Tin tức

Chỉ số Creatinine là gì? Tìm hiểu về xét nghiệm Creatinine

Ngày 31/03/2025
Tham vấn y khoa: ThS.BS Trần Thị Kim Ngọc
Sự thay đổi chỉ số Creatinine là căn cứ quan trọng cho phép bác sĩ đánh giá chức năng thận. Chính bởi vậy khi biểu hiện triệu chứng của tình trạng suy thận, bệnh nhân thường được chỉ định thực hiện xét nghiệm định lượng Creatinine. Trong bài phân tích dưới đây, MEDLATEC hy vọng có thể giúp bạn đọc hiểu hơn về phương pháp xét nghiệm này.

1. Chỉ số Creatinine là gì?

Creatinine hay Creatinin là một dạng chất thải hình thành từ quá trình thoái biến Creatinphosphate. Trong cơ thể người, Creatinin đến từ hai nguồn chính, bao gồm: 

  • Tổng hợp tại gan: Là Creatinine nội sinh. 
  • Tổng hợp từ thức ăn bổ sung vào cơ thể: Là Creatinine ngoại sinh. 

Nồng độ Creatinine được duy trì ở mức cố định bởi thận, cụ thể hơn, thận sẽ đào thải Creatinine. Chính bởi vậy, nồng độ hay chỉ số Creatinine sẽ giúp đánh giá chức năng lọc thận. 

Sự thay đổi của chỉ số Creatinine phản ánh nhiều điều về chức năng lọc thận

Sự thay đổi của chỉ số Creatinine phản ánh nhiều điều về chức năng lọc thận

2. Nguyên nhân khiến nồng độ Creatinine tăng 

Tình trạng nồng độ Creatinine trong cơ thể tăng cao thường đến từ một số nguyên nhân do bệnh lý như sau:

  • Suy thận trước thận: Cụ thể như suy tim mất bù, mất nước, giảm khối lượng máu tuần hoàn, xuất huyết, hẹp động mạch thận.
  • Suy thận tại thận: Do tổn thương ống thận gặp trong bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, viêm cầu thận, lupus ban đỏ, bệnh thận IgA. Hoặc tình trạng này còn do tổn thương ống thận gặp trong bệnh viêm thận - bể thận, sỏi thận, đa u tủy xương, do chất độc,...
  • Suy thận sau thận: Có thể là do sỏi thận, ung thư tiền liệt tuyến, u bàng quang , ung thư tử cung,... 

Tác dụng phụ của nhiều loại thuốc dễ khiến nồng độ Creatinine tăng

Tác dụng phụ của nhiều loại thuốc dễ khiến nồng độ Creatinine tăng 

3. Triệu chứng cho thấy Creatinine tăng 

Khi chức năng thận bị suy giảm, rối loạn, nồng độ Creatinine trong máu có xu hướng tăng. Biểu hiện ở người bệnh lúc này tương đối đa dạng nhưng cũng có người hoàn toàn bình thường, không có triệu chứng đặc biệt. 

Trong đó, những dấu hiệu thường gặp ở người bị suy thận khiến Creatinine tăng phải kể đến là: 

  • Bàn chân và mắt cá chân bị phù. 
  • Mệt mỏi. 
  • Cơ bắp bị co giật, chuột rút. 
  • Hay cảm thấy ngứa ngáy. 
  • Lên cơn nấc. 
  • Lượng nước tiểu tăng hoặc giảm bất thường. 

Bàn chân và mắt cá bị phù là triệu chứng khá đặc trưng ở người suy thận tăng Creatinin

Bàn chân và mắt cá bị phù là triệu chứng khá đặc trưng ở người suy thận tăng Creatinin

Ngoài ra, người bị suy giảm chức năng thận có thể biểu hiện một vài triệu chứng khác như:

  • Mất ngủ. 
  • Ăn không ngon miệng. 
  • Mất tập trung. 
  • Nước tiểu ít hơn bình thường. 
  • Thói quen đi tiểu thay đổi. 
  • Khi đi tiểu cảm thấy bị nóng rát khó chịu.
  • Vùng mặt, vùng bụng, vùng đùi sưng. 
  • Xuất hiện cơn đau tại vùng hông lưng, khu vực gần vị trí thận. 
  • huyết áp tăng,...

Trường hợp nhận thấy triệu chứng nghi ngờ, bạn cần đi kiểm tra sức khỏe để được bác sĩ tư vấn điều trị kịp thời, hạn chế các biến chứng không mong muốn. 

4. Một số xét nghiệm kiểm tra định lượng Creatinine

Để kiểm tra sự biến động của nồng độ Creatinine, bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh làm 2 xét nghiệm cơ bản sau đây. 

4.1. Xét nghiệm định lượng Creatinine máu

Đây là một trong những xét nghiệm sinh hóa phổ biến giúp kiểm tra nồng độ Creatinine trong máu. Trong phần lớn trường hợp, phân tích định lượng Creatinine máu sẽ được chỉ định cùng xét nghiệm kiểm tra lượng Ure máu. Trong đó, tỷ lệ Ure/Creatinine thường là từ 6:1 đến 20:1. 

