Các tin tức tại MEDlatec
Chỉ số Creatinin bao nhiêu thì phải chạy thận? Làm cách nào kiểm soát Creatinin?
- 01/05/2024 | Đánh giá suy thận qua creatinin như thế nào và địa chỉ xét nghiệm uy tín
- 01/04/2025 | Chỉ số Creatinine là gì? Tìm hiểu về xét nghiệm Creatinine
- 18/10/2024 | Chạy thận nhân tạo: Khi nào cần thực hiện? Cần lưu ý những gì?
1. Creatinin là gì và vai trò của Creatinin trong cơ thể
1.1. Creatinin là gì?
Creatinin là sản phẩm phụ được tạo ra trong quá trình chuyển hóa năng lượng ở cơ. Khi cơ hoạt động, một loại axit amin dự trữ năng lượng mang tên creatin sẽ bị phân hủy từ đó tạo ra creatinin. Creatinin sẽ được máu vận chuyển đến thận sau đó thải ra khỏi cơ thể qua đường nước tiểu.
1.2. Chỉ số Creatinin có vai trò gì đối với sức khỏe?
Chỉ số Creatinin trong máu phản ánh chức năng lọc máu của thận. Thận khỏe mạnh sẽ có khả năng lọc Creatinin ra khỏi máu hiệu quả. Nếu tăng Creatinin trong máu tức là chức năng lọc của thận đang suy giảm.
1.3. Xét nghiệm nào cung cấp chỉ số Creatinin?
Chỉ số Creatinin có thể được phát hiện qua xét nghiệm sau:
- Xét nghiệm máu: Xét nghiệm sử dụng mẫu bệnh phẩm là máu tĩnh mạch của bệnh nhân và không yêu cầu nhịn ăn trước khi lấy mẫu.
- Xét nghiệm nước tiểu: Sử dụng mẫu nước tiểu của người bệnh được lấy trước đó 24 giờ để đo lường mức độ của Creatinin.
Trường hợp kết quả Creatinin trong các xét nghiệm này tăng tức là chức năng thận đang bị suy giảm và có nguy cơ cao đối với bệnh suy thận. Tuy nhiên, có một số trường hợp tăng creatinin tạm thời nếu người bệnh bị mất nước hoặc trước đó có dùng thuốc chống viêm, thuốc huyết áp.
Khách hàng lấy máu xét nghiệm Creatinin tại MEDLATEC
2. Chỉ số Creatinin bình thường ở mức nào?
Để giải đáp được câu hỏi chỉ số Creatinin bao nhiêu thì phải chạy thận, trước tiên bạn cần biết ngưỡng bình thường của chỉ số này. Tùy theo từng độ tuổi, chỉ số Creatinin trong máu được xem là bình thường khi ở trong các ngưỡng sau:
- Người trưởng thành: Chỉ số Creatinin của nam giới trong khoảng 0.6 - 1.2mg/dl (74 - 110 µmol/l), của nữ giới trong khoảng 0.5 - 1.1mg/dl (58 - 96 µmol/l).
- Trẻ em: Chỉ số Creatinin ở trẻ em thay đổi theo độ tuổi. Ví dụ, trẻ sơ sinh có thể có creatinin rất thấp (0.2 - 0.4 mg/dL), trong khi trẻ lớn hơn có thể có mức gần với người lớn (0.3 - 0.7 mg/dL).
Chỉ số này cũng có khoảng chênh lệch nhỏ giữa người cao tuổi với người trung niên hoặc trẻ tuổi.
3. Chỉ số Creatinin bao nhiêu thì phải chạy thận và ý nghĩa của việc theo dõi Creatinin
3.1. Đánh giá cấp độ suy thận qua chỉ số Creatinin
suy thận xảy ra khi thận mất dần khả năng lọc bỏ chất thải và nước dư thừa ra khỏi máu. Do chức năng thận kém nên Creatinin tích tụ trong máu và vì thế chỉ số này tăng lên.
Kết quả xét nghiệm Creatinin vì thế chính là cơ sở giúp bác sĩ đánh giá và phân loại mức độ suy thận của bệnh nhân. Phân loại theo eGFR (KDIGO), mức độ suy thận dựa vào eGFR (độ lọc cầu thận ước tính, đơn vị mL/phút/1.73m2) như sau:
- G1: eGFR ≥ 90 chức năng thận bình thường, có thể tổn thương nhẹ.
- G2: 60 - 89 suy giảm chức năng thận nhẹ, thường không có triệu chứng.
- G3a: 45 - 59 suy thận mức độ nhẹ đến trung bình, bắt đầu có rối loạn nhẹ.
- G3b: 30 - 44 suy thận trung bình - nặng, dễ thiếu máu, tăng huyết áp.
- G4: 15 - 29 suy thận nặng, xuất hiện rõ triệu chứng và biến chứng, cần xem xét các biện pháp thay thế chức năng thận.
- G5: <15 suy thận giai đoạn cuối, cần lọc máu chu kỳ hoặc ghép thận.
