Các tin tức tại MEDlatec
Hàng trăm gia đình đưa con đi Hà Nội xét nghiệm vì nghi nhiễm sán lợn
Gần 400 gia đình từ Bắc Ninh xuống Hà Nội xét nghiệm
Theo chia sẻ của một phụ huynh có con bị nhiễm sán lợn, thấy con bị sốt cao nên đưa đi khám và kết quả cho thấy, cháu bị dương tính với sán lợn. Lo ngại, hàng trăm phụ huynh có con học cùng trường với 3 học sinh nhiễm sán lợn quyết định tự túc đưa con em đi khám để phát hiện điều trị sớm.
Một phụ huynh khác cho hay, gia đình bà đưa tổng cộng 7 cháu từ Bắc Ninh ra Hà Nội xét nghiệm. Bà đang hồi hộp chờ kết quả vào buổi chiều ngày hôm nay (15/3).
Miếng thịt lợn có nhiễm sán.
Tính đến 16h chiều 15/3, đã ghi nhận được 9 trường hợp học sinh dương tính với sán lợn.
Trước đó, thông tin trường mầm non này có món thịt lợn nổi đầy hạch trắng (dấu hiệu của bệnh sán gạo) khiến nhiều phụ huynh lo ngại, không cho con đến trường.
Đến trưa 5/3 vừa qua, phụ huynh bất ngờ vào kiểm tra bếp ăn của trường, phát hiện thịt gà nấu cho học sinh là thịt đông lạnh đã bị mủn, có mùi, khác với cam kết cung cấp thịt tươi sống. Nhiều loại chân, xương gà dùng để nấu cháo cho các cháu bốc mùi hôi thối. Họ đã chụp ảnh, ghi hình để tố cáo.
Được biết, cơ quan công an đã lập biên bản, niêm phong toàn bộ số thực phẩm và đưa đi kiểm nghiệm.
Người bị nhiễm ấu trúng sán lợn có biểu hiện thế nào?
Theo PGS.TS Trịnh Thị Ngọc - Phó chủ tịch Hội gan mật Hà Nội, Chuyên gia Gan mật Bệnh viện đa khoa MEDLATEC , những người bị nhiễm ấu trùng sán lợn thường có biểu hiện như: Trên da xuất hiện các nang nhỏ, bằng hạt đỗ, di động trên nền sâu và lăn dưới da. U nang sán thường nổi ở mặt trong cánh tay nhưng có thể nổi ở bất kỳ vị trí nào.
Khi sán lợn di chuyển tới não, gây nên nhiều triệu chứng lâm sàng đa dạng không đặc hiệu tăng áp lực sọ não, cơn động kinh, suy nhược trí năng, rối loạn tâm thần. Bệnh nhân có thể bị liệt, thậm chí đột tử.
Thịt lợn tươi không bị nhiễm sán.
Nang ấu trùng có thể nằm trong hốc mắt, mi mắt, trong kết mạc, thuỷ tinh thể, tiền phòng gây giảm thị lực hoặc bị mù tuỳ theo vị trí của ấu trùng trong mắt.
Người bị nhiễm sán lợn thường do nuốt trứng sán dây hoặc ấu trùng. Đây là nguyên nhân chính gây nhiễm sán dây. Nếu ăn thức ăn hoặc uống nước bị nhiễm phân từ người hoặc động vật nhiễm sán dây, thì bạn có thể ăn phải trứng loại sán này.
Một nguyên nhân khác là do nuốt nang ấu trùng trong thịt hoặc các mô cơ. Khi một con vật bị nhiễm sán dây, ấu trùng sán dây sẽ vào trong mô cơ của nó. Nếu ăn thịt sống hoặc nấu chưa chín của động vật bị nhiễm đó thì sẽ ăn phải các ấu trùng, sau đó chúng phát triển thành sán dây trưởng thành trong ruột.
Vì vậy, theo PGS.TS Trịnh Thị Ngọc, khi có dấu hiệu và nghi ngờ ăn phải thức ăn có sán lợn, cần đến các cơ sở y tế để xét nghiệm, điều trị kịp thời.
Với kinh nghiệm 23 năm trong lĩnh vực xét nghiệm, đội ngũ chuyên gia là các GS, PGS, TS, bác sĩ giàu kinh nghiệm, trang thiết bị máy móc hiện đại, MEDLATEC luôn sẵn sàng tận tâm phục vụ khách hàng trên chặng đường chăm sóc và bảo vệ sức khỏe.
Mọi chi tiết liên hệ:
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
Hotline: 1900 56 56 56
Địa chỉ: 42- 44, Nghĩa Dũng, Phúc Xa, Ba Đình, HN | 99 Trích Sài, Tây Hồ, HN.
Website: medlatec.vn
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!