Các tin tức tại MEDlatec
Lý giải ý nghĩa chỉ số EQ - chỉ số cảm xúc của con người
- 23/11/2020 | Giải đáp thắc mắc: chỉ số EQ có ý nghĩa gì?
- 16/11/2020 | EQ và IQ là gì? So sánh sự khác biệt giữa IQ và EQ
- 29/12/2020 | Bạn có biết những điểm khác biệt giữa IQ và EQ là gì hay chưa?
1. Chỉ số EQ là gì?
Chỉ số EQ hay được gọi cụ thể là Emotional Quotient và được phiên dịch sang tiếng việt là khả năng nhận diện, kiểm soát những suy nghĩ, cảm xúc. Nhưng sự nhận diện và kiểm soát này không chỉ riêng bản thân mà còn ở những người xung quanh. Do đó, các nhà nghiên cứu tâm lý học thường lý giải EQ là chỉ số dùng để đo lường khả năng trí tuệ về mặt cảm xúc.
Giải đáp thắc mắc EQ là gì?
Dựa trên một số yếu tố cho thấy, hành vi của con người có liên quan đến những cảm xúc bên trong. Do đó, trong mọi tình huống tích cực hoặc tiêu cực thì những người có chỉ số trí tuệ cảm xúc cao thường dễ dàng nhận diện, chịu áp lực và điều khiển cảm xúc của mình. Đặc biệt, sự bình tĩnh, nhẫn nại, kiềm chế cảm xúc không chỉ giúp bạn giảm thiểu khả năng cư xử sai trái.
Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy, những người có chỉ số trí tuệ cảm xúc cao thường có nhiều cơ hội thành đạt trong những ngành nghề liên quan đến đời sống xã hội. Bởi lẽ, họ vốn dĩ là những người có nhiều tình cảm, dễ cảm thông và biết điều khiển cảm xúc đúng mực. Bên cạnh đó, sự phát triển của EQ cũng góp phần bộc lộ sự thông minh ngay từ lúc còn nhỏ.
2. Một số biểu hiện ở trẻ có chỉ số EQ thấp
Thông thường, chỉ số trí tuệ cảm xúc có thể cải thiện nếu ba mẹ nhận biết và hỗ trợ con trẻ từ khi còn nhỏ. Vậy phụ huynh có thể nhận biết trẻ có chỉ số EQ thấp dựa trên những biểu hiện nào? Theo một số chuyên gia cho biết, trẻ có chỉ số cảm xúc kém thường có những phản ứng như:
2.1. Dễ cáu giận - la hét
Phần lớn, ở trẻ nhỏ thường có những biểu hiện như ăn vạ, la hét, cáu giận khi không hài lòng việc gì đó. Tuy nhiên, một số nhà đánh giá tâm lý cho biết, nếu tình trạng này không được cải thiện dần khi trẻ ngày một lớn hơn thì cũng có thể chỉ số cảm xúc ở trẻ ở mức thấp. Bởi lẽ, ở những trẻ có EQ thấp thường khó có thể kiểm soát cảm xúc của bản thân và luôn thực hiện những hành vi theo ý muốn mà không quan tâm đến những người xung quanh.
Trẻ có EQ thấp thường khó quản lý cảm xúc
2.2. Ích kỷ
Sự ích kỷ cũng là một biểu hiện thường gặp ở những trẻ có chỉ số trí tuệ cảm xúc ở mức thấp. Bởi vì, những đứa trẻ này thường gặp khó khăn trong việc nhận diện và thông hiểu cảm xúc của đối phương. Chính vì thế mà trẻ thường dễ có những hành vi, lời nói, cử chỉ,... gây tổn thương cho người khác. Bên cạnh đó, trẻ thường có suy nghĩ mình là nhất và luôn được người khác chú ý, quan tâm.
2.3. Luôn gay gắt trước những lời phê bình
Mặc dù, phần lớn trẻ em đều rất thích được người khác khen ngợi những việc trẻ có những cảm xúc tiêu cực hoặc phản ứng quá gay gắt trước lời phê bình cũng không đúng. Bên cạnh đó, điều này cũng được xem là một biểu hiện thường gặp ở những trẻ có chỉ số trí tuệ cảm xúc kém. Bởi lẽ, trẻ chưa biết đánh giá bản thân và không thể chấp nhận những lời phê bình của người khác đối với mình.
