Tin tức

Cách hạ đường huyết cho bà bầu

Ngày 01/04/2024
Ngô Thị Mai Phương
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân

Key: Cách hạ đường huyết cho bà bầu

Vì sao bà bầu dễ tăng đường huyết? Cách hạ đường huyết cho bà bầu?

Khi mang thai, chị em dễ bị tăng đường huyết và mắc tiểu đường thai kỳ. Những thông tin sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây tăng đường huyết ở mẹ bầu, mức độ nguy hiểm của bệnh và một số gợi ý về cách hạ đường huyết cho bà bầu.

1. Vì sao mẹ bầu dễ bị tăng đường huyết?

Mẹ bầu rất dễ bị tăng đường huyết nhất là ở tuần thai thứ 24 đến 28. Những biểu hiện cho thấy mẹ bầu đang bị tăng đường huyết như sau:

       Tiểu nhiều lần trong ngày.

       Thường xuyên khát nước.

       Mờ mắt.

       Ngáy ngủ.

       Cơ thể mệt mỏi.

       Tăng cân nhanh.

Sau khi bạn dung nạp thức ăn vào cơ thể, tuyến tụy sẽ có nhiệm vụ giải phóng hormone insulin để giải phóng glucose trong máu (đường huyết) và được đưa đến tế bào trong cơ thể.

A pregnant person touching her forehead

Description automatically generated

Mẹ bầu bị tăng đường huyết có biểu hiện mệt mỏi

Ở mẹ bầu, nhau thai thường tạo ra một số loại hormone kháng lại insulin. dẫn đến rối loạn chuyển hóa đường khiến cho lượng đường có xu hướng tích tụ trong máu nhiều hơn bình thường. Bên cạnh đó, thai phụ có nhu cầu năng lượng cao hơn bình thường, đồng nghĩa với việc tăng nhu cầu về đường.

Nhu cầu năng lượng trong thời kỳ bầu bí tăng cao hơn chính vì vậy nhu cầu về lượng đường cũng sẽ tăng lên. Tuy nhiên không phải lúc nào cơ thể bạn cũng sản xuất đủ lượng insulin phù hợp với nhu cầu tăng lượng đường trong thời kỳ mang thai.

Khi tuyến tụy không thể sản xuất đủ insulin để cải thiện tình trạng này, chị em có thể mắc phải chứng tiểu đường thai kỳ. Hơn nữa, tình trạng rối loạn nội tiết tố khi mang thai cũng góp phần khiến chị em tăng đường huyết và mắc phải chứng tiểu đường thai kỳ.

Một số yếu tố khiến mẹ bầu dễ bị tăng đường huyết hơn có thể kể đến như thừa cân, béo phì khi đang mang bầu, đã từng bị tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu bị huyết áp cao, thai phụ trên 35 tuổi, đã từng sinh con trên 4kg.

2. Tăng đường huyết khi đang mang thai có nguy hiểm không?

Mẹ bầu bị tăng đường huyết quá mức có thể dẫn đến tiểu đường thai kỳ và khi không được kiểm soát tốt, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như sau:

- Đối với thai nhi:

+ Thai to, tăng trưởng quá nhanh. Khi thai quá lớn thì dễ dẫn đến sinh khó, không thể sinh thường hoặc dễ bị chấn thương trong khi sinh.

+ Tăng nguy cơ sinh non.

+ Dễ mắc chứng suy hô hấp.

+ Hạ đường huyết.

+ Tăng nguy cơ bị tiểu đường type 2 khi trưởng thành.

+ Dễ mắc dị tật bẩm sinh.

+ Tử vong ngay sau sinh.

+ Thai chết lưu.

- Đối với mẹ bầu:

+ Tăng huyết áp khi mang thai và đồng thời tăng nguy cơ tiền sản giật gây nguy hiểm cho cả mẹ bầu và thai nhi.

+ Tăng nguy cơ sinh non, sinh mổ, sảy thai tự nhiên.

+ Tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

+ Dễ mắc bệnh tiểu đường type 2 về sau.

