Tin tức

Đau đầu gối phải có nguy hiểm không? Cách điều trị và phòng tránh

Ngày 01/01/2024
Nguyễn Thu Hằng
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh

Key chính: đau đầu gối phải

Đau đầu gối phải có nguy hiểm không? Cách điều trị và phòng tránh

Đau đầu gối phải là tình trạng có thể gặp ở nhiều người. Nếu đầu gối chỉ tổn thương nhẹ, không bị ảnh hưởng bởi bệnh lý xương khớp thì các cơn đau thường biến mất không lâu sau đó. Tuy vậy, nếu cơn đau kéo dài đi kèm  với các dấu hiệu bất thường khác thì bạn cần đi khám và điều trị càng sớm càng tốt.

1. Đau đầu gối phải có nguy hiểm không?

Đau đầu gối phải là tình trạng xuất hiện cơn đau tại khu vực đầu gối phía bên phải. Bất kỳ ai cũng có thể gặp phải tình trạng này. Thông thường, cơn đau xuất hiện ở chính giữa khớp gối hoặc từ hệ thống các mô mềm, mạng lưới dây chằng, phần túi dịch nằm ở xung quanh đầu gối.

Đau đầu gối bên phải là tình trạng không hiếm gặp

Phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Nếu chỉ là do chấn thương phần mềm thì cơn đau đầu gối sẽ tự biến mất sau một khoảng thời gian. Nhưng nếu cơn đau không thuyên giảm hoặc có thêm biểu hiện bất thường thì bạn cần đi thăm khám sớm để được điều trị.

2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau đầu gối phải

Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau đầu gối bên phải. Chẳng hạn như:

-         Dây chằng bị chấn thương: Khi vận động mạnh, dây chằng chéo trước dễ bị chấn thương, gây ra cơn đau ở vùng đầu gối.

-         Sụn chêm bị rách: Khiến khớp gối bị trẹo, gây ra cơn đau.

-         Gãy xương đầu gối: Chủ yếu do chấn thương từ tác động bên ngoài hoặc di chuyển không đúng tư thế.

-         Gân bánh chè bị viêm: Tình trạng viêm bánh chè thường xuất hiện khi có chấn thương tại vùng gân xương. Người hay chạy bộ cường độ cao, tập thể thao quá sức dễ gặp phải tình trạng này.

-         Khớp đồi chè bị trật: Khi xương bánh chè không còn nằm ở vị trí ban đầu, đầu gối sẽ bị trẹo. Các cơn đau cũng xuất hiện từ đây.

-         Đầu gối phải bị viêm túi dịch: Trong nhiều trường hợp, đầu gối bị chấn thương hoặc hoạt động quá mức, hệ thống túi dịch xung quanh dễ bị viêm dẫn đến tình trạng đau nhức đầu gối.

-         Ảnh hưởng từ một số bệnh lý khác: Chẳng hạn như Osgood-Schlatter, viêm khớp gối, viêm khớp dạng thấp, gout, thoái hóa khớp,... đều là tác nhân khiến đầu gối bị đau nhức khó chịu.

Chấn thương có thể làm đầu gối bị tổn thương, gây cảm giác đau

3. Đối tượng dễ bị đau đầu gối

Bất kỳ ai cũng có nguy cơ bị đau đầu gối. Tuy nhiên dễ gặp phải nhất vẫn là một số nhóm đối tượng dưới đây:

-         Người cao tuổi, xương khớp bị lão hóa.

-         Người bị thừa cân.

-         Vận động viên thể thao thường xuyên hoạt động cường độ cao.

-         Người lao động làm việc trong môi trường nguy hiểm, dễ bị chấn thương.

-         Người mắc bệnh lý về xương khớp,...

Vận động viên thể thao là nhóm đối tượng rất hay bị đau đầu gối

4. Phương pháp chẩn đoán chứng đau đầu gối

Để chẩn đoán tình trạng đau đầu gối phải của người bệnh, bác sĩ cần kết hợp thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng, cụ thể:

-         Thăm hỏi tiền sử: Đầu tiên bác sĩ sẽ hỏi các thông tin như tiền sử bệnh án, nghề nghiệp, vị trí đau, cơn đau ra sao, có bị chấn thương không, cơn đau có ảnh hưởng đến giấc ngủ hay không,....

-         Thăm khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ quan sát và lần lượt kiểm tra khớp gối, độ linh hoạt khi duỗi gập, khả năng chuyển động của phần hông và đầu gối. Cùng với đó là mức độ chịu lực của phần cẳng chân, đùi và hệ thống xương bánh chè, độ săn chắc của cơ đùi.

