Các tin tức tại MEDlatec
Cách chữa bấm lỗ tai bị mưng mủ tại nhà an toàn
- 16/05/2022 | Viêm tai ngoài: triệu chứng và phương pháp điều trị
- 30/03/2022 | Ù tai phải - Có đơn giản như mọi người vẫn nghĩ hay không?
- 30/03/2022 | Ù tai trái cảnh báo bệnh gì, phải làm sao?
- 20/05/2023 | Dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh - Cha mẹ cần lưu ý để kịp thời điều trị
1. Nhận diện bị mưng mủ sau bấm lỗ tai
Trước khi tìm cách khắc phục tình trạng lỗ tai bị mưng mủ sau khi bấm thì cần nhận diện đúng hiện tượng này qua các dấu hiệu sau:
- Sưng đỏ xung quanh vùng da được xỏ khuyên không hết sau 48 giờ.
- Trong vòng 2 ngày cảm giác đau ở vết xỏ khuyên không có dấu hiệu giảm bớt hoặc trở nên nghiêm trọng hơn.
- Vùng da tai đã xỏ khuyên có cảm giác nóng rát mãi không khỏi.
- Nếu có huyết tương trong suốt chảy ra ở vết mới xâu khuyên rồi khô dần và bám vào khuyên tai thì đây là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, nếu chất dịch tiết ra đó có màu vàng, xanh, trắng đục thì đó có thể là biểu hiện của viêm nhiễm.
Dấu hiệu bấm lỗ tai bị mưng mủ do nhiễm trùng
2. Tại sao bị mưng mủ sau khi bấm lỗ tai?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến nhiều người bị mưng mủ ở lỗ tai bấm khuyên, trong đó phổ biến nhất là:
- Chọn bấm khuyên tai ở cơ sở y tế không đảm bảo điều kiện vô trùng dụng cụ bấm khuyên, thực hiện kỹ thuật bấm khuyên không chính xác.
- Tự bấm khuyên tại nhà nhưng các yếu tố liên quan đến quá trình bấm khuyên không đảm bảo vệ sinh như: dụng cụ bấm, tay, môi trường,...
- Khuyên tai sử dụng để đeo sau khi bấm có chất liệu kém, không đảm bảo chất lượng nên dễ làm kích ứng và mưng mủ da.
- Sau khi bấm khuyên không đảm bảo vệ sinh sạch sẽ vùng được bấm.
- Hay dùng tay chạm vào vết bấm lỗ tai tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vào vùng tai mới bị tổn thương.
- Khuyên tai được đeo quá chật.
3. Cách chữa bấm lỗ tai bị mưng mủ tại nhà như thế nào?
3.1. Vệ sinh lỗ tai bị mưng mủ
- Bước 1: đeo nguyên khuyên tai
Một thao tác rất dễ gặp khi bị mưng mủ ở vết bấm lỗ tai là tháo ngay khuyên ra. Hành động này vô tình sẽ làm cho vết thương càng trở nên nghiêm trọng hơn vì nó dễ gây trầy xước, chảy máu, sưng lỗ bấm ở tai, khiến cho vết thương bị mở miệng ảnh hưởng đến quá trình lành lại.
Những việc làm này sẽ khiến bạn tăng nguy cơ bị áp xe hoặc gặp biến chứng nhiễm trùng ở lỗ khuyên tai. Vì thế, nếu không được bác sĩ yêu cầu tháo khuyên thì tốt nhất bạn cần giữ nguyên khuyên tai đúng vị trí ban đầu.
Cách chữa bấm lỗ tai bị mưng mủ tại nhà đơn giản nhất là giữ nguyên khuyên tai sau đó tiến hành sát khuẩn sạch vùng mưng mủ
- Bước 2: vệ sinh mủ cho sạch
Lấy khăn bông mềm và sạch lau nhẹ nhàng để lấy hết mủ bám quanh tai. Chú ý dùng riêng khăn bông cho từng bên tai để tránh lây nhiễm vi khuẩn từ tai nọ qua tai kia. Trong quá trình rửa nước muối không được tìm bất cứ cách nào để gây bong tróc vảy ở lỗ bấm vì điều này sẽ là tăng nguy cơ nhiễm trùng vết thương.
