Các tin tức tại MEDlatec
Khi dùng thuốc nhỏ tai cho trẻ nhỏ, ba mẹ cần lưu ý điều gì?
- 26/11/2024 | Dấu hiệu cảnh báo vô sinh ở tuổi dậy thì: Những điều phụ huynh và trẻ cần biết
- 26/11/2024 | Gợi ý cách chữa nói ngọng ở trẻ em hiệu quả ba mẹ có thể tham khảo
- 26/11/2024 | Hướng dẫn chọn đồ chơi cho trẻ từ 1 đến 2 tuổi: Lựa chọn phù hợp – bé thông minh
- 27/11/2024 | Cách chữa tật nháy mắt ở trẻ em và lưu ý để phòng bệnh
- 27/11/2024 | Bệnh tim mạch ở trẻ: Nguyên nhân và cách phòng ngừa
1. Tác dụng chính của thuốc nhỏ tai với trẻ nhỏ
Các thuốc nhỏ tai cho trẻ nhỏ chủ yếu được sản xuất dưới dạng dung dịch, mục đích để giảm tình trạng viêm, điều trị bệnh lý ở tai như viêm tai ngoài, viêm tai giữa. Việc sử dụng thuốc nhỏ tai cho phép thuốc đi vào ống tai, phát huy tác dụng và xử lý hiệu quả các vấn đề ở tai. Hơn nữa, bác sĩ có thể chỉ định cha mẹ tự nhỏ thuốc cho trẻ tại nhà, thuận tiện cho quá trình điều trị.
Thuốc nhỏ tai giúp giảm tình trạng viêm nhiễm
2. Một số loại thuốc nhỏ tai hỗ trợ trị viêm tai cho trẻ nhỏ
2.1. Thuốc nhỏ tai chứa chất gây tê
Hiện nay, loại thuốc nhỏ tai chứa chất gây tê trên thị trường khá đa dạng. Thành phần đặc trưng của những loại thuốc này là Benzocaine, Lidocaine,... giúp điều trị chứng viêm tai ở trẻ trên 2 tuổi. Bởi chứa thành phần gây tê nên thuốc có thể giúp giảm đau khá nhanh.
Trong nhiều loại thuốc nhỏ trị viêm giữa tai thường chứa thành phần chất gây tê
Thuốc có chỉ định điều trị cho từng bệnh lý cụ thể không tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Mặt khác vì thành phần của thuốc chứa chất gây tê nên sẽ cần thận trọng dùng cho trẻ nhỏ. Vì nếu sử dụng không đúng cách, trẻ dễ bị ảnh hưởng bởi tác dụng phụ không mong muốn.
Với trẻ bị viêm tai giữa đã biểu hiện triệu chứng đau, hay quấy khóc, chán ăn, không ngủ, ba mẹ hãy cho trẻ đi khám thay vì tự dùng thuốc tại nhà. Bởi trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định cho trẻ dùng thêm thuốc uống hay áp dụng các biện pháp điều trị khác để giảm đau.
2.2. Thuốc nhỏ tai chứa kháng sinh
Bên cạnh chất gây tê thì trong nhiều loại thuốc nhỏ tai cho trẻ nhỏ còn chứa kháng sinh. Nổi bật phải kể đến một số thành phần như Tobramycin, Ofloxacin, Chloramphenicol,... hay được sử dụng trong điều trị bệnh lý viêm tai giữa.
Tuy vậy, vì chứa thành phần kháng sinh nên bạn phải hết sức thận trọng khi dùng thuốc cho trẻ nhỏ, đặc biệt là thuốc nhỏ tai chứa thành phần kháng sinh thuộc nhóm Quinolon.
Về cơ bản, bạn tốt nhất không tự mua thuốc nhỏ tai điều trị tại nhà cho trẻ nếu chưa được bác sĩ hướng dẫn cụ thể. Thay vào đó, hãy cho trẻ đi khám, tham khảo tư vấn của bác sĩ về loại thuốc phù hợp, sử dụng theo đúng liều lượng hướng dẫn, theo dõi biểu hiện bất thường của trẻ và thông báo kịp thời cho bác sĩ.