3.2. Xét nghiệm chỉ số Creatinin bao nhiêu cần chạy thận?
Chạy thận nhân tạo khi đã được chỉ định cần thực hiện ngay để kiểm soát huyết áp, duy trì sự cân bằng các loại khoáng chất và chất lỏng trong cơ thể. Bác sĩ thường đưa ra quyết định chạy thận nhân tạo trước khi thận của bệnh nhân ngừng hoạt động và có nguy cơ dẫn đến biến chứng nguy hiểm cho sự sống.
Câu trả lời cho câu hỏi “chỉ số Creatinin bao nhiêu thì phải chạy thận” là: Không có ngưỡng creatinin cố định để quyết định chạy thận. Chỉ định lọc máu phụ thuộc vào triệu chứng lâm sàng (ure huyết, phù phổi, toan chuyển hóa kháng trị, tăng kali máu, quá tải thể tích,...) và eGFR < 10 - 15 mL/phút/1.73m2. Người có creatinin cao nhưng cơ thể còn bù tốt có thể chưa cần lọc máu ngay.
3.3. Tầm quan trọng của việc kiểm tra chỉ số Creatinin và đối tượng cần thực hiện
Suy thận giai đoạn đầu có thể không có triệu chứng rõ rệt nên khi bệnh được phát hiện thường là thời điểm đã tiến triển nặng. Do đó, thực hiện xét nghiệm Creatinin định kỳ là việc nên làm để:
- Phát hiện sớm bệnh lý tại thận.
- Theo dõi tiến triển bệnh lý về thận.
- Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh thận.
- Quyết định thời điểm cần chạy thận nhân tạo để tránh nguy hiểm đến sự sống của bệnh nhân.
Nếu quan tâm tới vấn đề: chỉ số Creatinin bao nhiêu thì phải chạy thận, bạn nên lưu ý tiến hành xét nghiệm Creatinin ngay khi có các triệu chứng cảnh báo sau:
- Mệt mỏi trong thời gian dài chưa tìm ra nguyên nhân.
- Phù ở tay, chân, mặt, bụng.
- Đi tiểu ít, nước tiểu có bọt hoặc sẫm màu.
- Tăng huyết áp không kiểm soát.
- Buồn nôn, nôn nhiều, ăn uống kém.
- Ngứa ngáy toàn thân.
Đặc biệt, những đối tượng sau càng cần chú ý thực hiện xét nghiệm Creatinin ít nhất 3 - 6 tháng/lần:
- Người mắc tiểu đường lâu năm.
- Bệnh nhân cao huyết áp.
- Người có tiền sử mắc bệnh thận.
- Người trên 60 tuổi có bệnh mạn tính.
- Người có triệu chứng phù trong thời gian dài chưa rõ căn nguyên.
- Người dùng thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm trong thời gian dài và thường xuyên tái sử dụng.
Người bệnh được bác sĩ giải thích chỉ số Creatinin bao nhiêu thì phải chạy thận và hướng dẫn phác đồ điều trị
4. Cách kiểm soát chỉ số Creatinin phòng ngừa suy thận
Thực hiện tốt các biện pháp sau là cách tốt nhất để kiểm soát, tránh lo lắng về vấn đề chỉ số Creatinin bao nhiêu thì phải chạy thận:
4.1. Điều chỉnh lối sống tốt cho chức năng thận
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, hạn chế đồ uống chứa cồn và nước ngọt có ga.
- Ăn nhạt, giảm muối và thức ăn nhiều kali như chuối, cam, khoai,… nếu thận yếu.
- Hạn chế đạm động vật nếu đã có dấu hiệu suy thận như đã nhắc đến ở trên.
- Tập thể dục đều đặn mỗi ngày và vừa sức để đảm bảo duy trì lưu thông máu.
4.2. Kiểm soát tốt các bệnh lý nền dễ gây ảnh hưởng đến thận
Nhiều bệnh mạn tính như tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ máu nếu không được kiểm soát tốt có thể gây tổn thương thận âm thầm. Bởi vậy, người có bệnh lý nền cần tuân thủ phác đồ điều trị bệnh nền do bác sĩ chỉ định và không tự ý dùng thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau không kê đơn.
4.3. Thận trọng khi dùng thuốc và thực phẩm chức năng
Trước khi dùng bất cứ loại thuốc hay thực phẩm chức năng nào cũng cần có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Người bệnh không tự ý dùng thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm không steroid như ibuprofen, diclofenac, meloxicam,… vì nhóm thuốc này gây độc cho thận khi dùng trong thời gian dài. Các loại thuốc kháng sinh nhóm aminoglycosid, thuốc lợi tiểu liều cao, hóa chất cản quang cũng cần được cân nhắc cẩn thận vì có thể làm tăng Creatinin.
Như vậy, câu trả lời cho câu hỏi: chỉ số Creatinin bao nhiêu thì phải chạy thận là khi chỉ số này từ 500 - 900 mmol/l (6 - 10 mg/l) trở lên và xuất hiện các triệu chứng lâm sàng rõ ràng, người bệnh có thể sẽ phải điều trị chạy thận nhân tạo.
Nếu phát hiện các triệu chứng như: nôn nhiều, tiểu ít, nước tiểu sẫm màu, phù, ngứa toàn thân,... quý khách hàng nên liên hệ Hotline 1900 56 56 56, đặt lịch khám cùng bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC để được thăm khám, xét nghiệm Creatinin và định hướng điều trị phù hợp.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!