Tin tức

Gãy xương hàm có nguy hiểm không - đâu là cách xử lý?

Ngày 17/06/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Xương hàm được xem là một trong những bộ phận quan trọng nhất của khuôn mặt. Khi bị chấn thương có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng cũng như cấu trúc khuôn mặt. Trong đó, gãy xương hàm là một chấn thương khá phổ biến, tuy nhiên bạn không được xem thường nó, bởi nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều hậu quả nguy hiểm.

Gãy xương hàm được xem là chấn thương khá nghiêm trọng

Gãy xương hàm được xem là chấn thương khá nghiêm trọng

1. Tìm hiểu về tình trạng gãy xương hàm

Việc tìm hiểu về gãy xương hàm là điều rất cần thiết. Điều này có thể giúp bạn phòng tránh cũng như nhận biết tình trạng một cách kịp thời.

Gãy xương hàm là gì?

Gãy xương hàm được xem là một trong những chấn thương khá nguy hiểm. Tình trạng này được chia thành hai loại là gãy xương hàm trên và gãy xương hàm dưới. Nó gây nhiều phiền toái đến sức khỏe cũng như khả năng nói cũng như ăn uống của người bệnh. Vì thế, không may bị tai nạn vùng mặt bạn hãy quan tâm hơn đến vùng xương hàm, đây là vùng khả năng cao bị chấn tưởng, chỉ đứng sau vùng mũi.

Gãy xương hàm bao lâu thì lành? Đây là nỗi băn khoăn của nhiều người. Tuy nhiên, thời gian lành của xương hàm không cụ thể, điều này còn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và cách điều trị. Thông thường, thời gian lành hoàn toàn của xương hàm là từ 4 - 6 tháng. Nếu tình trạng nhẹ hơn thì thời gian lành có thể ngắn hơn.

Biểu hiện của gãy xương hàm

Thông thường, khi bị gãy xương hàm bạn thường sẽ có những triệu chứng sau:

  • Khó khăn trong việc cử động miệng.

  • Mặt bị sưng vù, bầm tím.

  • Cảm giác đau đớn, đặc biệt là khi ăn nhai.

  • Miệng bị chảy máu.

Nguyên nhân gây ra gãy xương hàm

  • Tai nạn giao thông: đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra gãy xương hàm.

  • Chấn thương khi đang tập luyện: đây là nguyên nhân thường gặp đối với các vận động viên khi tập luyện các môn thể thao nguy hiểm.

  • Chấn thương do lao động: những công nhân làm việc trong môi trường nguy hiểm là đối tượng thường xuyên gặp phải tình trạng này.

  • Tai nạn trong sinh hoạt: các hoạt động sinh hoạt hằng ngày cũng tiềm ẩn nguy cơ gặp các chấn thương tác động và gây tổn thương đến xương hàm.

2. Gãy xương hàm nguy hiểm như thế nào?

Gãy xương hàm là một chấn thương khá nghiêm trọng, vì thế người bệnh không thể xem thường. Nếu không được tiến hành can thiệp kịp thời, nó có thể làm tổn thương dây thần kinh dẫn tới tê vùng da dưới mắt, chứng song thị (nhìn một vật thành hai). Ngoài ra, điều này còn ảnh hưởng tới cấu trúc của xương gò má, bạn chỉ cần dùng một ngón tay vuốt dọc theo xương gò má là có thể cảm nhận rõ sự bất thường này.

Gãy xương hàm có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng

Gãy xương hàm có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng

Có thể thấy rằng, nguyên nhân gây ra tình trạng gãy xương hàm đều đến từ các chấn thương nghiêm trọng. Những chấn thương này cũng đủ mạnh để gây ảnh hưởng tới sọ não, cột sống cổ, chảy máu trong,... Điều này rất dễ gây sưng viêm và làm khuôn mặt bị biến dạng. Ngoài ra, tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng còn do khe hở giữa các chân răng (xuất hiện do chấn thương), tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm xương hàm, khó khăn trong việc điều trị.

3. Cách xử lý khi bị gãy xương hàm

Khi bị chấn thương nghiêm trọng gây gãy xương hàm, nhiều người thường khá lúng túng không biết phải làm sao. Dưới đây là những điều bạn nên thực hiện:

Cần làm gì khi bị gãy xương hàm

Đau đớn và khó chịu là điều không thể tránh khỏi khi bị gãy xương hàm. Trước khi đến bệnh viện để điều trị, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau để giảm cảm giác đau đớn, cụ thể:

  • Chườm đá: đây không chỉ là biện pháp giúp giảm sưng làm còn giảm đau hiệu quả.

  • Không nắn chỉnh khớp hàm: việc này không những không giúp khớp hàm quay về vị trí ban đầu mà còn khiến tình trạng trầm trọng hơn.

