Tin tức

Tư vấn: Có cần thiết phải tiêm vắc xin quai bị cho bé không?

Ngày 25/04/2021
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trần Thị Kim Ngọc
Có cần thiết phải tiêm vắc xin quai bị cho bé không là vấn đề mà rất nhiều cha mẹ thắc mắc trong quá trình chăm sóc con nhỏ. Câu trả lời sẽ được các chuyên gia của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tư vấn ngay trong bài viết dưới đây.

1. Trẻ bị bệnh quai bị sẽ nguy hiểm như thế nào?

Để có được câu trả lời cho nghi vấn: “có cần thiết phải tiêm vắc xin quai bị cho bé không”, trước tiên bạn cần biết về mức độ nguy hiểm của căn bệnh này đối với trẻ nhỏ.

Quai bị ở trẻ là gì?

Quai bị là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính thường gặp ở trẻ em từ 5 - 14 tuổi, do virus Paramyxovirus gây ra. Một số ít trường hợp, virus còn gây bệnh quai bị ở trẻ dưới 1 tuổi. Biểu hiện đặc trưng của quai bị là tuyến mang tai và tuyến nước bọt sưng to. Quai bị không chỉ gây đau đớn đối với người mắc bệnh mà còn có thể để lại nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm nếu việc điều trị chậm trễ.

Có cần thiết phải tiêm vắc xin quai bị cho bé không

Trẻ em là đối tượng rất dễ mắc bệnh quai bị

Ngoài ra, virus gây bệnh quai bị còn có khả năng lây nhiễm từ người sang người thông qua hắt hơi, ho, dùng chung dụng cụ sinh hoạt cá nhân,... Do đó mà khi có sự tiếp xúc với người mắc bệnh, đặc biệt là các trường hợp sức đề kháng kém như trẻ nhỏ thì phải hết sức cẩn thận.

Trẻ mắc quai bị nguy hiểm như thế nào?

Sau khi phơi nhiễm với virus,trẻ thường không bộc lộ biểu hiện ngay nên rất khó khăn trong việc nhận biết. Sau khoảng thời gian từ 18 - 25 ngày ủ bệnh, trẻ sẽ xuất hiện các triệu chứng như sốt cao, đau đầu, ăn kém, sưng tuyến nước bọt, mặt dị dạng, buồn nôn, nôn, mệt mỏi,... Mặc dù tỷ lệ biến chứng thấp nhưng nếu trẻ không được điều trị đúng cách sẽ có nguy cơ dẫn đến các trường hợp sau:

  • Vô sinh là biến chứng nghiêm trọng đối với cả nam lẫn nữ đối với các bệnh nhân quai bị. Những bé trai mắc quai bị có thể dẫn đến viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn hay viêm buồng trứng ở nữ giới, ảnh hưởng đến vấn đề sinh sản về sau.

  • Những trường hợp bé trai có biểu hiện viêm tinh hoàn từ quai bị có thể dẫn đến nhồi máu phổi do hình thành huyết khối trong tĩnh mạch tuyến tiền liệt.

Phát hiện và điều trị quai bị sớm cho trẻ để tránh biến chứng nguy hiểm

Phát hiện và điều trị quai bị sớm cho trẻ để tránh biến chứng nguy hiểm

  • Có khoảng từ 3 - 7% bệnh nhân quai bị có biến chứng viêm tụy. Đây cũng được xem là biến chứng nặng của quai bị cần phải được điều trị khẩn cấp để tránh nguy hiểm đến tính mạng.

  • Viêm não, tổn thương thần kinh sọ não, viêm tủy sống cắt ngang, viêm đa rễ thần kinh,... cũng là những biến chứng nguy hiểm nếu trẻ mắc bệnh quai bị.

  • Ngoài ra, người mắc quai bị còn có nguy cơ dẫn đến viêm cơ tim, viêm tuyến giáp, viêm thanh - khí - phế quản, rối loạn chức năng gan, giảm tiểu cầu,...

2. Có cần thiết phải tiêm vắc xin quai bị cho bé không?

Mặc dù biết rằng chích ngừa là phương pháp hiệu quả để phòng bệnh nhưng vẫn còn nhiều phụ huynh lo ngại: “Có cần thiết phải tiêm vắc xin quai bị cho bé không?”

