Tin tức

Tiền sản giật: Nguy cơ gây tử vong cao cho mẹ và trẻ sơ sinh

Ngày 28/01/2021
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Tiền sản giật là một biến chứng sản khoa vô cùng nguy hiểm mà mẹ bầu nào cũng hết sức lo lắng. Điều đáng nói là có nhiều thai phụ không xuất hiện dấu hiệu trước khi xảy ra biến chứng và gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Vì thế, chuyên gia khuyến cáo, các mẹ bầu nên tìm hiểu về vấn đề này, đồng thời lựa chọn một cơ sở y tế uy tín để bảo vệ bản thân và thai nhi. 

1. Tiền sản giật là gì?

Tiền sản giật thường diễn ra ở 3 tháng cuối thai kỳ, hoặc xảy ra trong khoảng 48 giờ sau sinh, cũng có một số trường hợp hiếm gặp xảy ra ở tuần thai thứ 20. Đây là một biến chứng do nhiễm độc thai nghén gây ra và cũng chính là nguyên nhân của hội chứng sản giật khiến sức khỏe của mẹ và bé gặp nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời. 

Tiền sản giật thường diễn ra ở 3 tháng cuối thai kỳ

Tiền sản giật thường diễn ra ở 3 tháng cuối thai kỳ

1.1. Nguyên nhân 

Các chuyên gia sản khoa cho rằng, tình trạng giảm lưu lượng máu đến nhau thai chính là nguyên nhân gây ra tiền sản giật. Cụ thể, những tháng đầu của thai kỳ, các mạch máu mới phát triển khiến việc đưa máu đến nhau thai diễn ra nhịp nhàng hiệu quả. 

Nhưng ở một số trường hợp thai phụ do tổn thương mạch máu hoặc lưu lượng máu đến tử cung không đủ, hay hệ thống miễn dịch gặp vấn đề, một số gen bất thường,... khiến cho các mạch máu này hẹp hơn bình thường và khó khăn khi đưa máu đến nhau thai, từ đó gây ra tình trạng tiền sản giật. 

Nếu có dấu hiệu tiền sản giật cần phải đi khám sớm

Nếu có dấu hiệu tiền sản giật cần phải đi khám sớm

1.2. Những thai phụ nào có nguy cơ mắc bệnh?

 Dưới đây là những trường hợp thai phụ có nguy cơ bị tiền sản giật. Nếu nằm trong nhóm đối tượng này thì bạn nên cẩn trọng hơn trong việc bảo vệ sức khỏe của bản thân và thai nhi: 

  • Những thai phụ có mẹ hoặc chị em gái từng mắc bệnh thì nguy cơ gặp phải vấn đề này cũng sẽ cao hơn những thai phụ khác. 

  • Đã từng bị tiền sản giật ở thai kỳ trước.

  • Phụ nữ mang thai lần đầu.

  • Phụ nữ mang song thai, đa thai.

  • Phụ nữ tăng huyết áp mãn tính.

  • Phụ nữ mang thai quá sớm hoặc quá muộn.

  • Phụ nữ tăng cân quá mức dẫn tới thừa cân, béo phì trong thai kỳ.

  • Khoảng cách giữa những lần mang thai quá dài hoặc quá ngắn.

  • Tiền sử đái tháo đường, bệnh thận, đau nửa đầu,…

1.3. Biến chứng 

Những biến chứng thường gặp của tiền sản giật bao gồm: 

Thai nhi phát triển chậm: Khi máu dẫn đến nhau thai không đầy đủ thì thai nhi sẽ không thể nhận được chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển, khi sinh ra có thể nhẹ cân hoặc suy dinh dưỡng.

Sinh non: Nếu trường hợp nghiêm trọng, mẹ bầu có thể được chỉ định sinh sớm để tránh nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Nhưng khi đó, em bé sinh ra cũng có thể gặp phải một số vấn đề đáng lo ngại về sức khỏe. Vì thế, mẹ bầu mắc hội chứng này cần được thăm khám thường xuyên để theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe để kịp thời xử lý những tình huống nguy cấp. 

Nguy cơ sinh non vì hội chứng tiền sản giật

Nguy cơ sinh non vì hội chứng tiền sản giật

Làm tăng nguy cơ vỡ nhau thai gây chảy máu nặng, có thể ảnh hưởng đến tính mạng cả mẹ và bé.

