Các tin tức tại MEDlatec

Đau đầu gối là do đâu? Có nguy hiểm không?

Ngày 30/09/2023
Đầu gối là một trong những bộ phận chịu nhiều áp lực và phải hoạt động thường xuyên nên rất dễ bị tác động dẫn đến đau nhức. Các cơn đau đầu gối thường ở các mức độ khác nhau tùy vào nguyên nhân. Vậy vì sao đầu gối bị đau? Có ảnh hưởng gì không?

1. Đau đầu gối là do đâu?

Đầu gối là cơ quan đóng vai trò quan trọng đối với việc di chuyển và cử động của 2 chi dưới đồng thời nâng đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thể. Do hoạt động nhiều và chịu áp lực lớn đầu gối rất dễ bị tổn thương và tiềm ẩn nguy cơ mắc các vấn đề về cơ xương khớp dẫn đến đau nhức. Những nguyên nhân gây đau đầu gối phổ biến là:

Do bệnh lý

Tình trạng đau đầu gối dai dẳng đi kèm với những triệu chứng khác như tê bì, cứng khớp, khó vận động có thể là dấu hiệu của các bệnh lý sau:

●       Thoái hóa khớp gối: Quá trình lão hóa do tuổi tác là tác nhân gây thoái hóa khớp gối. Ngoài ra, những tác động mạnh đến khớp gối gây chấn thương hoặc người bị béo phì, ít vận động, ăn uống thiếu chất, béo phì, tác dụng phụ của một số loại thuốc khi sử dụng trong thời gian dài,… cũng là yếu tố dẫn đến thoái hóa khớp gối gây đau nhức, nhất là khi vận động.

●       Gout: Là tình trạng rối loạn chuyển hóa Acid Uric khiến các tinh thể Urat tích tụ trong khớp gối, tổ chức xương hoặc bao hoạt dịch dẫn đến tình trạng đau nhức dữ dội, đi kèm là hiện tượng sưng, đỏ.

●       Viêm bao hoạt dịch khớp gối: Khi túi chứa dịch lỏng nằm bên trong khớp gối bị viêm sẽ dẫn đến các cơn đau nhức, cứng khớp, bệnh nhân khó khăn khi đi lại, gối sưng đỏ. Dịch tiết quá nhiều có thể dẫn đến tràn dịch khớp gối.

●       Viêm khớp dạng thấp: Là bệnh lý mạn tính có nguồn gốc từ hệ miễn dịch khiến các khớp sưng, đau, xơ cứng. Thường gặp ở khớp gối, lưng, tay và bàn chân,…

Đau nhức đầu gối có thể là dấu hiệu của thoái hóa khớp gối

Do chấn thương

Những trường hợp như té ngã, tai nạn, va đập với vật cứng, phẫu thuật xương khớp,… có thể làm tổn thương khớp gối và gây ra tình trạng đau nhức do trật khớp, giãn dây chằng, bong gân,... Ngoài ra, những người lao động nặng, thường xuyên làm việc quá sức, bốc vác, người thường xuyên ngồi hoặc đứng quá lâu ở một tư thế cũng dễ bị đau đầu gối 

Do thói quen

Một số thói quen không lành mạnh làm tăng nguy cơ xảy ra tình trạng đau nhức đầu gối là:

●       Thức khuya quá độ để chơi game, xem phim, lướt mạng xã hội hoặc làm việc.

●       Ăn uống không điều độ, ăn nhiều thực phẩm cay, nóng, dầu mỡ, ít chất xơ và vitamin, khoáng chất.

●       Thường xuyên sử dụng các chất kích thích như cà phê, thuốc lá, tiêu thụ rượu, bia, đồ uống có cồn, nước ngọt thường xuyên.

●       Lười vận động, không tập thể dục.

Đây cũng chính là những yếu tố góp phần khiến cho tình trạng đau đầu gối và tỷ lệ người mắc các bệnh lý xương khớp có xu hướng trẻ hóa dần.