Hiện nay, theo khuyến cáo của các bác sĩ chuyên khoa, bất kể đối tượng nào, không kể độ tuổi, giới tính, đều nên tiêm phòng vắc xin để bảo vệ mình trước căn bệnh quai bị. Theo thống kế thì trẻ ở độ tuổi từ 5 - 9 là dễ mắc bệnh quai bị nhất. Chính vì điều này mà việc tiêm phòng vắc xin cho trẻ là hoàn toàn cần thiết để bảo vệ sức khỏe trước nhân tố gây bệnh.

Nên tiêm phòng đầy đủ 2 mũi vắc xin quai bị để đạt hiệu quả tối đa

Nên tiêm phòng đầy đủ 2 mũi vắc xin quai bị để đạt hiệu quả tối đa

Để cho hiệu quả phòng bệnh tối ưu nhất thì các bậc phụ huynh phải chú ý tiêm đủ 2 mũi với liệu trình như sau:

  • Mũi thứ nhất tiêm cho trẻ khi đủ từ 12 - 18 tháng tuổi.

  • Mũi thứ hai được tiêm khi trẻ ở độ tuổi từ 4 - 6.

Ở nhiều quốc gia trên thế giới, vắc xin quai bị còn được dùng phối hợp với vắc xin rubella và sởi. Mặc dù tỷ lệ gây biến chứng không quá cao nhưng điều này không có nghĩa là bé sẽ an toàn khi mắc bệnh quai bị. Khi cơ thể chưa hình thành miễn dịch với quai bị, nếu khi đã nhiễm virus thì hậu quả để lại sẽ rất khó lượng đối với trẻ. Do đó mà vắc xin quai bị hiện nay đã được các tổ chức y tế trên thế giới và WHO đưa vào chương trình tiêm chủng cho trẻ em.

3. Những lưu ý khi tiêm phòng vắc xin quai bị

Ngoài tìm hiểu về vấn đề liên quan đến nghi vấn có cần thiết phải tiêm vắc xin quai bị cho bé không thì các bậc cha mẹ còn cần phải chú ý một số điều sau:

  • Vắc xin quai bị chỉ cho hiệu quả phòng bệnh từ 90 - 95%. Do đó mà vẫn có trường hợp trẻ đã tiêm phòng vắc xin mắc bệnh, tuy nhiên, mức độ sẽ nhẹ hơn và trong thời gian ngắn.

  • Sau khi tiêm phòng, trẻ có thể xuất hiện tình trạng sưng, đau tại vị trí tiêm. Đây là phản ứng bình thường nên các bậc cha mẹ không cần quá lo lắng.

  • Một số trường hợp, trẻ xuất hiện các phản ứng phụ như nổi mề đay trên da, sốt, ho, viêm họng, viêm - đau khớp,...

  • Những trường hợp chống chỉ định tiêm phòng hoặc cần tham khảo ý kiến bác sĩ bao gồm: người bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong vắc xin, người mắc bệnh suy giảm miễn dịch, bệnh nhân đang điều trị các loại thuốc chống chuyển hoá, thuốc chứa corticoid, hóa - xạ trị ung thư,...

Tiêm phòng là cách tốt nhất để bảo vệ trẻ trước căn bệnh quai bị

Tiêm phòng là cách tốt nhất để bảo vệ trẻ trước căn bệnh quai bị

Không chỉ với trẻ em mà ngay cả người lớn khi chưa tiêm phòng quai bị thì tốt nhất cũng nên tìm hiểu và tiến hành sớm để ngăn ngừa căn bệnh này. Tuy nhiên, liều tiêm của người lớn sẽ khác so với trẻ em. Theo khuyến cáo thì người lớn khi tiêm phòng vắc xin quai bị thì chỉ cần 1 mũi với 0,5ml là có thể tạo được kháng thể chống lại mầm bệnh. Nếu phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú thì tốt nhất nên hỏi ý kiến của chuyên gia trước khi tiêm phòng quai bị.

Hy vọng với những giải đáp về nghi vấn có cần thiết phải tiêm vắc xin quai bị cho bé không đã giúp ích cho các bậc phụ huynh trong quá trình chăm sóc con cái. Nếu bạn đang tìm một địa chỉ uy tín để tiến hành tiêm phòng vắc xin cho bé thì có thể liên hệ với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Mọi thắc mắc có liên quan hoặc muốn đặt lịch khám với bác sĩ chuyên khoa, bạn hãy gọi đến hotline: 1900.56.56.56 để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.