Các tin tức tại MEDlatec
Bệnh trĩ ở bà bầu xuất hiện nhiều và đâu là lý do?
- 18/04/2021 | Longo - phương pháp mổ trĩ không đau
- 19/04/2021 | Bà bầu bị bệnh trĩ khi mang thai có thể sinh thường được không?
- 20/04/2021 | Nhận biết dấu hiệu bệnh trĩ nội và ngoại qua các biểu hiện điển hình
1. Tìm hiểu về tình trạng trĩ ở bà bầu
Trĩ là hiện tượng xảy ra khi các mô xung quanh hậu môn sưng hoặc phồng lên do sự dãn quá mức của đám rối tĩnh mạch tại vị trí này. Căn bệnh này bắt gặp ở tất cả mọi người, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai. Những biểu hiện trĩ ở phụ nữ bình thường và phụ nữ khi mang thai là giống nhau. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của trĩ đến phụ nữ mang thai lại cao hơn nhiều, đặc biệt là có khả năng ảnh hưởng đến cả thai nhi.
Trĩ được chia làm hai loại:
-
Trĩ nội: loại này thường thấy bên trong ống hậu môn, chịu nhiều áp lực từ các tác động bên trong nên thường xuất hiện xung huyết, thậm chí là sa búi trĩ.
-
Trĩ ngoại: thường xuất hiện ở bên ngoài, bên dưới lớp da bao bọc hậu môn. Sẽ rất đau nếu huyết khối phát triển mạnh.
Hầu hết các mẹ bầu rất ít khi quan tâm đến vấn đề này, hoặc thiếu hiểu biết, đôi khi ngại đi khám vì trĩ xuất hiện ở vùng kín. Do đó, các trường hợp phát hiện trĩ thường là khi trĩ đã ở mức độ nặng, xuất huyết nhiều, thậm chí là búi trĩ đã sa ra bên ngoài.
Bệnh trĩ của bà bầu - cơn ác mộng của hầu hết phụ nữ trong suốt giai đoạn thai kỳ
2. Bệnh trĩ ở bà bầu xuất hiện nhiều - tại sao?
Trong suốt giai đoạn mang thai, cơ thể phụ nữ có những thay đổi nhất định. Do đó, việc trĩ ở bà bầu là điều khó tránh khỏi. Một số nguyên nhân làm xuất hiện trĩ mà mẹ bầu nên biết:
Tử cung tăng dần về kích thước
Kích thước tử cung tăng dần qua từng giai đoạn thai kỳ. Do đó, các tĩnh mạch chủ dưới và tĩnh mạch vùng chậu phải chịu một áp lực đáng kể. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm bệnh trĩ ở bà bầu chiếm tỷ lệ cao.
Táo bón
Một trong những tác nhân “cầm đầu” hoặc góp phần làm trĩ phát triển mạnh hơn. Do chế độ ăn thiếu chất xơ, hoặc do chèn ép của thai đến các cơ quan vùng tiểu khung như đại trực tràng, làm tăng nguy cơ gây táo bón. Các mẹ phải rặn nhiều khi đi đại tiện, làm căng cơ vùng hậu môn.
Lượng hormone trong cơ thể thay đổi
Hầu hết trong giai đoạn mang thai, lượng hormone trong cơ thể mẹ bầu tăng nhiều hơn, đặc biệt là quá trình tăng tiết tố progesteron. Đây là một trong những loại hormone tác động làm chậm nhu động ruột, gây ra tình trạng táo bón. Một trong những nguyên nhân hàng đầu làm xuất hiện bệnh trĩ ở bà bầu.
Táo bón thủ phạm chính gây ra căn bệnh trĩ ở bà bầu
3. Làm sao để nhận biết liệu bà bầu có đang mắc trĩ hay không?
Việc phát hiện sớm bệnh trĩ ở bà bầu là vô cùng quan trọng. Phát hiện và điều trị khi trĩ vẫn còn đang ở mức độ nhẹ sẽ mang lại hiệu quả điều trị cao hơn, hạn chế tối đa khả năng tái phát sau này.
