Các tin tức tại MEDlatec
Mỏ vàng y học trong lòng đại dương
Tiềm năng chưa được biết đến từ biển xanh
Những tay thợ lặn nhà nghề nhẹ nhàng lướt mình xuyên qua những khối hải tảo nâu, băng qua những con nhím biển và trứng cá mập. Các nhà khoa học nói rằng, đại dương có thể đang nắm trong tay chiếc chìa khóa nhằm tìm kiếm những loại thuốc cứu mạng sống thế hệ mới. Cuối cùng thợ lặn cũng mang những gì đã kiếm được lên thuyền. Họ đã lựa chọn khá cẩn thận, một số loài sao biển chứa hóa chất chống viêm có thể được sử dụng để tạo ra các loại thuốc mới trong điều trị bệnh hen suyễn và viêm khớp. Nhưng chúng chỉ là một trong những sinh vật được điều tra về tiềm năng y học của chúng. Các nhà khoa học nói rằng, những hợp chất bất thường và các trình tự gen trong một số loài thủy mộc và thủy hải sản có thể chứa những loại thuốc kháng sinh mới nhằm phát triển các loại thuốc điều trị bệnh ung thư.
TS. Andrew Moggs là một thợ lặn khoa học, công tác tại Hiệp hội Khoa học hải dương Scotland (SAMS). Tổ chức này là một phần của một tập đoàn có tên gọi là Seabiotech, đã nhận hơn 6,2 triệu bảng Anh từ Liên minh châu Âu (EU) để nghiên cứu về đại dương. Ông Moggs cho biết: “Lý do khiến chúng tôi nhìn vào các hợp chất có hoạt tính sinh học mới đặc biệt từ biển cả là bởi vì bản thân chúng là những “nhà thiết kế” tuyệt vời - nó liên tục tạo ra những điều mới và tự kiểm nghiệm bản thân chúng, chúng đã làm điều đó trong vô hạn thời gian”. Các đại dương bao phủ hơn 2/3 bề mặt trái đất, nhưng chúng ta mới chỉ đang nhúng ngón chân trong nước khi đề cập đến sự hiểu biết về lĩnh vực này, bởi chỉ 5% diện tích đại dương đã được con người khám phá. Và bởi vì tiềm năng quá lớn về biển cả chưa được khai phá mà đã làm nảy sinh một cuộc đổ xô “săn lùng vàng y học”.
TS. John Day, một nhà khoa học hải dương của SAMS, nhận định: “Trong lịch sử, đại dương là nơi mà con người không nhìn đến đầu tiên, vì thế chúng ta không khai thác nó. Chúng tôi đang tìm cách để có thể khai thác những phần khác của hành tinh xanh nhằm sản sinh ra những ngành công nghiệp và công nghệ mới”.
Có thể sản xuất thuốc chống u bướu từ mực ống
Một loại vi khuẩn sống ký sinh trong cơ thể của mực ống có khả năng sản xuất những hợp chất có thể chống lại một số khối u. Qua các công nghệ phòng thí nghiệm, chúng ta biết về khả năng sản sinh ra các hợp chất mà không làm hủy diệt một lượng lớn dân số loài mực ống biển. GS. Marcel Jaspers tại Đại học Aberdeen cùng các đồng nghiệp từ Viện Khoa học hải dương Australia (AIMS), đã thực hiện những khám phá tương tự về loài sinh vật biển này. Theo đó, các nhà nghiên cứu tại Utah đã khám phá ra rằng, một số vi khuẩn Prochloron, sống bên trong loài mực ống Lissoclinum patella, đã sản sinh ra 2 hợp chất gọi là Patellamide A và C, được cho là chúng có đặc tính chống ung thư. Nhà nghiên cứu, TS. Eric Schmidt phát biểu: “Các dãy san hô và những môi trường đại dương khác hoạt động như những cánh rừng - chúng chứa đầy ắp các hóa chất tự nhiên có khả năng điều trị bệnh cho bệnh nhân. Không may là, rất khó để cung cấp dược phẩm từ những môi trường nhạy cảm như thế này. Chúng tôi đã giải quyết điều này bằng cách tìm kiếm các gen cụ thể cho việc tổng hợp các hóa chất bằng cách sử dụng vi khuẩn từ phòng thí nghiệm”.
Dự án hệ gen Prochloron được đánh giá: “Đây là một bước tiến hướng tới sự đơn giản hóa các phương pháp bền vững - bằng cách sử dụng các công nghệ vi sinh học và hóa học - để sản xuất “các loại thuốc từ đáy biển” nhằm tránh thu hoạch và hủy hoại một lượng lớn các loài vi sinh vật biển (không bền vững). Môi trường biển là một sự đa dạng sinh học, hóa học và các sinh vật sống trong nó là một nguồn phong phú của các phân tử đầy hấp dẫn và bất thường với tiềm năng trở thành những loại thuốc quyền lực. Tuy nhiên, những phân tử này thường hiện diện rất nhanh trong các cơ thể sinh vật hiếm. Vì thế, thay vì lặn mò “ngọc trai”, làm tàn phá môi trường biển - chúng ta cần phát triển một số phương pháp bền vững để sản xuất thuốc”.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!