Các tin tức tại MEDlatec

12 tư thế ngồi đang gây bệnh cho bạn

Ngày 29/11/2014
Bất kỳ một chuyên gia nào cũng sẽ nói với bạn rằng ngồi quá lâu hoàn toàn có hại cho sức khỏe. Mọi chuyện thậm chí còn kinh khủng hơn khi bạn ngồi sai tư thế.

Theo trang Cosmopolitan.com: Cột sống vốn được thiết kế để hỗ trợ cho phần đầu – nó giữ cho trọng lượng của đầu chống lại lực hấp dẫn. Nhưng tư thế ngồi không đúng có thể gây rối sự liên kết đó. Tất nhiên bạn cũng không thể đứng cả ngày nhưng nếu bạn muốn tránh các vấn đề về cổ, vai, gáy, đau đầu hay đau nhức cánh tay và chân.

Hãy tránh các tư thế sai lầm sau: Khi bạn để vai khom về phía trước, khung xương chậu - một cách tự nhiên sẽ bị nghiêng lệch ra sau để cân bằng và giữ cho bạn khỏi bị đổ người về phía trước theo kiểu “lật úp”. Điều này sẽ khiến cho cột sống tạo thành một đường cong hình chữ C. Do cột sống được xếp chồng lên nhau để xử lý lực ép trực tiếp từ trên xuống (ví như trọng lực và trọng lượng của đầu), tư thế ngồi cong cột sống này sẽ khiến bạn bị đau và căng cột sống. 1. Bạn cúi khom người khi ngồi

Để thư giãn, hãy cuộn vai lên và ngả ra sau, sau đó lần lượt dùng tay và cánh tay chống hông. Tưởng tượng như bạn đang nhét bả vai vào túi sau, đấy là tư thế hoàn hảo.

2. Ngồi trên ghế hay gối mềm

Khi bạn ngồi trên một chiếc gối, giường hay một tràng kỷ êm ái, mông của bạn sẽ bị ngập lõm xuống gối và xương chậu nghiêng về phía sau. Khi khung xương chậu nghiêng ra khỏi vị trí trung lập, cơ thể sẽ phải làm việc nhiều hơn để giữ cho cơ thể của bạn thẳng đứng và bạn cũng không thể thực sự thư giãn thoải mái được.

Hãy chọn một vị trí bằng phẳng (như ghế dài hay ghế dựa cứng) để ngồi, tránh cho các cơ quan trong cơ thể phải làm việc quá sức.

3. Ngả hẳn người ra sau

Theo tiến sỹ Cucuzzella, trừ phi đang ngồi trên ô tô hay máy bay, khi bạn chống lại lực đẩy về phía trước, bạn không cần phải hỗ trợ lưng khi ngồi. Nếu bạn có xu hướng ngồi ngả người ra sau, có thể là do bạn đang ngồi trên một bề mặt không thích hợp.

4. Nhìn chằm chằm xuống laptop

Khi bạn giữ đầu cúi xuống để xem điện thoại hay máy tính, trọng lượng của đầu sẽ kéo cột sống xuống ngay ở đốt sống cổ, đặt áp lực lên lưng và có thể gây đau đầu. Dựa vào một nghiên cứu mới được công bố gần đây trên Tạp chí Công nghệ phẫu thuật quốc tế, ước tính trung bình đầu bạn nặng từ 4,5 đến 5,5kg, việc nghiêng đầu về phía trước sẽ tạo cảm giác đầu nặng gấp 5-6 lần.

Nếu phải nhìn lên hay nhìn xuống, hãy di chuyển nhãn cầu thay vì di chuyển cả cơ thể.

5. Ngồi bắt chéo chân

Tư thế ngồi này khiến hông bị nghiêng một chút lên trên, cuối cùng có thể gây căng cột sống. Giữ đầu gối vuông góc với hông để giữ cho mọi thứ theo đúng “quỹ đạo” của nó.

6. Ghế ngồi quá thấp

Ghế quá thấp sẽ khiến cho người bạn bị kéo thấp theo ghế, dẫn đến khung xương chậu bị thu ngắn về phía sau, cột sống bị cong. Giữ cơ thể ở một góc 90 độ so với đùi sẽ giúp giữ cho cột sống thẳng.

