Các tin tức tại MEDlatec
Mách mẹ cách sử dụng sữa công thức theo khuyến cáo của FDA
Các sản phẩm trên thị trường
CFSAN không đề cập đến những sản phẩm sữa cụ thể, hoặc phê duyệt các sản phẩm này trước khi đưa ra thị trường, mà CFSAN chỉ khuyến cáo các hãng sản xuất và người tiêu dùng nên quan tâm đến hàm lượng dưỡng chất, để thỏa mãn tiêu chí về dinh dưỡng theo yêu cầu của FDA. Các hãng sản xuất sữa bột trẻ em phải đăng ký với FDA và cung cấp các thông số, đặc tính chất lượng trước khi đưa ra thương phẩm bất kỳ một sản phẩm sữa mới nào.
FDA có nhiệm vụ giám sát sản phẩm sữa bột trẻ em, hàng năm tiến hành kiểm tra các cơ sở sản xuất, bằng cách thu thập và phân tích mẫu sản phẩm (tại Mỹ). Theo cơ quan này, sữa bột trẻ em thường được sản xuất và thương phẩm dưới dạng:
- Dạng bột, giá rẻ nhất trong số các loại sữa dùng cho trẻ sơ sinh, thường được pha trộn với nước trước khi bón cho trẻ ăn.
- Sữa dạng lỏng, thường được pha với một lượng nước tương đương.
- Sữa dùng ngay: đắt hơn so với các loại sữa nói trên, có thể dùng ngay mà không cần phải chế biến.
Ba loại sữa trên có các thành phần protein khác nhau, nên việc dùng cũng khác nhau, nọi người nên đọc kỹ nhãn mác trước khi sử dụng.
Thông số dinh dưỡng
Thông số dinh dưỡng theo quy định của FDA cho các loại sữa công thức dùng cho trẻ sơ sinh được thiết lập nhằm giúp người sử dụng hiểu được hàm lượng dinh dưỡng cụ thể để thỏa mãn cho sự phát triên của trẻ sơ sinh. Ngoài ra, đây cũng là thông số giúp cho các nhà sản xuất biết để áp dụng mức độ dinh dưỡng tối thiểu theo yêu cầu của FDA. Vì vậy, khi nuôi trẻ sơ sinh bằng sữa công thức thì không cần phải bổ sung dinh dưỡng cho trẻ, trừ trường hợp sữa công thức có hàm lượng sắt thấp.
Về hàm lượng sắt: các loại sữa công thức dùng cho trẻ sơ sinh hiện có tại Mỹ đều thuộc nhóm được “tăng cường sắt”, khoảng 12mg sắt/lít hoặc ở mức thấp, chừng 2mg sắt/lít. Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ (AAP) khuyến cáo, trẻ dùng sữa bột được tăng cường chất sắt là cách tốt nhất đẻ giảm tỉ lệ thiếu máu do thiếu sắt. Nếu trẻ dùng sữa công thức có tăng cường sắt, thì chỉ nên bổ cung sắt sau khi trẻ được 4 tháng tuổi.
Sữa bò nguyên chất: tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa trước khi cho trẻ ăn bất cứ loại sữa nào ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức. Theo FDA, sữa bò được coi là một lựa chọn không tối ưu cho trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi. Theo AAP, sữa bò chứa rất ít chất sắt và mức độ sắt được cơ thể trẻ hấp thụ cũng rất thấp. Nếu cho trẻ sơ sinh dùng sữa bò quá sớm có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu do thiếu sắt, nhất là khi trẻ không được bổ sung sắt hoặc thực phẩm có chứa sắt. Ngoài ra, nếu dùng sữa bò cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi có thể phát sinh bệnh kích thích ruột và gây mất máu dẫn đến thiếu máu trầm trọng.
Các vấn đề an toàn khi dùng sữa công thức
Việc chuẩn bị: trong hầu hết các trường hợp, người ta thường chuẩn bị sữa công thức bằng cách trộn với nước máy lạnh sau đó đem đun sôi, để nguội. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) qua các nghiên cứu gần đây cho thấy trộn sữa bột trộn với nước nhiệt độ 700C được xem là không lo chứa khuẩn Enterobacter sakazakii, thủ phạm gây nhiễm trùng máu và nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương cho dù rất hiếm gặp. Nên nhớ, nếu pha sữa công thức với nước nóng thì cần phải để nguội đến mức tương đương nhiệt độ cơ thể (370C), không nên cho bé ăn ngay.
Bình chứa và núm vú: theo các chuyên gia ở Bệnh viện Mayo Clinic (Mỹ), trước khi dùng các thiết bị này cần khử trùng sạch sẽ, nhất là lần đầu. Sau đó, mỗi lần sử dụng cần rửa sạch trong máy hoặc rửa bằng tay với nước xà phòng.
Nước: sử dụng đúng lượng nước như khuyến cáo ghi trên nhãn mác. Nếu pha loãng quá hay đặc quá đều không có lợi, không đủ dinh dưỡng, nhất là pha loãng làm cho trẻ chậm lớn. Nên dùng nước đảm bảo vệ sinh, kể cả nước đóng chai, nước đóng bình lớn.
Chú ý về chất lượng sữa công thức: trước tiên sữa công thức phải đảm bảo chất lượng cần thiết. Nên hâm nóng trong nồi nước đun sôi, không nên dùng lò vi sóng hâm nóng. Chú ý, quá nóng có thể gây bỏng cho em bé.
Hạn sử dụng: chỉ dùng sữa công thức còn hạn, nếu quá hạn nên loại bỏ ngay. Quá hạn, hàm lượng dinh dưỡng suy giảm, thậm chí có thể gây bệnh cho trẻ nhỏ.
Bảo quản: các nhà sản xuất phải ghi rõ cách thức bảo quản trên bao bì sữa bột, trước và sau khi bao gói đã được mở ra. Bảo quản tốt giúp duy trì chất lượng cũng như an toàn khi sử dụng.
Bảo quản lạnh đông sữa công thức: điều này không cần thiết, nếu cho vào lạnh đông sẽ gây giảm chất lượng của sữa.
Sữa công thức tự chế: FDA không quy định hoặc khuyến cáo mọi người tự chế sữa công thức. Lý do không đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng lẫn an toàn cho trẻ sơ sinh.
Sữa công thức giả: hiện nay trên thị trường vẫn xuất hiện sản phẩm giả, vì vậy khi mua nên thận trọng. Một trong nhưng điều cần làm để tránh mua sữa giả là đọc kỹ nhãn mác. Đôi khi sữa hết hạn, dán nhãn mác khác của các hãng danh tiếng, quan tâm đến hạn sử dụng và các thông tin về dưỡng chất. Chỉ nên mua sữa rõ nguồn gốc, từ các hãng cung ứng tiếng tăm và uy tín.
Màu sắc sữa thay đổi: luôn luôn kiểm tra chất lượng của sữa, nếu thấy tình trạng biến màu, hoặc có mùi vị lạ thì nên bỏ hoặc hộp chứa bị hỏng, nếu chưa mở mà nghi vấn thì nên đổi hộp mới.
Nguồn: suckhoedoisong.vn
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!