Các tin tức tại MEDlatec
Cách phòng tránh bệnh viêm màng não mủ
Nguyên nhân
- Ở trẻ sơ sinh: Streptococcus nhóm B cũng như trực khuẩn gram âm, đặc biệt Echeria coli và Listeria monocytogene là nguyên nhân gây bệnh viêm màng não mủ hay gặp;
- Ở trẻ em: Hemophilus influenza, Streptococcus pneumoniae, Neiseria; meningitidis là các nguyên nhân gây viêm màng não thường gặp.
Đường lây
- Do tiếp xúc trực tiếp với nước bọt có chứa vi khuẩn,virus (chủ yêu là phế cầu, não mô cầu và một số tác nhân virus khác) khi người lớn hôn hoặc đứng gần ho, hắt hơi;
- Do trao đổi bình sữa hay ngậm đồ chơi của trẻ bị viêm màng não;
- Ô nhiễm trong không khí, môi trường chật chội, chung đụng cũng làm tăng sự lây lan.
Cách phát hiện * Lâm sàng
- Các triệu chứng không điển hình và thường biểu hiện một tình trạng bệnh lý toàn thân nặng, các dấu hiệu bao gồm: Hội chứng màng não: sốt, đau đầu, cứng gáy, sợ ánh sáng, buồn nôn, nôn và các dấu hiệu rối loạn chức năng não (như lơ mơ, lú lẫn, hôn mê); Tam chứng sốt, cứng gáy và thay đổi trạng thái ý thức chỉ gặp ở 2/3 số bệnh nhân; Viêm màng não cấp tính có khởi phát, diễn biến trong vòng vài giờ đến vài ngày trong khi viêm màng não mạn tính diễn biến hàng tuần; Các triệu chứng không điển hình có thể thấy ở một số nhóm bệnh nhân: Người già (đái đường, bệnh gan, bệnh thận) có thể lơ mơ mà không có triệu chứng màng não; Bệnh nhân suy kiệt có thể chỉ có kích thích màng não thoáng qua, khó phát hiện; Các đối tượng suy giảm miễn dịch như người ghép tạng, bệnh nhân HIV/AIDS.
* Các thăm dò cận lâm sàng
- Chọc dịch não tuỷ ngay khi nghi ngờ viêm màng não;
- Làm các xét nghiệm sinh hoá (protein, glucose), tế bào (đếm số lượng và thành phần tế bào), vi sinh (nhuộm soi và nuôi cấy), điện giải;
- Những trường hợp đặc biệt có thể tiến hành thêm các xét nghiệm chuyên sâu như xác định kháng nguyên-kháng thể, phản ứng khuếch đại gen...;
- Công thức máu xem xét số lượng và công thức bạch cầu giúp định hướng nhóm nguyên nhân gây bệnh; CRP; Procalcitonin;
- Cấy máu và cấy bệnh phẩm tại vị trí nhiễm trùng;
- Chụp sọ thường, chụp xoang và chụp ống tai-xương chũm để phát hiện được tình trạng tăng áp lực nội sọ kéo dài và một số yếu tố nguy cơ của viêm màng não;
- Chụp cắt lớp vi tính (CT) và cộng hưởng từ (MRI).
Phòng bệnh
* Cách ly tuyệt đối;
* Tiêm phòng vắc xin: hiện đã có các vắc xin cho HIB, phế cầu, não mô cầu và một số tác nhân virus:
- Vắc xin HIB khuyến cáo cho các đối tượng nhạy cảm, nhất là trẻ em;
- Vắc xin phế cầu khuyến khích dùng cho người nhạy cảm, nhất là những người trên 65 tuổi và những người có bệnh tim phổi mạn tính;
- Vắc xin phế cầu và não mô cầu khuyến khích dùng cho những người cắt lách hoặc lách không hoạt động chức năng;
- Vắc xin sởi và quai bị thường được cung cấp dưới dạng vắc xin kết hợp phòng sởi-quai bị-rubella (MMR) khuyến khích tiêm cho trẻ từ 1 tuổi trở lên.
Hiện tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC có đầy đủ trang thiết bị hiện đại và đội ngũ bác sỹ giàu kinh nghiệm có thể chẩn đoán và điều chị bệnh. Để được tư vấn sâu hơn về loại bệnh này, Quý khách hàng vui lòng liên hệ tại:
Bệnh viện Đa Khoa MEDLATEC 42 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội * Tổng đài: 1900 56 56 56
Phòng khám Đa khoa MEDLATEC 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội
Email: info@medlatec.com * Website: www.medlatec.vn Hiện tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC có đầy đủ trang thiết bị hiện đại và đội ngũ bác sỹ giàu kinh nghiệm có thể chẩn đoán và điều chị bệnh. Để được tư vấn sâu hơn về loại bệnh này, Quý khách hàng vui lòng liên hệ tại:
Bệnh viện Đa Khoa MEDLATEC 42 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội * Tổng đài: 1900 56 56 56
Phòng khám Đa khoa MEDLATEC 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội
Email: info@medlatec.com * Website: www.medlatec.vn
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!