Trước khi cho trẻ dùng thuốc chứa thành phần kháng sinh, bạn phải tham khảo tư vấn bác sĩ
Trẻ mắc các bệnh lý về tai cần được điều trị theo hướng dẫn của sĩ chuyên khoa về tai mũi họng. Trường hợp sẽ dùng thuốc tại nhà cho trẻ, bạn không được nên tự ý điều chỉnh liều lượng hoặc đổi thuốc nếu chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn, nhằm hạn chế tối đa rủi ro.
3. Lưu ý khi dùng thuốc nhỏ tai cho trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh
3.1. Dùng thuốc nhỏ tai cho trẻ theo chỉ định của bác sĩ
Các loại thuốc nhỏ tai cho trẻ khá dễ dàng tìm mua trên thị trường. Thế nhưng không vì vậy mà bạn có thể dùng bừa bãi, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Việc sử dụng những loại thuốc này cần phải thực hiện theo chỉ định hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.
Thường thì, bác sĩ sẽ kê toa dùng thuốc trong khoảng 5 đến 7 ngày hoặc 10 ngày, tương đương một liệu trình. Như vậy, nếu sau liệu trình sử dụng, bệnh lý của trẻ không cải thiện, ba mẹ cần trao đổi với bác sĩ để đổi thuốc hoặc áp dụng phương pháp điều trị khác.
Trong thời gian cho trẻ dùng thuốc nhỏ tai, bạn phải chú ý theo dõi biểu hiện của trẻ. Khi nhận thấy cơ thể trẻ xuất hiện triệu chứng khác thường, bạn nên thông báo với bác sĩ hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế nếu biểu hiện ngày càng nghiêm trọng.
Nếu thấy triệu chứng bệnh lý không thuyên giảm, bạn nên cho trẻ đi khám
3.2. Tiến hành nhỏ thuốc đúng cách
Khi nhỏ thuốc nhỏ tai cho trẻ, bạn phải tiến hành thao tác đúng cách. Đối với trẻ sơ sinh, bạn hãy nhẹ nhàng kéo vành tai của trẻ về phía đằng sau, hướng xuống dưới. Sau đó lần lượt nhỏ đúng lượng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ rồi từ từ kéo ống tai của trẻ lên. Tác dụng chính của việc làm này là tạo điều kiện cho thuốc ngấm vào tai nhanh hơn. Sau khi nhỏ thuốc, bạn nên giữ đầu trẻ nằm nghiêng trong phòng 2 đến 5 phút. Như vậy, thuốc có thể ngấm sâu vào tai hơn.
Tiếp theo, bạn dùng khăn giấy hoặc một chiếc khăn lau mềm sạch để thấm toàn bộ lượng thuốc động lại phía bên ngoài tai. Về phần lọ thuốc, bạn cần chú ý đậy kín nắp sau khi dùng xong, không để thuốc tiếp xúc lâu với không khí.
Ngoài ra, bạn phải rửa sạch tay bằng xà phòng hoặc dung dịch diệt khuẩn trước khi thao tác nhỏ thuốc cho trẻ.
Trước khi nhỏ thuốc cho trẻ, bạn cần rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn
3.3. Cho trẻ nằm đúng tư thế khi nhỏ thuốc
Tư thế nằm của trẻ ảnh hưởng khá lớn đến hiệu quả sử dụng thuốc nhỏ tai. Cụ thể trong khi nhỏ thuốc cho trẻ, bạn hãy để trẻ nằm nghiêng về một bên, một bên tai còn lại cần đối diện với mặt sàn. Tư thế phù hợp nhất để nhỏ thuốc là nằm nghiêng đầu về một phía.
Lưu ý, tất cả hướng dẫn về cách dùng thuốc nhỏ tai cho trẻ trong bài viết trên đây chỉ có tính chất tham khảo. Vì vậy, trường hợp trẻ chưa được thăm khám, bạn tốt nhất không cho trẻ dùng thuốc tại nhà. Nếu chưa biết nên cho trẻ đi khám ở đâu, bạn có thể lựa chọn Chuyên khoa Nhi thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC với kinh nghiệm hoạt động gần 30 năm. Để đặt lịch khám, Quý khách hãy liên hệ theo số 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được tư vấn và hỗ trợ 24/7.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!