-         Chẩn đoán hình ảnh: Người bệnh sẽ được chỉ định chụp X-quang để kiểm tra xương. Ngoài ra, bác sĩ còn có thể chỉ định cho người bệnh chụp CT hoặc chụp MRI nhằm xác định mức độ tổn thương tại phần mô mềm.

Bác sĩ kiểm tra phim chụp X-quang đầu gối để chẩn đoán bệnh lý

5. Cách điều trị và phòng tránh đau đầu gối

5.1. Điều trị

5.1.1. Dùng thuốc

Với tình trạng đau đầu gối nhẹ, người bệnh có thể sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, kết hợp với chườm lạnh, nghỉ ngơi đầy đủ. Còn với những trường hợp nặng hơn, bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau, thuốc chống viêm theo đơn. Trong quá trình dùng thuốc, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ liều lượng bác sĩ đã đưa ra.

5.1.2. Vật lý trị liệu

Là những phương pháp kích thích hoạt động, duy trì sự ổn định của khớp gối. Theo đó, người bệnh thường được yêu cầu tiến hành một số bài tập chuyển động, giúp đầu gối phải hoặc trái hoạt động linh hoạt hơn.

Tập vật lý trị liệu đầu gối

Khi thực hiện bài tập, bệnh nhân đôi khi phải sử dụng thêm đệm lót vòm cho một bên chân hoặc một số loại nẹp nhằm bảo vệ, nâng đỡ khớp gối hiệu quả hơn.

5.1.3. Tiêm thuốc

Trong một vài trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh tiêm thuốc giảm đau, giảm viêm. Các loại thuốc này có tác dụng hỗ trợ điều trị, giảm triệu chứng đau, cải thiện chức năng vận động.

5.1.4. Phẫu thuật

Trường hợp các biện pháp điều trị trên không hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật cho bệnh nhân bị đau đầu gối. Bao gồm:

-         Phẫu thuật nội soi: Chỉ định trong trường hợp cần loại bỏ phần lỏng lẻo bên trong khớp, phần sụn không còn khả năng phục hồi. Từ đó hỗ trợ tái tạo phần dây chằng bị tổn thương.

-         Phẫu thuật thay khớp gối bán phần: Chủ yếu được chỉ định khi một phần của khớp gối bị tổn thương nặng, không còn khả năng phục hồi. Khớp gối thay mới thường làm từ kim loại hoặc nhựa đặc biệt.

-         Phẫu thuật thay khớp gối toàn phần: Bác sĩ sẽ tiến hành cắt đi phần xương và phần sụn không còn khả năng phục hồi. Tiếp theo, một lớp nhân từ chất liệu hợp kim, nhựa đặc và polyme được đặt vào, thay thế xương và sụn vừa bị cắt đi.

-         Phẫu thuật đục xương sửa trục: Đây là loại hình phẫu thuật giúp lấy ra phần xương bị tổn thương, không thể phục hồi khỏi khu vực xương chày và xương đùi. Sau khi tiến hành phẫu thuật, người bệnh có thể bớt cơn đau đầu gối do viêm khớp. Nếu thực hiện thành công, bệnh nhân sẽ không phải thay khớp gối toàn phần.

5.2. Phòng tránh

Để phòng tránh tình trạng đau đầu gối, bạn cần lưu ý:

-         Luyện tập thể dục thể thao vừa sức.

-         Khi cần tăng mức độ luyện tập, bạn hãy tăng cấp độ từ từ.

-         Trước khi thi đấu thể thao, bạn nên khởi động nhẹ.

-         Ăn uống điều độ, duy trì cân nặng ở mức vừa phải.

-         Để bảo vệ đầu gối, bạn cần dùng thêm miếng đệm đầu gối khi tập luyện thể thao hoặc vận động nhiều.

-         Luôn đi giày vừa cỡ khi tập luyện bất kỳ môn thể thao nào.

Luyện tập thể dục thể thao vừa sức

Tình trạng đau đầu gối phải có thể là do chấn thương, bệnh lý xương khớp. Nếu nhận thấy cơn đau không thuyên giảm, bạn nên tìm đến các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời. Chuyên khoa Xương khớp thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC là địa chỉ y tế uy tín bạn có thể lựa chọn để khám và kiểm tra. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ hotline 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được tư vấn cụ thể.

BS Chỉnh đã duyệt.

 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