3. Đặc trưng của những người có EQ cao
Người có EQ cao rất được mọi người xung quanh yêu mến và giúp đỡ nhờ sự thấu hiểu mà họ có được, thể hiện rõ rệt qua chỉ số trí tuệ cảm xúc. Đồng thời, họ luôn là những người biết nhận diện, kiểm soát cảm xúc của bản thân và người khác đi theo hướng tích cực, hạn chế gây ra căng thẳng. Với khả năng điều chỉnh cảm xúc một cách đúng mực, đời sống của những người có chỉ số EQ cao thường ít bị áp lực tác động và luôn duy trì sự lạc quan.
Người có chỉ số EQ cao thường suy nghĩ tích cực
Với đặc trưng ở những người có chỉ số trí tuệ cảm xúc cao là sự thấu hiểu, nhìn nhận và điều chỉnh cảm xúc đúng đắn, tuýp người này thường khá phù hợp với công việc xã hội. Điển hình như người làm việc trong lĩnh vực giáo dục, nhà văn hóa, nhà tâm lý học, người lãnh đạo - quản lý,... Bởi lẽ, những công việc này luôn đòi hỏi ở bản thân mỗi người sự kiên trì, nhẫn nại và có thể vạch ra những định hướng để nâng đỡ, giúp đỡ người khác.
Nhiều người cho rằng, sự thành công ở những người tài giỏi không chỉ phụ thuộc vào trí óc thông minh mà còn có cả sự phát triển của EQ. Thực tế cho thấy, những người có chỉ số trí tuệ cảm xúc ở mức khá trở lên thường sống giàu tình cảm, luôn yêu thương, cảm thông, đồng cảm cho người khác. Chính vì thế mà họ luôn là người biết giúp đỡ, nâng đỡ những người xung quanh. Nhờ đó mà họ thường nhận được sự nể trọng, yêu mến và nhiệt tình của mọi người.
4. Cách cải thiện chỉ số EQ
Phần lớn những người có chỉ số EQ thấp thường gặp phải nhiều khó khăn trong những tình huống bất ngờ hoặc bị đả kích. Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá lo lắng vì việc cải thiện chỉ số trí tuệ cảm xúc là hoàn toàn có thể. Thực tế, một số chuyên gia chia sẻ rằng, việc xây dựng và duy trì một số thói quen sẽ giúp bạn nâng cao khả năng nhận biết và điều khiển cảm xúc. Cụ thể như:
4.1. Tìm điểm mạnh của mình
Việc tự tìm kiếm điểm mạnh của bản thân sẽ giúp bạn có thêm nhiều động lực để phát triển. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu còn chứng minh được rằng, khi bạn nhận thức được tiềm năng của mình thì bạn cũng dễ dàng nhận thấy được điểm mạnh của người khác. Ngoài ra, việc hiểu biết khả năng của nhau sẽ giúp các mối quan hệ làm việc diễn ra tốt hơn, nâng cao hiệu quả công việc.
4.2. Nhận biết giới hạn chịu đựng của bản thân
Dù bạn có tài giỏi hay thông minh hơn người khác thì ai cũng có một giới hạn chịu đựng riêng. Việc nhận biết giới hạn của mình giúp bạn dễ dàng kiểm soát cảm xúc trước bất kì trường hợp đột ngột diễn ra. Đặc biệt, trong những tình huống nguy hiểm hoặc căng thẳng, việc giữ bình tĩnh, quản lý cảm xúc là rất cần thiết. Để kiểm soát cảm xúc của mình, bạn nên nghĩ đến hậu quả của những lần mình không làm chủ được bản thân. Có thể đó là những lời nói nặng nề hoặc những hành động thô bạo,...
Nhận biết sức chịu đựng để kiểm soát cảm xúc
4.3. Kiểm soát tiếng nói bên trong
Những tiếng nói bên trong có ảnh hưởng rất nhiều đến việc điều khiển cảm xúc cũng như hành động, lời nói của bạn. Chính vì thế, việc thúc đẩy, động viên, khích lệ bản thân suy nghĩ tích cực hơn sẽ giúp bạn dễ dàng quản lý những cảm xúc tiêu cực hoặc hành động sai trái.
4.4. Nhận biết được khả năng của mình
Việc tìm ra điểm mạnh có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về giới hạn của bản thân. Đồng thời, nhờ đó mà bạn cũng biết được điểm dừng của những suy nghĩ, cư xử, lời lẽ hoặc hành động trong các mối quan hệ. Nếu bạn không thể xác định được thế mạnh của mình thì nên tham khảo ý kiến của những người làm việc chung, người thân hoặc bạn bè.
Với những chia sẻ trên đây, các bạn đã được giải đáp cụ thể EQ là gì cũng như ý nghĩa của chỉ số EQ đối với mỗi người. Nếu bạn lo lắng khi chỉ số trí tuệ cảm xúc của mình kém thì cũng có thể tham khảo thêm một số gợi ý trong bài viết.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!