Tin tức
Xét nghiệm CMV trong chẩn đoán, sàng lọc tình trạng nhiễm trùng
- 14/08/2024 | Tìm hiểu về xét nghiệm Cyfra 21-1 và cách đọc kết quả
- 18/08/2024 | Xét nghiệm PAP và HPV bao nhiêu tiền? Thực hiện ở đâu?
- 19/08/2024 | Xét nghiệm AFP là gì, ý nghĩa khi thực hiện và địa chỉ uy tín làm xét nghiệm
1. Tìm hiểu về tác nhân gây bệnh Cytomegalovirus
Có rất nhiều người nhiễm Cytomegalovirus (CMV) tuy nhiên hầu hết đều không gây triệu chứng và ít ảnh hưởng sức khỏe. Theo số liệu thống kê tại Hoa Kỳ, có khoảng 50 - 85% người bị nhiễm CMV, trong đó trẻ em và người ở độ tuổi thành niên là đối tượng phổ biến.
Cytomegalovirus là gì?
Cytomegalovirus thuộc họ với Herpesviridae, Epstein-Barr, Varicella gây bệnh thủy đậu, giời leo. Virus có khả năng khu trú trong cơ thể người thời gian dài và có thể tìm thấy trong nước tiểu, nước bọt, tinh dịch, sữa mẹ, dịch âm đạo,…
CMV có thể lây truyền từ người sang người thông qua các con đường sau:
- Lây nhiễm do nhận máu, các chế phẩm máu hoặc nội tạng từ người nhiễm CMV.
- Mẹ lây sang con do quá trình sinh nở, sữa mẹ.
- Trẻ sơ sinh bị nhiễm virus do quá trình chăm sóc không đảm bảo.
- Cơ thể tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết có chứa virus.
Với cơ thể bình thường nhiễm CMV hầu như không ảnh hưởng sức khỏe
CMV gây bệnh gì?
CMV gây ra tình trạng nhiễm trùng nhưng hầu như không xuất hiện triệu chứng với những cơ thể có sức đề kháng tốt. Chính vì vậy mà việc phát hiện gặp nhiều khó khăn hay thậm chí nhiều trường hợp còn không biết là mình đang bị nhiễm trùng do CMV. Đối với những người có hệ miễn dịch kém khi nhiễm CMV có thể gây ra tình trạng tăng bạch cầu đơn nhân và xuất hiện những triệu chứng như:
- Trẻ bị nhiễm CMV khi đang còn trong bào thai, hầu hết khi sinh ra đều bình thường. Các dấu hiệu sẽ tiến triển dần, thường gặp nhất là mất thính lực và tiến triển suy giảm thị lực.
- Trẻ còn có thể bị vàng da, vàng mắt, xuất hiện vết thâm tím, ban đỏ trên da, nhẹ cân, phì đại lách, gan, suy giảm chức năng gan, khó thở, co giật,…
- Người lớn suy giảm miễn dịch có thể gặp tình trạng sốt, tiêu chảy, viêm gan, phổi, não, giảm thị lực hoặc mù lòa, thay đổi hành vi, dễ ngất xỉu,…
Trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu dễ bị nhiễm CMV và gây triệu chứng nguy hiểm
2. Xét nghiệm CMV để làm gì?
Xét nghiệm CMV có thể thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau như phân lập virus, quan sát dưới kính hiển vi, PCR hoặc huyết thanh học để tìm kháng thể.
Mục đích xét nghiệm CMV
Bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện xét nghiệm CMV với mục đích:
- Sàng lọc nhiễm trùng CMV ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ có các triệu chứng nghi ngờ nhiễm bệnh như vàng da, vàng mắt, giảm thị lực, thính lực, phát triển chậm, nhẹ cân,…
- Sàng lọc với những đối tượng như phụ nữ mang thai, bệnh nhân ghép tạng, hiến máu,...
