Tin tức

Xét nghiệm axit uric cho biết những điều gì?

Ngày 01/10/2023
Hà Minh Trang
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Xét nghiệm axit uric giúp xác định lượng axit uric có trong cơ thể người. Kết quả xét nghiệm này là căn cứ để bác sĩ chẩn đoán, theo dõi tiến trình điều trị bệnh Gout cũng như các bệnh lý gây biến đổi nồng độ axit uric trong cơ thể. Để hiểu rõ hơn về xét nghiệm axit uric, bạn xem chi tiết trong bài viết dưới đây.

1. Tìm hiểu về axit uric

Trọng lượng phân tử của axit uric là 169 Dalton. Công thức hóa học của axit uric là C5H4N4O3. Các axit nucleic khi thoái hóa nhân purin đã tạo ra các axit uric. Trong cơ thể, chủ yếu các nguồn tạo axit uric là:

- Nguồn gốc từ bên ngoài đưa vào cơ thể (ngoại sinh): Thức ăn, đồ uống chứa nhiều nhân purin như nội tạng động vật, hải sản, cá, thịt, bia, rượu;

- Nguồn gốc từ ngay bên trong cơ thể (nội sinh): Khi cơ thể lão hóa, các tế bào bên trong dần chết đi, các nhân purin từ đó được giải phóng và hình thành nên axit uric.

Axit uric có công thức hóa học là C5H4N4O3

Axit uric có công thức hóa học là C5H4N4O3

 Gan là bộ phận tổng hợp chính axit uric. Niêm mạc ruột đảm nhận một phần nhỏ trách nhiệm. Axit uric được đưa ra ngoài cơ thể 80% thông qua đường nước tiểu, 20% còn lại là qua hệ tiêu hóa. Quá trình tổng hợp và axit uric đi ra ngoài cơ thể được xem là ở trạng thái tốt khi số lượng axit uric có trong máu nằm trong ngưỡng cho phép. Khi chức năng của thận giảm, lượng axit uric hình thành lớn thì định lượng axit uric có trong máu sẽ tăng lên và vì không được đưa ra bên ngoài nên số này nằm lại trong các khớp và mô mềm. Lượng axit uric tồn tại trong khớp và mô mềm lâu ngày sẽ hình thành nên bệnh Gout - một loại bệnh có nguyên nhân từ rối loạn chuyển hóa chất. Biểu hiện của người bệnh là có những cơn đau khớp dữ dội với những vị trí khớp bị sưng và đau. Nếu lượng axit uric tồn tại ở thận còn gây ra tình trạng sỏi thận, nếu là ở tim thì sẽ gây các bệnh lý về tim mạch,...

2. Xét nghiệm axit uric cho biết những điều gì?

Khám cận lâm sàng giúp bác sĩ có thêm căn cứ để chẩn đoán chính xác nhóm bệnh lý có liên quan đến thay đổi nồng độ axit uric có trong máu như: Suy thận, Gout, bạch cầu, vảy nến, dinh dưỡng kém hoặc sức khỏe suy kiệt, người bệnh đang điều trị ung thư, hoặc sử dụng các thuốc điều trị khác.

Xét nghiệm axit uric được chỉ định thực hiện trong các trường hợp:

- Người bệnh có các dấu hiệu, triệu chứng lâm sàng có liên quan đến bệnh Gout;

- Theo dõi tiến trình điều trị của những bệnh mắc Gout;

- Hỗ trợ trong việc kiểm tra chức năng của thận sau khi có tổn thương xảy ra hoặc chẩn đoán rối loạn chức năng thận, đi tìm nguyên nhân gây sỏi thận;

- Bệnh nhân điều trị ung thư bằng phương pháp hóa trị, xạ trị cần kiểm tra định lượng axit uric có trong máu có tăng cao hay không.

Xét nghiệm axit uric để xác định hoặc theo dõi tiến trình điều trị bệnh Gout

Xét nghiệm axit uric để xác định hoặc theo dõi tiến trình điều trị bệnh Gout

Ngoài ra, xét nghiệm nước tiểu cũng có thể xác định nồng độ axit uric và kết quả xét nghiệm sẽ làm căn cứ để chẩn đoán các bệnh:

- Suy thận, thận đau quặn, thận ứ nước;

- Các bệnh về khớp như suy khớp hoặc đau khớp;

- Theo dõi các bệnh về máu như thiếu máu do tan máu;

- Quá trình điều trị hóa trị và xạ trị của bệnh nhân ung thư;

- Tiên lượng tình trạng nhiễm độc thai nghén ở các thai phụ.