Hội chứng HELLP: là hiện tượng các tế bào hồng cầu bị phá hủy, men gan tăng cao, vô cùng nguy hiểm. 

Sản giật: Khi không được can thiệp kịp thời, tình trạng tiền sản giật có thể dẫn tới sản giật - một trong những hội chứng sản khoa nguy hiểm hàng đầu đối với mẹ và bé. 

Gây tổn thương các cơ quan khác tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Nguy cơ mắc bệnh tim mạch tăng cao: Những phụ nữ bị tiền sản giật sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch trong tương lai. Cần phải giữ cân nặng hợp lý và chế độ sống khoa học để giảm tối đa rủi ro này. 

1.4. Một số dấu hiệu khiến mẹ bầu cần đi khám sớm

Mẹ bầu nên tuân thủ lịch khám thai định kỳ, đặc biệt nếu gặp phải một trong những dấu hiệu dưới dây thì cần đi khám càng sớm càng tốt: Đau đầu, nặng đầu, tầm nhìn suy giảm, thở dốc, đau quặn bụng,… Hoặc đi khám bác sĩ nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.

2. Những phương pháp điều trị tiền sản giật 

2.1. Nếu hội chứng tiền sản giật xảy ra trong thai kỳ

Ở trong thai kỳ, nếu có những biểu hiện của bệnh, bác sĩ sẽ cân nhắc về mức độ bệnh, thời điểm và tình trạng thai nhi, để đưa ra cách điều trị phù hợp. 

Nếu bệnh xảy ra ở tuần thứ 37 hoặc xa hơn, bác sĩ có thể chỉ định sinh để tình trạng bệnh không nghiêm trọng hơn. 

Nếu bệnh xảy ra khi em bé dưới 37 tuần tuổi nhưng chưa quá nghiêm trọng, bác sĩ có thể theo dõi thêm và can thiệp khi phù hợp.

Đối với các trường hợp bị tiền sản giật nhẹ và ít nguy cơ biến chứng, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng cách: Nằm nghỉ tại giường (lưu ý nên nằm nghiêng về bên trái, theo dõi tim thai thường xuyên, xét nghiệm máu và nước tiểu, có thể dùng thuốc hạ huyết áp theo chỉ dẫn của bác sĩ.

2.2. Nếu hội chứng tiền sản giật xảy ra trong lúc chuyển dạ và sau sinh

Khi thai phụ có dấu hiệu bị tiền sản giật sau sinh thì cần phải được nhập viện, theo dõi huyết áp thường xuyên, xét nghiệm đếm tiểu cầu, siêu âm và cần được điều trị tích cực. 

Thai phụ cần quan tâm đặc biệt đến sức khỏe và khám thai đúng lịch hẹn

Thai phụ cần quan tâm đặc biệt đến sức khỏe và khám thai đúng lịch hẹn

Trong trường hợp tiền sản giật nặng và không đáp ứng với điều trị có thể chấm dứt thai kỳ với mọi tuổi thai. Tuy nhiên, trước đó cần ổn định tình trạng bệnh nhân trong khoảng 24 đến 48 giờ.

2.3. Làm thế nào để phòng ngừa tiền sản giật 

Trước khi mang thai, bạn nên có lối sống khoa học lành mạnh để hạn chế tối đa nguy cơ tiền sản giật bằng những cách sau: 

  • Giảm cân nếu thừa cân - béo phì.

  • Không hút thuốc lá.

  • Thường xuyên vận động.

  • Kiểm soát huyết áp và lượng đường trong máu.

  • Bổ sung canxi: Việc bổ sung đủ canxi trước và trong khi mang thai có thể sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh. Mẹ bầu nên bổ sung canxi qua chế độ ăn uống và thực phẩm bổ sung theo lời chỉ dẫn của bác sĩ. Không tự ý sử dụng, để tránh những tác dụng phụ không đáng có. 

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về tiền sản giật mà tất cả mẹ bầu và phụ nữ đang lên kế hoạch mang thai cần phải biết để có những phương án phòng ngừa đảm bảo cho cả mẹ và thai nhi luôn khỏe mạnh. 

Nếu bạn muốn được tư vấn thêm hoặc muốn đặt lịch khám sớm, hãy gọi đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo số 1900565656

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.