này, xương khớp đã bị tổn thương nặng nề, thậm chí là xương gãy và không thể lành lại. Mặc dù không đe dọa trực tiếp tới tính mạng của bệnh nhân, song chúng ta nên cảnh giác và đi khám, chẩn đoán bệnh loãng xương, điều trị sớm.
2. Những người có nguy cơ mắc bệnh loãng xương
Như đã phân tích ở trên, bệnh loãng xương thường xảy ra ở người lớn tuổi, lúc này xương khớp bắt đầu rơi vào tình trạng lão hóa và dễ gặp phải tình trạng giòn xương. Mọi người cần nắm được nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao và có kế hoạch chăm sóc sức khỏe tốt nhất, hạn chế nguy cơ loãng xương.
Để biết được mình có thuộc nhóm đối tượng dễ mắc bệnh loãng xương hay không, chúng ta nên dựa vào các yếu tố sau đây: độ tuổi, giới tính, đặc điểm cơ thể, tiền sử mắc bệnh liên quan tới xương khớp,…
Người cao tuổi là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh rất cao
Cụ thể, tỷ lệ nữ giới được chẩn đoán bệnh loãng xương cao hơn hẳn so với nam giới, một phần nguyên nhân là do họ đã từng mang thai. Đặc biệt, những người phụ nữ mãn kinh trước tuổi 45 là đối tượng cần đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên để kịp thời phát hiện bệnh xốp xương.
Nếu bạn đã từng gặp vấn đề sức khỏe như: tình trạng viêm khớp dạng thấp hoặc đã bị gãy xương thì nên cẩn thận. Đây là nhóm đối tượng rất dễ bị loãng xương, bởi vì xương khớp của họ vốn đã rất nhạy cảm và có thể tổn thương bất cứ lúc nào.
Trước kia, loãng xương được biết đến là bệnh của người cao tuổi, tuy nhiên hiện nay rất nhiều người trẻ cũng gặp phải vấn đề kể trên. Nguyên nhân là do thói quen lười vận động hoặc họ phải làm việc nặng, vất vả trong một thời gian dài. Đây là tình trạng đáng báo động, mọi người cần quan tâm nhiều hơn tới sức khỏe xương khớp.
3. Nhận biết dấu hiệu bệnh loãng xương
Nhìn chung, bệnh loãng xương khá khó nhận biết do triệu chứng của chúng không rõ ràng. Bệnh nhân cần theo dõi những triệu chứng bất thường và đi kiểm tra sức khỏe để được chẩn đoán bệnh loãng xương.
Triệu chứng bệnh loãng xương rất khó nhận biết
Một số dấu hiệu thường gặp là bệnh nhân thường xuyên cảm thấy đau mỏi lưng, dáng đi gù. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là mật độ xương khớp giảm so với bình thường và gây ra một số triệu chứng cấp tính. Bên cạnh đó, khi mắc bệnh, bạn có thể bị đau nhức đầu xương hoặc khu vực cột sống, thắt lưng… Đặc biệt khi vận động, cơn đau nhức sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng trực tiếp tới công việc và sinh hoạt hàng ngày của người bị loãng xương.
Có thể nói triệu chứng bệnh loãng xương rất dễ gây nhầm lẫn, chúng ta thường nghĩ các dấu hiệu trên xuất hiện là do bạn vừa lao động nặng, làm việc quá sức,… Nếu không phát hiện kịp thời, bạn có nguy cơ bị gãy xương sau mỗi lần va chạm nhẹ.
4. Phương pháp chẩn đoán bệnh loãng xương
Một vấn đề được quan tâm hàng đầu là: bác sĩ sử dụng phương pháp chẩn đoán bệnh loãng xương nào, chúng có đảm bảo độ chính xác hay không? Y học ngày này có sự phát triển vượt bậc, rất nhiều máy móc hiện đại ra đời nhằm phục vụ quá trình chẩn đoán, điều trị bệnh hiệu quả hơn. Trong đó, hai phương pháp được áp dụng phổ biến đó là chụp X - quang và xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu.
Chụp X-quang là một trong những phương pháp chẩn đoán bệnh loãng xương thường dùng
Đối với phương pháp chẩn đoán hình ảnh chụp X - quang, mục đích chính là đánh giá mật độ xương của người bị nghi mắc bệnh. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân kiểm tra ở khu vực cột sống thắt lưng, khu vực xương đùi… Dựa vào kết quả thu được, bác sĩ có thể đánh giá được lượng xương mà bạn mất đi và tình trạng loãng xương của từng người.
Trên thực tế, phương pháp chụp X - quang được đánh giá là an toàn và cho kết quả nhanh chóng, độ chính xác tương đối cao. Đặc biệt, khi chụp X - quang để chẩn đoán bệnh loãng xương, thời gian thực hiện khá nhanh và không hề gây cảm giác đau đớn. Chính vì thế mọi người hãy giữ tinh thần thoải mái trước khi đi kiểm tra, chẩn đoán bệnh.
Trong một số trường hợp, bạn sẽ được yêu cầu đi xét nghiệm nước tiểu hoặc xét nghiệm máu. Mục đích chính là đánh lượng nội tiết tố trong cơ thể, đồng thời xác định nguyên nhân gây mất xương. Thông thường, một số nguyên nhân phổ biến là cơ thể thiếu vitamin, khoáng chất thiết yếu. Như vậy, nếu muốn tìm ra tác nhân gây bệnh loãng xương, mọi người nên chủ động thực hiện các xét nghiệm kể trên.
Bệnh nhân có thể đi xét nghiệm máu để xác định nguyên nhân gây bệnh
Nếu được chẩn đoán bệnh loãng xương từ sớm, chúng ta có thể điều trị dựa trên phác đồ phù hợp và kiểm soát tình trạng sức khỏe tốt nhất. Về lâu về dài, những bệnh nhân không điều trị sớm sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng xấu, thậm chí là xương khớp không thể lành lại sau khi gãy.
Và một trong những địa chỉ được rất nhiều người lựa chọn là chuyên khoa Cơ xương khớp Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Đây là địa chỉ thăm khám, tư vấn, điều trị các bệnh lý cơ xương khớp uy tín. Chuyên khoa hội tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành như: PGS.TS Nguyễn Mai Hồng - Phó Chủ tịch Hội Loãng xương Hà Nội; Ủy viên Thường vụ Hội khớp học Việt nam (VRA); Nguyên Trưởng khoa Cơ Xương Khớp Bệnh viện Bạch Mai, chuyên gia Cơ xương khớp BVĐK MEDLATEC; TS.BS Nguyễn Thị Ngọc; Thạc sĩ, bác sĩ nội trú Trịnh Thị Nga,...cùng hệ thống máy móc hiện đại như máy chẩn đoán loãng xương DEXA scan; máy X-quang, MRI, CT128 cho kết quả chẩn đoán nhanh chóng, chính xác…
Sở hữu Trung tâm Xét nghiệm đạt song hành 2 tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2012 và CAP, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ đem lại sự hài lòng với mọi khách hàng. Để biết thêm thông tin, các bạn có thể liên hệ hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ tốt hơn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!