3. Kiểm tra máu để xác định lượng axit uric

Nhân viên y tế sẽ thực hiện lấy mẫu máu của bệnh nhân qua đường tĩnh mạch để xác định nồng độ axit uric trên hệ thống máy xét nghiệm tự động.

3.1. Những điều cần làm trước khi lấy máu làm xét nghiệm:

- Trước khi lấy máu làm xét nghiệm, người bệnh cần nhịn ăn và uống trong khoảng từ 8 - 10 tiếng;

- Những loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng không được bác sĩ chỉ định thì sẽ không dùng;

- Loại bỏ những đồ uống có chứa cồn hoặc chất kích thích khỏi thực đơn để kết quả xét nghiệm được chính xác nhất.

Không sử dụng rượu bia, chất kích thích trước khi thực hiện xét nghiệm axit uric

Không sử dụng rượu bia, chất kích thích trước khi thực hiện xét nghiệm axit uric 

3.2. Chỉ số axit uric có trong máu và những ý nghĩa:

Nồng độ axit uric ở trong máu được xem là bình thường nếu nó nằm ở trong các ngưỡng:

- Với phụ nữ là: 150 - 350 umol/L;

- Với nam giới là: 210 - 420 umol/L.

Nếu kết quả xét nghiệm axit uric trong máu có chỉ số cao hơn trong ngưỡng cho phép, điều này cho biết cơ thể đang sản sinh nhiều axit uric hoặc giảm thải qua thận. Nồng độ axit uric tăng còn là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý như:

- Bệnh Gout, viêm khớp cấp tính;

- Bệnh tiểu đường;

- Các bệnh liên quan đến bạch cầu như rối loạn tủy xương;

- Rối loạn chức năng thận, sỏi thận, suy thận cấp;

- Ung thư di căn;

- Chế độ ăn quá nhiều lượng purine.

Suy thận cấp cũng làm nồng độ axit uric trong cơ thể tăng cao

Suy thận cấp cũng làm nồng độ axit uric trong cơ thể tăng cao

Nếu kết quả xét nghiệm axit uric trong máu có chỉ số thấp hơn trong ngưỡng cho phép, điều này cho biết cơ thể có thể đã mắc một số bệnh lý như:

- Hội chứng Fanconi: Có tác động xấu đến các ống lọc của thận. Đây là bệnh hiếm gặp;

- Bệnh Wilson: Một loại bệnh lý do di truyền gây ra;

- Chức năng gan, thận bị rối loạn;

- Dinh dưỡng hàng ngày thiếu hụt nhiều chất purine.

4. Kiểm tra nước tiểu để xác định lượng axit uric

Chuỗi phản ứng chuyển hóa base chứa nhân purine xảy ra và tạo axit uric nên để xác định nồng độ axit uric có trong nước tiểu, phương pháp động học enzyme thực hiện trên máy tự động được áp dụng. Bệnh nhân sẽ lấy mẫu nước tiểu theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Chỉ số axit uric có trong nước tiểu được xem là bình thường nếu nằm trong khoảng 2,2 - 5,5mmol/ 24h.

Kết quả xét nghiệm axit uric trong nước tiểu là bình thường nếu nằm trong khoảng 2,2 - 5,5mmol/24h

Kết quả xét nghiệm axit uric trong nước tiểu là bình thường nếu nằm trong khoảng 2,2 - 5,5mmol/24h

Nếu kết quả xét nghiệm cho chỉ số cao hơn thì có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh:

- Bệnh Gout;

- Bệnh bạch cầu, đa u tủy;

- Ung thư đã di căn;

- Sỏi thận và các bệnh lý liên quan đến thận.

Chỉ số xét nghiệm thấp có thể do bệnh nhân đang bị ngộ độc chì hoặc nghiện rượu mạn tính.

Nếu Quý khách hàng có nhu cầu làm xét nghiệm axit uric kiểm tra sức khỏe, hãy lựa chọn Hệ thống Y tế MEDLATEC. Ngoài dịch vụ thăm khám trực tiếp, MEDLATEC còn cung cấp dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi giúp khách hàng có thể kiểm tra sức khỏe mà không mất quá nhiều thời gian.

Lựa chọn dịch vụ Xét nghiệm tận nơi của MEDLATEC để chăm sóc sức khỏe

Lựa chọn dịch vụ Xét nghiệm tận nơi của MEDLATEC để chăm sóc sức khỏe

Mọi thông tin cần được hỗ trợ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Hệ thống Y tế MEDLATEC - Trung tâm lấy mẫu xét nghiệm tại nhà theo hotline: 1900 565656 để được tư vấn bất kỳ thắc mắc nào.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