Các tin tức tại MEDlatec

Gãy xương mũi nguy hiểm như thế nào?

Ngày 08/12/2022
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới gãy xương mũi. Càng phát hiện sớm thì hiệu quả điều trị bệnh càng cao. Ngược lại, để bệnh lâu ngày có thể gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và giảm chức năng sinh lý của mũi. 

1. Dấu hiệu nhận biết gãy xương mũi

Vị trí của mũi là ở trung tâm của khuôn mặt vì thế dễ bị tổn thương khi gặp phải tác động từ ngoại lực. Tình trạng gãy xương mũi có thể phân loại thành nhiều loại như sau: Gãy di lệch, gãy không di lệch, gãy hỗn hợp hay gãy nén.

Đau mũi khi bị gãy xương mũi

Khi bị gãy xương mũi, bệnh nhân có thể gặp phải một số triệu chứng như: Mũi bị sưng đau, bầm tím, chảy máu mũi, xây xước da ở vùng mũi, khó thở ở cả hai bên hoặc chỉ một bên mũi, biến dạng mũi,....

Nếu gặp phải những triệu chứng sau, bệnh nhân cần đi khám sớm:

+ Gặp phải chấn thương khiến mũi bị biến dạng.

+ Đã sử dụng thuốc giảm đau nhưng vẫn cảm thấy đau ở vùng mũi.

+ Sưng mũi kéo dài hơn 3 ngày.

+ Chảy máu cam thường xuyên.

+ Trên mũi có những vết thương hở.

+ Các cục máu đông xuất hiện ở vách ngăn mũi.

+ Người bệnh cảm thấy đau mũi và khó thở.

+ Đau nhức đầu nghiêm trọng.

+ Có biểu hiện mắt mờ, nhìn đôi.

+ Người bệnh bị đau cổ, cứng cổ.

+ Cánh tay bị tê hoặc ngứa ran.

2. Một số nguyên nhân dẫn đến gãy xương mũi

Những tác động mạnh lên mũi chính là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến gãy xương mũi. Cụ thể như sau:

Tác động mạnh vào mũi có thể dẫn tới gãy xương

- Bị va đập mạnh vào mũi.

- Bị ngã khiến mũi chấn thương.

- Tác động mạnh vào mũi khi đang chơi thể thao.

- Do bị tai nạn giao thông.

Trẻ em và người cao tuổi dễ bị té ngã hơn nên nguy cơ bị gãy xương mũi ở nhóm đối tượng này cũng cao hơn.

3. Chẩn đoán và điều trị gãy xương mũi

Để chẩn đoán tình trạng gãy xương mũi, các bác sĩ sẽ kiểm tra những triệu chứng lâm sàng và chỉ định người bệnh chụp X-quang hay chụp CT để xác định rõ mức độ chấn thương.

Tùy vào mức độ bệnh, các bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp để có được hiệu quả tích cực:

- Sơ cứu tại nhà:

+ Nếu xảy ra tình trạng chảy máu mũi: Cần thực hiện sơ cứu bằng cách ngồi xuống, nghiêng người ra trước và thở bằng miệng để phòng tránh máu bị chảy xuống cổ họng. Nếu máu vẫn tiếp tục chảy thì nên bóp chặt 2 cánh mũi để kích thích quá trình đông máu, hạn chế chảy nhiều máu.

+ Trường hợp không bị chảy máu nhưng bị sưng đau có thể giảm đau bằng cách ngước cao đầu và sử dụng thuốc giảm đau.

+ Có thể chườm lạnh lên mũi để giảm đau. Tuy nhiên, nếu có vết xước, rách da mũi gây chảy máu thì không được áp dụng phương pháp này để tránh nhiễm trùng.

+ Nếu xương gãy trồi qua da, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được bác sĩ điều trị theo phác đồ phù hợp.

Nên đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị sớm

- Các phương pháp điều trị y tế:

Mục đích của các phương pháp điều trị là giúp khôi phục lại hình dạng của mũi và làm thông thoáng đường thở. Bệnh cần được điều trị sớm để tránh tình trạng can xương xấu.

Dưới đây là những biện pháp y tế thường được áp dụng:

+ Nếu bị gãy xương mũi nhưng không xảy ra tình trạng di lệch, bệnh nhân chỉ cần điều trị nội khoa kết hợp với chế độ nghỉ ngơi hợp lý.

+ Nếu tình trạng gãy kín và kèm theo di lệch: Bác sĩ có thể chỉ định nâng xương chính và đồng thời nắn chỉnh vách ngăn mũi và loại bỏ phần máu tụ ở vách ngăn và hốc mũi. Đặt meche hốc mũi kèm theo nẹp mũi phía ngoài trong khoảng 7 ngày.

+ Nếu bệnh nhân bị gãy xương hở: Việc đầu tiên bạn cần làm đó là làm sạch da và lấy dị vật nếu có. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành đặt lại và cố định xương, nắn chỉnh vách ngăn, lấy máu tụ. Kèm theo đó, đặt meche mũi kết hợp sử dụng thuốc điều trị.

Sau khoảng 1 đến 2 tuần, vết thương sẽ hồi phục. Tuy nhiên, tốc độ hồi phục của từng người bệnh sẽ khác nhau, phụ thuộc vào những yếu tố sau:

+ Mức độ sưng mũi, mức độ chảy máu.

+ Tình trạng thông khí mũi.

+ Có dấu hiệu tổn thương sọ não hay không.

4. Gãy xương mũi nguy hiểm như thế nào?

Phần lớn những trường hợp gãy xương mũi sẽ không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như sau:

- Gãy sụn.

- Vách ngăn bị lệch gây thu hẹp đường mũi. Đối với những trường hợp này, bác sĩ có thể chỉ định dùng một số loại thuốc như thuốc kháng histamin, thuốc giúp thông mũi giúp cải thiện tình trạng vách ngăn lệch.

- Tụ máu vách ngăn: Là tình trạng máu đông trong mũi bị vỡ. Khi xảy ra hiện tượng tụ máu vách ngăn, một bên hoặc hai bên lỗ mũi sẽ bị tắc. Để lâu ngày có thể gây tổn thương sụn. Chính vì thế, những trường hợp này cần được phẫu thuật càng sớm càng tốt.

5. Một số phương pháp phòng tránh gãy xương mũi

Gãy xương mũi là thường là do tác động mạnh đến mũi gây ra. Vì thế, để phòng ngừa tình trạng này, bạn cần chú ý phòng tránh nguy cơ vấp ngã gây tác động mạnh lên mũi bằng những phương pháp cụ thể sau:

Thắt dây an toàn khi ngồi ô tô để tránh va đập gây gãy xương mũi

- Lựa chọn những loại giày có lực bám tốt để tránh xảy ra vấp ngã trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày hoặc khi đang chơi thể thao.

- Nếu tham gia các môn thể thao, bạn cần lựa chọn những trang phục phù hợp, đồ phòng hộ để tránh chấn thương cho mũi và toàn cơ thể.

- Nên đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông hay khi tham gia các trò chơi như lướt ván, đi xe đạp,...

- Khi ngồi trong xe ô tô, cần nhớ thắt dây an toàn.

Trên đây là những thông tin cơ bản giúp bạn nhận biết dấu hiệu gãy xương mũi và mức độ nguy hiểm của chấn thương này. Nếu còn thắc mắc hoặc có nhu cầu kiểm tra sức khỏe, quý khách hàng có thể đến trực tiếp Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hoặc liên hệ qua tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.