Do đó, mẹ bầu có thể dựa vào một số dấu hiệu dưới đây, và hãy gặp ngay bác sĩ chuyên khoa có có biểu hiện tương tự để hỗ trợ điều trị kịp thời:
Xuất hiện máu khi đi đại tiện
Đây được xem là triệu chứng điển hình không bao giờ thiếu nếu chẳng may mắc phải trĩ. Nhất là khi bị táo bón kèm theo, các vùng cơ hậu môn căng ra, từ đó các búi trĩ cả trĩ ngoại lấn nội đều bị xuất huyết. Máu chảy ra thường có màu đỏ tươi, chảy nhỏ giọt, có thể chảy thành tia ở trường hợp nặng hơn, máu dính lẫn vào phân. Càng kéo dài bệnh trĩ ở bà bầu, cơ thể càng có nguy cơ mất máu cao.
Đau rát và ngứa hậu môn
Đau rát thường xuất hiện đi kèm khi đại tiện ra máu. Bà bầu thường có cảm giác đau cả khi vệ sinh bằng nước hoặc bằng giấy lau.
Không những vậy, do rặn nhiều nên hầu hết các mô vùng hậu môn bị nứt nẻ nhiều, làm cho bề mặt tại đó luôn ẩm ướt. Đây cũng là cơ hội tốt để vi khuẩn xâm nhập, gây viêm, làm chúng ta luôn ngứa ngáy, khó chịu.
Sa búi trĩ
Dấu hiệu này xuất hiện khi tình trạng bệnh trĩ ở bà bầu đã ở mức độ nặng. Nếu là trĩ nội, khi đại tiện trĩ sẽ bị thò ra ngoài, đối với trĩ ngoại trĩ sẽ bị phồng lên to hơn bình thường. Càng để lâu các búi trĩ càng thò ra nhiều hơn và không có dấu hiệu tụt vào trong, các nốt phồng cũng to dần theo thời gian. Không những vậy, các búi trĩ còn tăng khả năng xuất huyết nhiều hơn bình thường. Do đó, khi ngồi bà bầu thường có cảm giác đau rát, khó chịu vô cùng.
Hầu hết các dấu hiệu bệnh trĩ ở bà bầu đều dễ dàng phát hiện qua những lần đại tiện
4. Phòng ngừa và điều trị bệnh trĩ ở bà bầu sao cho hiệu quả?
Bệnh trĩ không phải là một căn bệnh gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của bà bầu cũng như thai nhi của bạn. Nhưng trĩ lại gây ra rất nhiều khó chịu và đau đớn cho bà bầu trong suốt thời gian thai kỳ. Do đó, chúng có khả năng gián tiếp ảnh hưởng đến thai nhi của bạn. Vậy làm thế nào để phòng trĩ một cách hiệu quả nhất?
Các mẹ bầu có thể tham khảo một số cách sau đây:
-
Giảm táo bón: Hạn chế ăn kiêng, trong khẩu phần ăn cần bổ sung đầy đủ chất xơ - một trong những hợp chất giúp làm mềm phân. Bổ sung nhiều nước cho cơ thể ít nhất là 2,5 lít cho mỗi ngày. Một số loại nước ép, trà thảo mộc,... là những loại thực phẩm vừa giúp bạn bổ sung nước, vừa giúp thải độc cho cơ thể, giúp bạn tránh táo bón.
-
Hạn chế sức ép lên khung chậu.
-
Không ép buộc bản thân đi đại tiện, cũng như không nhịn đi.
Với một số phương pháp ở trên, các mẹ nên chú ý để phòng tốt bệnh trĩ trong giai đoạn thai kỳ này. Bởi lẽ, đây là giai đoạn khá nhạy cảm của chúng ta. Việc sử dụng thuốc để triệu trị hay sử dụng đến các phương pháp phẫu thuật khác sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến sơ sinh.
Uống nhiều nước - một trong những biện pháp phòng bệnh trĩ ở bà bầu hiệu quả
Nếu chẳng may mắc phải trĩ, các bà bầu cũng đừng quá lo lắng. Thay vào đó, hãy hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa của bạn để có những hữu cách giúp bạn “sống chung với lũ” dễ dàng hơn. Bệnh trĩ ở bà bầu chỉ ảnh hưởng đến thai nhi khi chính chúng ta thiếu hiểu biết hoặc lơ là, không thăm khám bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường mà thôi.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!