3. Cách hạ đường huyết cho bà bầu

Tăng đường huyết ở mẹ bầu là vấn đề không thể coi thường mà cần áp dụng sớm các biện pháp cần thiết để kiểm soát và khắc phục, từ đó hạn chế nguy cơ tiểu đường khi mang thai và các biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra đối với cả mẹ bầu và thai nhi. Dưới đây là gợi ý về một số cách hạ đường huyết cho bà bầu:

Two glasses of milk with cucumber and mint leaves

Description automatically generated

Mẹ bầu bị tăng đường huyết nên ăn sữa chua không đường

- Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng: Đây là cách rất hiệu quả để có thể cải thiện được tình trạng đường huyết tăng cao. Để sớm đưa đường huyết về mức ổn định, mẹ bầu hãy chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, không nên ăn quá nhiều cùng lúc. Lưu ý, không nên để khoảng cách giữa các bữa ăn quá xa nhau để tránh gặp phải tình trạng hạ thấp đường huyết do quá đói hoặc tăng đường huyết quá mức sau ăn, tốt nhất khoảng cách giữa các bữa ăn từ 2.5-3 tiếng.

Mẹ bầu nên ưu tiên một số loại thực phẩm lành mạnh như sữa chua không đường, sữa không béo, thịt nạc, rau xanh, gạo lứt, uống nhiều nước. Đồng thời, hạn chế ăn những thực phẩm dễ làm tăng đường huyết như các loại bánh kẹo ngọt, đồ ăn chiên xào, trái cây quá chín, các loại chè, nội tạng động vật, đồ ăn quá mặn, thực phẩm chế biến sẵn,...

- Thường xuyên vận động: Đây là thói quen giúp mẹ bầu tăng cường sức đề kháng và kiểm soát đường huyết vô cùng hiệu quả. Bên cạnh đó, tập luyện mỗi ngày cũng giúp chị em kiểm soát được tình trạng tăng cân, tăng sức chịu đựng, từ đó giúp cho việc sinh nở được dễ dàng hơn.

Mẹ bầu có thể lựa chọn các bài tập phù hợp với sở thích của mình như đi bộ, bơi lội, tập yoga,... Những bài tập này đơn giản, dễ thực hiện nhưng vẫn có thể mang lại hiệu quả rất tốt. Đặc biệt, sau khi vận động, mẹ bầu còn cảm thấy rất thoải mái, thư giãn tinh thần. Đây cũng là yếu tố quan trọng để mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh.

A person wearing a mask sitting at a desk with another person wearing a mask

Description automatically generated

Mẹ bầu nên đi khám nếu có biểu hiện bất thường

- Thường xuyên theo dõi đường huyết: Đối với những mẹ bầu có nguy cơ cao bị tăng đường huyết hoặc đã bị tăng đường huyết thì cần phải đặc biệt chú ý về việc đo đường huyết mỗi ngày. Bà bầu có thể dùng máy đo đường huyết và tiến hành đo luôn tại nhà.

- Dùng thuốc: Nếu những biện pháp tự nhiên như điều chỉnh chế độ ăn, tập luyện hàng ngày,... không thể giúp khắc phục và kiểm soát tình trạng tăng đường huyết thì bác sĩ có thể chỉ định mẹ bầu sử dụng thuốc. Trong quá trình sử dụng thuốc, các bác sĩ sẽ theo dõi nồng độ đường máu cũng như tình trạng sức khỏe của mẹ bầu rất cẩn thận để tránh biến chứng có thể xảy ra.

Tình trạng tăng đường huyết khi mang thai rất phổ biến, trong đó, có những thai phụ sẽ tự khỏi bệnh sau sinh, nhưng cũng có những mẹ bầu mắc phải tình trạng tiểu đường type 2 sau sinh. Do đó, chị em nên cẩn trọng và kiểm soát tốt lượng đường huyết trong thai kỳ.

A person and a child holding a piece of paper

Description automatically generated

MEDLATEC là địa chỉ thăm khám uy tín cho mẹ bầu

Trên đây là một số cách hạ đường huyết cho bà bầu rất dễ thực hiện nhưng chị em chỉ nên tham khảo. Nếu có những biểu hiện bất thường, bạn nên đi khám để được các bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán bệnh và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Mọi thắc mắc hoặc có nhu cầu đặt lịch kiểm tra về tình trạng tiểu đường thai kỳ hoặc có mong muốn sử dụng dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi kiểm tra đường huyết của Hệ thống Y tế MEDLATEC, quý khách hàng có thể liên hệ tổng đài tư vấn sức khỏe 1900 56 56 56 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng.

Bs Vân đã duyệt

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