  • Cố định hàm: hãy sử dụng dải băng để cố định hàm với đỉnh đầu để hạn chế tình trạng lệch hàm.

  • Hãy nhặt răng không may bị gãy, rụng ra khỏi miệng, bảo quản thật sạch sẽ và nguyên trạng rồi mang theo chúng khi tới bệnh viện.

Khi nào cần đến bệnh viện?

Nhiều trường hợp chấn thương nặng không làm xương hàm gãy ngay lúc đó, vì thế nhiều người đã bỏ qua thời điểm điều trị vàng. Vì thế, hãy đến bệnh viện càng nhanh càng tốt để được can thiệp các phương pháp điều trị gãy xương hàm nếu bạn gặp chấn thương vùng hàm và đi kèm với các dấu hiệu sau:

  • Hàm lệch ra khỏi vị trí bình thường.

  • Cảm giác đau đớn truyền từ hàm hoặc vùng dưới tai.

  • Các khớp cắn của 2 hàm răng không tương ứng.

  • Răng có dấu hiệu lung lay hoặc đã bị rụng.

  • Khó khăn trong việc cử động hàm.

  • Vùng da ở xương hàm có xuất hiện vết sưng hoặc bầm tím.

Nếu nhận thấy các triệu chứng trên cần đến bệnh viện càng nhanh càng tốt

Nếu nhận thấy các triệu chứng trên cần đến bệnh viện càng nhanh càng tốt

Để không xảy ra bất kỳ hậu quả nào ảnh hưởng tới sức khoẻ, khi thấy các dấu hiệu trên hãy đến các cơ sở y tế để điều trị càng nhanh càng tốt bạn nhé.

Phòng ngừa tình trạng gãy xương hàm

Tuy rằng, gãy xương hàm thường gây ra do các tai nạn bất ngờ, nhưng bạn vẫn có thể phòng tránh tình trạng này bằng cách:

  • Luôn thắt dây an toàn khi tham gia giao thông, kể cả khi xe của bạn đã được trang bị túi khí. Nếu xe của bạn là xe mô tô, xe gắn máy hãy đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn.

  • Trong quá trình tập luyện và thi đấu các môn thể thao có tính va chạm nhiều nên mang mặt nạ bảo vệ và mũ bảo hiểm. Điều này giúp hạn chế các chấn thương nghiêm trọng có thể xảy ra, trong đó có cả gãy xương hàm.

  • Trong sinh hoạt hằng ngày, cần đi cẩn thận những vùng dễ trơn trượt để hạn chế va đập vùng đầu hay xương hàm.

  • Đối với trẻ nhỏ, phụ huynh không nên khuyến khích các bé tham gia các môn thể thao bạo lực như võ quyền anh,...

Khi tập luyện các môn thể thao nguy hiểm cần trang bị các thiết bị bảo vệ

Khi tập luyện các môn thể thao nguy hiểm cần trang bị các thiết bị bảo vệ

Có thể thấy rằng, gãy xương hàm là một chấn thương khá nghiêm trọng. Nó có thể gây ra nhiều hậu quả không tốt đến sức khoẻ và thẩm mỹ của người bệnh. Vì thế, nếu sau khi gặp chấn thương vùng hàm có đi kèm với các triệu chứng trên, hãy đến cơ sở y tế uy tín để điều trị kịp thời.

Ngoài việc điều trị bệnh, việc lựa chọn cơ sở y tế uy tín để thăm khám cũng là nỗi lo lắng của nhiều người dân. Được biết, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những địa chỉ khám chữa bệnh hàng đầu cả nước.

Trong đó phải kể đến Chuyên khoa Răng Hàm Mặt, cũng là địa chỉ đáng tin cậy để bạn điều trị các vấn đề về răng miệng. Nơi đây không chỉ quy tụ các chuyên gia, bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao mà còn sở hữu máy móc, trang thiết bị y tế tiên tiến, hiện đại đáp ứng mọi nhu cầu của quý khách hàng.

Nếu vẫn còn thắc mắc liên quan đến vấn đề này hay có nhu cầu đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC, quý khách xin vui lòng liên hệ qua đường dây nóng 1900 56 56 56.

Để được tư vấn trực tiếp cùng bác sĩ và hiểu rõ tình trạng răng - miệng của mình, Quý khách hàng cũng có thể liên hệ ngay đội ngũ tiến sĩ, bác sĩ trên 15 năm kinh nghiệm của Hệ thống nha khoa MedDental - Medlatec tại:

- Tổng đài: 1900 4000 66 | Đường dây nóng: 0969 789 888

- Website: meddental.vn

- Địa chỉ cơ sở:

  • Cơ sở 1: 87 Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Cơ sở 2: 03 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
  • Cơ sở 3: 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội
  • Cơ sở 4: 42-44-66 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội
  • Cơ sở 5: 31 Ngõ 23 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.