7. Đung đưa bàn chân

Nếu chiếc ghế bạn đang ngồi quá cao, và chân bạn chỉ để hờ trên ghế, trọng lực sẽ kéo bàn chân của bạn xuống đất. Điều này cũng khiến khung xương chậu bị nghiêng ra sau làm mất cân bằng, khiến các cơ phải kháng cự lại. Không giống như các hoạt động khác, loại hoạt động này có thể gây đau.

Lý tưởng nhất, đùi của bạn phải song song với mặt đất. Do hầu hết các loại ghế đẩu đều không hỗ trợ tư thế ngồi hoàn hảo, sử dụng chỗ để chân để đỡ bàn chân hoặc ngồi ghế thấp hơn để có thể đặt chân trên mặt đất, đầu gối cong 90 độ.

8. Ngồi quá xa ra sau so với ghế

Nếu bạn có bắp đùi dài thì điều này không thành vấn đề. Cứ ngồi xa về phía sau như bạn cần để giữ cho đầu gối ngang với hông. Nhưng nếu bạn có đùi ngắn hơn, ngồi tiến về phía trước để bàn chân có thể cử động thoải mái.

9. Ngồi bệt xuống đất, người duỗi ra sau, cánh tay chống đất

Tư thế này cũng khiến xương chậu bị kéo ra phía sau và lệch với đường cong tự nhiên của cột sống. Thay vào đó, hãy quỳ gập chân xuống đất, đầu mũi chân chạm đất và giữ thẳng lưng. Tư thế này giúp kéo dài phần bàn chân, giúp các cơ bàn chân được kết nối với cơ cẳng chân.

Bất kỳ đôi giày nào hất ngược tại vị trí ngón chân cũng sẽ làm cho bạn bị rút ngắn các cơ và giảm tính linh hoạt cũng như tính di động của bạn. Nếu thực sự linh hoạt, bạn cũng có thể ngồi xổm: giữ gót chân ở gần nhau, ngón chân chỉ ra ngoài và ưỡn ngực. Ở vị trí này, liên kết cột sống tương tự như khi bạn đứng.

10. Điểm nhìn của mắt cao hoặc thấp hơn hẳn so với mắt

Để xem tivi hay sử dụng điện thoại, máy tính, tư thế tốt nhất là giữ điểm nhìn ngang với mắt. Nhìn lên sẽ khiến các nhóm cơ ở cổ bị co ngắn và gây áp lực lên cổ.

Nhìn xuống thì các cơ này và cơ lưng phải hoạt động vất vả hơn để hỗ trợ phần đầu. Điều chỉnh màn hình hoặc ghế ngồi sao cho hợp lý khi bạn sử dụng thường xuyên các thiết bị này.

11. Tì cánh tay lên thành ghế

Loại ghế ngồi có tay vịn được thiết kế để hỗ trợ cho toàn bộ cơ thể tuy nhiên với tư thế lý tưởng thì cơ thể bạn hoàn toàn có thể tự điều chỉnh. Phần tay vịn của ghế thường không tương thích với độ dài của tay, đặt chân tay vào vị trí bất thường (tương tự như bạn phải co vai lại thay vì được thả lỏng). Không sử dụng tay vịn hoặc điều chỉnh chúng cho phù hợp trước khi sử dụng để hỗ trợ khuỷu tay.

12. Ngồi quá lâu

Theo Tiến sỹ Cucuzzella thì ngồi lì ở bàn làm việc dường như là điều tồi tệ nhất mà bạn gây ra cho cơ thể. Cố gắng đứng lên đi lại càng nhiều càng tốt. Tối thiểu, bạn phải đứng dậy ít nhất 10 phút mỗi giờ đồng hồ, cho dù là trong phòng tắm hay đi bộ ra bên ngoài.

Có thể bạn chỉ cần đứng dậy vươn vai ngay tại bàn làm việc: xoay chân một lúc từ trái sang phải, từ trước ra sau để thư giãn các bó cơ hông, cơ mông. Có thể trông bạn hơi gàn dở nhưng lại rất đáng để làm như thế!

Từ khoá: tư thế ngồi

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.