Tin tức

Thiếu máu và những điều nên biết

Ngày 14/01/2015
Bác sỹ Nguyễn Thị Châm
Làm thế nào để biết bạn đang có nguy cơ thiếu máu, dưới đây là một số thông tin được bác sỹ Nguyễn Thị Châm - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC chia sẻ cùng bạn đọc.


Thiếu hụt chất dinh dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày, hay nguyên nhân từ các bệnh lý đã khiến cơ thể bạn bị thiếu máu.

 

Thiếu máu sẽ làm giảm khả năng lao động, cũng như ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày. Đặc biệt, phụ nữ mang thai nếu thiếu máu sẽ có nguy cơ đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai hay tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong của cả mẹ và con khi sinh nở,…

 

Vậy làm thế nào để biết bạn đang có nguy cơ thiếu máu, dưới đây là một số thông tin được bác sỹ Nguyễn Thị Châm - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC chia sẻ cùng bạn đọc.

 

Bệnh thiếu máu có những biểu hiện gì?
 

 thiếu máu

Hoa mắt, chóng mặt những biểu hiện thường gặp của thiếu máu.

 

- Hoa mắt chóng mặt, nhức đầu, da xanh, buồn nôn, mệt mỏi, tim đập nhanh, khó thở, hay rụng tóc,...
 

- Ăn kém và xáo trộn giấc ngủ, có thể khó thở khi tham gia bất kỳ hoạt động thể chất nào.
 

Thiếu máu kéo dài dễ đưa đến suy nhược cơ thể, ảnh hưởng đến hệ tim mạch và giảm chức năng của hệ thống miễn dịch.

 

Nguyên nhân dẫn đến thiếu máu
 

chán ăn

 

Ăn uống kém là một trong những nguyên nhân gây thiếu máu.

 

- Do thiếu các yếu tố vi lượng như sắt, kẽm, đồng, thiếu vitamin B12, acid folic, vitamin C hay thiếu chất đạm;
 

- Chế độ ăn uống kém, phụ nữ mang thai, người mắc các bệnh mạn tính hay do yếu tố di truyền.
 

- Mất máu như chảy máu cam, phụ nữ do kinh nguyệt kéo dài, băng kinh, rong huyết, xuất huyết đường tiêu hóa;
 

- Nhiễm giun, đặc biệt giun móc gây chảy máu đường tiêu hóa;
 

- Các bệnh về máu như thiếu máu do tan máu (bệnh huyết tán), các bệnh máu ác tính như ung thư máu...
 

-  Các nguyên nhân khác như bị đái tháo đường, bệnh ngoại khoa (các khối u,  chấn thương...) nghiện rượu, ăn uống kiêng cữ,…

 

Chẩn đoán và điều trị


 

Xét nghiệm giúp chẩn đoán chính xác tình trạng thiếu máu.


Để chẩn đoán bệnh chính xác, ngoài việc dựa vào các biểu hiện, bạn cần làm các xét nghiệm như:
 

+  Tổng phân tích tế bào máu - xác định tình trạng và mức độ thiếu máu; định hướng một số nguyên nhân thiếu máu.
 

+  Xét nghiệm các thành phần máu: Sắt, ferritin, acide folic, VTM B12,…
 

+ Xét nghiệm tìm nguyên nhân: huyết đồ, điện di huyết sắc tố, siêu âm, xét nghiệm phân tìm ký sinh trùng...).

Về điều trị bệnh thiếu máu, bác sỹ sẽ dựa vào các nguyên nhân dẫn đến thiếu máu của bạn và điều trị theo nguyên nhân đó.
 

Một số biện pháp phòng tình trạng thiếu máu
 

 

- Cải thiện chế độ ăn, đa dạng hóa bữa ăn, ăn nhiều loại thức ăn khác nhau nhất là nguồn thức ăn động vật có nhiều sắt như gan, trứng, ăn nhiều thức ăn giàu vitamin rau xanh hoa quả.
 

- Với những đối tượng có nguy cơ thiếu máu cần được uống viên sắt dự phòng, đặc biệt là những phụ nữ trong suốt thời gian mang thai cho tới sau khi sinh 1 tháng.
 

-  Bổ sung sắt cho trẻ em là rất cần thiết, nhưng cần có chỉ định và theo dõi của thầy thuốc.
 

- Giữ tinh thần lạc quan để tăng cường khả năng miễn dịch cơ thể đối với các bệnh khác nhau, cải thiện sức khỏe tinh thần. Đồng thời, nó có thể cải thiện sự tạo máu của tủy xương và làm cho da bóng và đàn hồi.
 

- Có chế độ tập luyện thể dục thể thao, nghỉ ngơi hợp lý để tạo cho mình sức khỏe tốt hơn.

Từ khoá: thiếu máu

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.