Chấn thương do vận động, chơi thể thao có thể làm tổn thương đầu gối gây đau

2. Đau đầu gối có nguy hiểm không?

Đau nhức đầu gối thường là dấu hiệu sớm cảnh báo bệnh lý xương khớp. Lâu ngày, các cơn đau nhức có thể đi kèm với những triệu chứng sau:

●       Khi trời chuyển mùa hoặc lúc vận động mạnh, leo cầu thang, tập thể thao,… mức độ đau tăng dần thậm chí khiến người bệnh không thể vận động.

●       Đầu gối có hiện tượng nóng, đỏ, sưng và cứng khớp, các cử động trở nên khó khăn và kém linh hoạt hơn bình thường.

●       Có thể nghe âm thanh lục cục bên trong đầu gối.

Nếu xuất hiện các triệu chứng này, người bệnh cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để thăm khám, chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời. Tùy theo từng trường hợp mà tình trạng đau nhức đầu gối có nguy hiểm hay không. Tuy nhiên, trong bất kỳ trường hợp nào thì người bệnh cũng nên đi khám để xác định rõ nguyên nhân và từ đó đưa ra biện pháp khắc phục nhằm hạn chế biến chứng.

Nhiều trường hợp đau nhức gối không điều trị có thể dẫn đến mất ngủ thường xuyên, gây nhiều ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống hàng ngày. Nặng hơn có thể khiến người bệnh mất khả năng vận động khớp gối hay bại liệt chân. 

Đau nhức gối kéo dài làm cản trở đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh

3. Cách giảm đau nhức đầu gối

Bên cạnh việc tuân thủ theo những hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ về phương pháp điều trị, người bệnh còn có thể giảm đau bằng một số phương pháp sau:

●       Chườm nóng đối với các bệnh lý viêm khớp mạn tính, chườm lạnh đối với các tình trạng tổn thương khớp gối cấp tính ở vị trí đau để tăng quá trình lưu thông máu, giúp giảm đau, giảm sưng.

●       Xoa bóp, bấm huyệt hoặc châm cứu cũng là cách để khắc phục tạm thời các cơn đau nhức đầu gối.

●       Tập vật lý trị liệu với những bài tập phù hợp có thể giúp cải thiện các vấn đề xương khớp, tăng độ linh hoạt và khả năng vận động của đầu gối. Tuy nhiên, cần phải kiên trì vì sẽ tốn rất nhiều thời gian.

●       Người bệnh nên nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh làm việc quá sức, thức đêm, mang vác nặng, ngồi hoặc đứng quá lâu.

●       Chú ý thay đổi chế độ ăn uống cân đối, phù hợp và đầy đủ dưỡng chất, hạn chế thực phẩm giàu chất béo, tăng cường thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, nhất là canxi, vitamin D để hỗ trợ quá trình làm việc của xương khớp.

●       Tập thể dục thường xuyên với những bài tập phù hợp thể trạng, nếu chơi thể thao thì nên mang đồ bảo hộ khớp gối để tránh tổn thương khiến tình trạng nặng hơn.

Trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị đau khớp gối nào, bạn cũng cần phải thăm khám và có chỉ định thực hiện từ bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc uống khi không có đơn thuốc từ bác sĩ hoặc chuyên gia y tế.  Việc tự ý điều trị có thể khiến tình trạng đau nhức đầu gối ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn và gây biến chứng nguy hiểm.

Lựa chọn địa chỉ uy tín để thăm khám và điều trị các bệnh lý xương khớp

Hiện nay, Hệ thống Y tế MEDLATEC là đơn vị thăm khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý xương khớp uy tín mà bạn không nên bỏ qua. Nếu bạn đang có những triệu chứng như đau đầu gối, cứng khớp, sưng đỏ thì hãy liên hệ ngay với MEDLATEC thông qua hotline: 1900 56 56 56 để được tư vấn và đặt lịch khám với bác sĩ chuyên khoa. 

Từ khoá: đau đầu gối

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.