Tin tức
Cách chữa tật nháy mắt ở trẻ em và lưu ý để phòng bệnh
- 17/11/2024 | Sau mổ mắt kiêng ăn gì, nên ăn gì và những lưu ý trong sinh hoạt
- 20/11/2024 | Chườm nóng mắt có tác dụng gì? Những lợi ích không ngờ
- 20/11/2024 | Dầu cá bổ mắt: Lợi ích và cách sử dụng
- 21/11/2024 | Bị đau mắt có được ăn trứng không? Câu trả lời sẽ khiến bạn bất ngờ
- 26/11/2024 | Sử dụng Fluorometholone trong điều trị bệnh lý về mắt: Một số điều cần lưu ý
1. Nguyên nhân gây tật nháy mắt ở trẻ
Trước khi gợi ý về một số cách chữa tật nháy mắt ở trẻ em, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây tật nháy mắt ở trẻ.
Nháy mắt là một phản xạ rất bình thường của cơ thể. Đây là cách giúp mắt được bôi trơn, làm sạch bề mặt bên ngoài. Trong nhiều tình huống, nháy mắt cũng là cách giúp bảo vệ mắt tránh khỏi bụi bẩn, ánh sáng mạnh hay các dị vật.
Tật nháy mắt ở trẻ do nhiều nguyên nhân khác nhau
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường chỉ nháy mắt khoảng 2 lần/phút. Khi bước vào độ tuổi thiếu niên, tần suất nháy mắt của trẻ sẽ tăng lên, trẻ có thể nháy mắt khoảng 14 đến 17 lần/phút. Nếu số lần nháy mắt của trẻ nhiều hơn bình thường, thậm chí làm ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt hay tầm nhìn của trẻ thì được gọi là tật nháy mắt. Rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, hay gặp nhất là tíc vận động:
- Mắt bị kích ứng bởi một số yếu tố như bụi, khói, phấn hoa, hóa chất, vật lạ,... Bên cạnh đó, kích ứng mắt từ những nguyên nhân như chấn thương ở mắt, khô mắt, lông mi mọc ngược, bị đau mắt đỏ, viêm bờ mi, viêm mống mắt,.... cũng có thể khiến trẻ nháy mắt nhiều hơn.
- Mỏi mắt do tập trung làm việc trong thời gian dài, tiếp xúc với ánh sáng chói, làm việc quá lâu với máy tính, các vấn đề về tật khúc xạ,... cũng có thể gây ra tật nháy mắt.
Trẻ bị nháy mắt nhiều là do mắc tật khúc xạ
- Lác mắt: Là tình trạng 2 mắt nhìn theo hai hướng khác nhau. Trẻ bị lác mắt cũng thường có xu hướng nháy mắt nhiều hơn bình thường.
- Rối loạn vận động mắt, chẳng hạn như:
+ Co thắt cơ mắt lành tính.
+ Hội chứng Meige.
- Do căng thẳng quá mức.
- Do thói quen.
- Do một số vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe như:
+ Bệnh Wilson: Là tình trạng dư thừa đồng trong cơ thể. Bệnh gây ra những biểu hiện khác nhau. Ngoài chớp mắt liên tục, bệnh nhân còn có biểu hiện nhăn mặt và run rẩy.
+ Bệnh đa xơ cứng: Căn bệnh này ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống thần kinh trung ương của bệnh nhân. Trẻ không chỉ có biểu hiện chớp mắt mà còn gặp phải một số vấn đề về thị lực khác, bị ảnh hưởng đến khả năng giữ thăng bằng và kiểm soát cơ bắp.
+ Hội chứng Tourette: Trẻ mắc phải căn bệnh này thường có những cử động bộc phát. Nếu tình trạng này xảy ra ở những cơ chuyển động xung quanh mắt, trẻ sẽ nháy mắt nhiều hơn bình thường.
+ Một số trường hợp trẻ bị tật nháy mắt là do rối loạn co giật và tình trạng cũng có thể được cân nhắc thêm về việc phân loại là một loại động kinh mới.