Mẹ bầu là một trong những đối tượng nên thực hiện xét nghiệm CMV
Kết quả xét nghiệm CMV
Nếu cơ thể nhiễm CMV:
- Sau 4 - 7 tuần sẽ xuất hiện kháng thể IgM và tồn tại khoảng 16 - 20 tuần.
- Kháng thể IgG xuất hiện muộn hơn IgM và tồn tại trong thời gian dài.
Kết quả xét nghiệm CMV tìm kháng thể IgM, IgG giúp bác sĩ xác định được cơ thể bệnh nhân có đang nhiễm virus có đang nhiễm virus hay không, mới nhiễm hay tái nhiễm?
- Nếu kết quả IgM và IgG đều âm tính thì đồng nghĩa cơ thể không nhiễm virus.
- Nếu kết quả IgM âm tính và IgG dương tính thì có nghĩa cơ thể đã từng nhiễm virus trước đó.
- Nếu kết quả IgM dương tính và IgG âm tính thì có nghĩa cơ thể nhiễm CMV tiên phát.
- Nếu kết quả IgM và IgG đều dương tính thì có thể là nhiễm virus tiên phát hoặc tái nhiễm lại.
Để có kết luận chính xác nhất, bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân xét nghiệm huyết thanh học kết hợp CMV-PCR. Ngoài ra, trường hợp bệnh nhân bị nhiễm EBV, HHV-6 cũng có thể cho kết quả CMV-IgM dương tính giả. Vì vậy bạn cần tuân thủ thực hiện đúng theo những chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo kết quả xét nghiệm không bị sai lệch.
Việc thực hiện xét nghiệm CMV với phụ nữ mang thai, người bị suy giảm miễn dịch hoặc người có sức đề kháng kém là cần thiết để phát hiện bệnh sớm và can thiệp điều trị kịp thời nhằm hạn chế hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra. Đặc biệt, mẹ bầu nếu được áp dụng biện pháp điều trị thích hợp sẽ giảm nguy cơ lây nhiễm sang thai nhi, nhờ vậy mà hạn chế các dị tật bẩm sinh do virus, giúp con phát triển toàn diện và khỏe mạnh.
Bên cạnh đó, một vấn đề bạn không nên bỏ qua là lựa chọn xét nghiệm, thăm khám, kiểm tra sức khỏe tại cơ sở y tế uy tín. Nếu bạn chưa biết nên xét nghiệm CMV tại địa chỉ nào thì hãy đến ngay các cơ sở thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Với kinh nghiệm gần 30 năm trong nghề cùng đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại sẽ giúp bạn thực hiện các kiểm tra nhanh chóng, độ chính xác cao.
Đặc biệt, MEDLATEC sở hữu Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế với 2 chứng chỉ là ISO 15189:2012 và CAP, hệ thống máy móc hiện đại, được cập nhất mới thường xuyên và tự động hóa hoàn toàn. Khách hàng còn có thể lựa chọn dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi của MEDLATEC vừa tiện lợi vừa an toàn, chuyên nghiệp.
Sau khi sắp xếp lịch hẹn với khách hàng, cán bộ y tế đã qua đào tạo chuyên môn sẽ đến tận nơi lấy mẫu sau đó bảo quản và vận chuyển về Trung tâm Xét nghiệm theo quy trình tiêu chuẩn của Bộ Y tế để phân tích. Khi có kết quả, bạn có thể dễ dàng tra cứu qua tin nhắn điện thoại hoặc trên website medlatec.vn, ứng dụng My Medlatec. Chi phí của dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi sẽ không thay đổi so với bảng giá dịch vụ niêm yết tại cơ sở, khách hàng chỉ trả thêm phụ phí 10.000 đồng chi phí đi lại.
MEDLATEC là địa chỉ uy tín thăm khám và điều trị bệnh
Mọi thông tin cần hỗ trợ, quý khách hàng vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC, sẽ có nhân viên tiếp nhận và tư vấn 24/7.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!