Khi dùng nước muối sinh lý để rửa sạch trong cách chữa bấm lỗ tai bị mưng mủ tại nhà hãy nhớ không được dùng dung dịch vệ sinh có chứa cồn để rửa vết thương vì điều này có thể kích thích sưng tấy và khiến tổn thương lâu lành. Sau khi rửa bằng nước muối hãy dùng bông gòn hoặc khăn sạch để lau khô tai.
- Bước 3: dùng nước muối sinh lý rửa vết bấm lỗ tai bị mưng mủ
Hãy lấy gạc hoặc bông vô trùng nhúng vào trong nước muối sinh lý rồi nhẹ nhàng la lên lỗ tai bị mưng mủ mỗi ngày 3 lần. Tốt nhất nên mua dung dịch nước muối sinh lý tại các hiệu thuốc để có liều lượng hợp lý, giúp việc sát khuẩn đạt hiệu quả tốt hơn.
- Bước 4: cố gắng bảo vệ lỗ tai mới bấm không bị tổn thương cho đến khi lành hẳn.
Trong thời gian áp dụng cách chữa bấm lỗ tai bị mưng mủ tại nhà trên đây cần chú ý không tạo thói quen dùng tay chạm vào lỗ bấm, không áp điện thoại sát vào tai, không nằm nghiêng về bên tai được bấm lỗ để tránh bị đau, sưng và mưng mủ nghiêm trọng hơn.
3.2. Chườm ấm cho vùng lỗ tai bị mưng mủ
Để chữa bấm lỗ tai bị mưng mủ ngoài việc làm sạch và giữ gìn vệ sinh cho vùng này thì cũng cần có biện pháp giảm đau tại nhà. Nếu bị đau do lỗ bấm tai bị mưng mủ thì có thể dùng băng gạc thấm nước ấm để chườm lên để giảm đau. Lưu ý không được dùng nước quá ấm quá để chườm vì nhiệt độ quá cao dễ gây đau nghiêm trọng hơn.
Muốn chườm ấm đúng cách hãy nhúng khăn bông mềm hoặc băng gạc sát khuẩn vào dung dịch muối ấm sau đó đắp lên tai trong 3 - 5 phút sau đó dùng khăn hoặc giấy sạch lau khô. Cứ lặp lại như vậy vài lần trong ngày để giảm đau.
Nếu tình trạng mưng mủ vết bấm lỗ tai không cải thiện cần khám bác sĩ chuyên khoa để được điều trị
Nếu đã áp dụng cách chữa bấm lỗ tai bị mưng mủ tại nhà nhưng không cải thiện hoặc thấy tình trạng mưng mủ trở nên nghiêm trọng hơn thì bạn nên khám bác sĩ chuyên khoa để được xử lý tổn thương an toàn. Khi thăm khám, bác sĩ sẽ cho bạn biết lỗ tai được bấm có bị nhiễm trùng không, nghiêm trọng đến mức nào và có biện pháp điều trị hiệu quả.
Hầu hết các trường hợp bị mưng mủ ở lỗ bấm tai đều sẽ được tư vấn dùng thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng nhưng cần phải có đơn thuốc và hướng dẫn điều trị ngoài ý muốn. Tùy tình trạng nhiễm trùng ở từng người mà bác sĩ sẽ kê loại thuốc và liều dùng phù hợp. Một số trường hợp cần thiết ngoài việc bôi kem kháng sinh sẽ cần thêm cả kháng sinh đường uống. Tự ý mua kháng sinh về điều trị vết mưng mủ tại nhà sẽ khiến bạn dễ gặp phải những rủi ro cho sức khỏe.
Có nhiều cách chữa bấm lỗ tai bị mưng mủ tại nhà nhưng cần tìm hiểu để áp dụng biện pháp an toàn. Làm như vậy sẽ giúp vết thương của bạn chóng lành và tránh được các biến chứng nhiễm trùng nguy hiểm. Trong trường hợp bạn không thể tự xử trí an toàn, hãy nhớ tìm trợ giúp của bác sĩ chuyên khoa.
Nếu bạn đang gặp rắc rối với tình trạng tai bị mưng mủ hãy đến chuyên khoa Tai mũi họng thuộc các đơn vị của Hệ thống Y tế MEDLATEC để được bác sĩ thăm khám và tư vấn điều trị. Mọi thông tin cần được tư vấn và hỗ trợ, quý khách vui lòng liên hệ đến tổng đài của MEDLATEC theo số 1900 56 56 56 để được tư vấn chi tiết.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!