2. Cách chữa tật nháy mắt ở trẻ em
Để có thể tìm được cách chữa tật nháy mắt ở trẻ em, cần phải tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Nếu thấy trẻ có những biểu hiện bất thường, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám mắt sớm.
Các bác sĩ nhãn khoa sẽ kiểm tra bề mặt nhãn cầu để quan sát có xảy ra tổn thương giác mạc hay không. Bên cạnh đó, các bác sĩ sẽ sử dụng các thiết bị máy móc chẩn đoán chuyên sâu để tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ nháy mắt bất thường. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh mà cách điều trị bệnh cũng sẽ khác nhau. Dưới đây là những cách chữa tật nháy mắt ở trẻ em phổ biến:
- Nếu là triệu chứng Tíc vận động - cha mẹ cần hỗ trợ trẻ can thiệp hành vi.
- Nếu nháy mắt do một số chấn thương ở mắt, tình trạng dị ứng, viêm, nhiễm,... bác sĩ có thể kê đơn thuốc nhỏ mắt và kết hợp với một số loại thuốc khác.
- Nếu trẻ nháy mắt là do có dị vật trong mắt thì bác sĩ sẽ sử dụng các loại dụng cụ chuyên nghiệp để loại bỏ dị vật ra khỏi mắt cho trẻ.
+ Những trẻ nháy mắt thường xuyên là do mắc các tật khúc xạ như cận thị, loạn thị,... bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp cho trẻ, phổ biến nhất là đeo kính phù hợp, kê đơn thuốc và phẫu thuật,...
+ Nếu là nháy mắt theo thói quen, cha mẹ cần giúp trẻ sửa thói quen này và trẻ không cần áp dụng bất cứ phương pháp điều trị nào khác.
3. Phòng ngừa tật nháy mắt ở trẻ
Không chỉ mong muốn tìm hiểu về cách chữa tật nháy mắt ở trẻ em, nhiều phụ huynh cũng rất quan tâm đến việc phòng ngừa tình trạng này cho trẻ. Vậy phải phòng ngừa tật nháy mắt ở trẻ em như thế nào? Dưới đây là một số gợi ý để phụ huynh có thể hướng dẫn phòng ngừa tật nháy mắt cho con em mình:
- Điều đầu tiên mà các bậc phụ huynh cần lưu ý đó là bổ sung những loại thực phẩm cần thiết cho đôi mắt. Đó chính là những loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin A, vitamin E, DHA, Lutein,…
- Đảm bảo cho trẻ ngủ đủ giấc, ngủ đúng giờ, nâng cao chất lượng giấc ngủ cho trẻ.
- Không cho trẻ uống nước trà, cà phê hoặc một số loại chất kích thích khác.
- Hạn chế cho trẻ em tiếp xúc với điện thoại thông minh, máy tính, đặc biệt không cho trẻ xem tivi quá nhiều. Khi tiếp xúc với những loại thiết bị điện tử này trong suốt một thời gian dài, mắt của trẻ sẽ phải hoạt động quá sức và dẫn đến nháy mắt thường xuyên hơn.
Mẹ không nên cho trẻ xem tivi quá lâu
- Trong trường hợp trẻ không chỉ có biểu hiện chớp mắt mà còn có những biểu hiện nghi ngờ các bệnh lý về mắt như viêm kết mạc, cận thị, triệu chứng nghi ngờ tổn thương dây thần kinh số V, thì các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến khám để được điều trị sớm.
Nháy mắt là một phản xạ bình thường nhưng nếu trẻ nháy mắt liên tục và kèm theo những triệu chứng bất thường khác thì các bậc phụ huynh không nên chủ quan mà cần đưa trẻ đi khám để bác sĩ kiểm tra và đưa ra cách chữa tật nháy mắt ở trẻ em hiệu quả.
Phụ huynh nên đưa trẻ đi khám mắt nếu có biểu hiện bất thường
Nếu các bậc phụ huynh cần tư vấn thêm thông tin hoặc có nhu cầu khám mắt cho trẻ, hãy liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của Hệ thống Y tế MEDLATEC để được các tổng đài viên tư vấn nhanh chóng.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!