Xét nghiệm định lượng Creatinine máu cho phép bác sĩ đưa ra đánh giá chức năng thận

Xét nghiệm định lượng Creatinine máu cho phép bác sĩ đưa ra đánh giá chức năng thận

Kỹ thuật phân tích này có thể được chỉ định trong nhiều trường hợp. Chẳng hạn như khi nghi ngờ bệnh nhân bị mắc bệnh cấp tính, bệnh lý liên quan đến thận, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm kiểm tra Creatinine máu. 

Kết quả phân tích định lượng Creatinine dễ bị tác động bởi những yếu tố như:

  • Chất lượng mẫu bệnh phẩm: Mẫu bệnh phẩm bị vỡ hồng cầu có thể làm thay đổi kết quả xét nghiệm. 
  • Do chế độ ăn: Chế độ ăn quá nhiều thịt. 
  • Các loại thuốc: Nồng độ Creatinine có xu hướng tăng khi bệnh nhân dùng với số loại thuốc như thuốc huyết áp, thuốc hóa trị, thuốc ảnh hưởng đến thận thuộc nhóm Cephalosporin. Trong đó, thuốc lợi tiểu thuộc nhóm Cimetidin, Thiazid và Vancomycin lại làm giảm nồng độ Creatinine. 
  • Chấn thương: Cơ thể bị chấn thương cũng có thể khiến nồng độ Creatinine tăng. 
  • Cơ thể mang thai hoặc bị suy dinh dưỡng: Phụ nữ mang thai, người bị suy dinh dưỡng là đối tượng có nồng độ Creatinine ở mức thấp.

4.2. Xét nghiệm định lượng Creatinine nước tiểu

Chức năng thận suy giảm là nguyên nhân chủ yếu khiến Creatinine bị tích lũy trong cơ thể. Để kiểm tra độ thanh thải Creatinin nhắm đánh giá chức năng thận, bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh làm xét nghiệm định lượng Creatinine trong nước tiểu. 

Trong đó, kỹ thuật phân tích Creatinine niệu nước tiểu 24 giờ sẽ hỗ trợ bác sĩ xác định lượng chất thải được lọc/phút. 

5. Lưu ý khi làm xét nghiệm 

Trước khi lấy mẫu máu hoặc mẫu nước tiểu phục vụ xét nghiệm kiểm tra định lượng Creatinine, bạn tham khảo những lưu ý quan trọng sau đây:

5.1. Đối với xét nghiệm định lượng Creatinine máu 

Kỹ thuật xét nghiệm này sẽ tiến hành trên huyết tương hoặc huyết thanh. Có thể làm vào bất cứ thời gian nào trong ngày, không phải kiêng ăn trước khi xét nghiệm. 

Tuy nhiên, nếu đang dùng bất kỳ loại thuốc hay thực phẩm chức năng nào, bạn phải thông báo tình hình sử dụng thuốc cho bác sĩ. 

5.2. Đối với xét nghiệm định lượng Creatinine nước tiểu 

Để đảm bảo kết quả xét nghiệm định lượng Creatinine nước tiểu chính xác, bạn cần lấy mẫu đúng cách, chú ý tham khảo hướng dẫn của bác sĩ. Cụ thể:

  • Nước tiểu cần lấy làm xét nghiệm là nước tiểu 24 giờ. 
  • Bổ sung cho cơ thể đủ nước hoặc tham khảo tư vấn của bác sĩ về cách thức dung nạp lượng chất lỏng trước khi lấy mẫu. 
  • Cố gắng duy trì tinh thần thoải mái, tránh vận động thể lực cường độ cao. 
  • Nếu tự lấy nước tiểu tại nhà, bạn cần bảo quản đúng cách và chuyển mẫu nhanh chóng đến trung tâm xét nghiệm. 

Khi lấy mẫu nước tiểu, bạn cần gom nước tiểu trong 24 giờ

Khi lấy mẫu nước tiểu, bạn cần gom nước tiểu trong 24 giờ

Hiện nay, nhiều cơ sở y tế có thể thực hiện xét nghiệm Creatinine. Tuy vậy, nếu muốn nhận kết quả phân tích nhanh và chính xác, bạn nên ưu tiên lựa chọn những cơ sở y tế uy tín, trang bị đầy đủ trang thiết bị hiện đại như Hệ thống Y tế MEDLATEC. Cụ thể, MEDLATEC hiện đang sở hữu Trung tâm Xét nghiệm chuẩn quốc tế ISO 15189:2022, được Hội Bệnh học Hoa Kỳ cấp chứng chỉ CAP. Bên cạnh xét nghiệm Creatinine, trung tâm còn có thể triển khai nhiều kỹ thuật phân tích nâng cao khác.

Hy vọng chia sẻ trên đây của MEDLATEC đã giúp bạn đọc hiểu hơn về chỉ số Creatinine. Nếu cần đặt lịch khám hoặc xét nghiệm, Quý khách vui lòng liên hệ đến tổng đài tư vấn 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ thêm. 

Từ khoá: huyết áp suy thận

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