Các tin tức tại MEDlatec
Nhầm lẫn tai hại các dược liệu mang tên linh chi
Nhưng rất nhiều người thường nhầm lẫn giữa nấm linh chi và một số vị thuốc khác cũng mang tên linh chi.
Nấm linh chi, còn gọi là linh chi thảo, nấm trường thọ, có tên khoa học [Ganoderma lucidum ( Leyss. ex. Fr.) Karst.] hoặc [Ganoderma japonicum (Fr.) Loyd.] họ linh chi. Nấm linh chi đã được YHCT sử dụng từ rất lâu đời. Có 6 loại linh chi: linh chi có màu xanh, gọi là thanh chi; loại có màu hồng là hồng chi hay xích chi, đơn chi; loại có màu vàng là hoàng chi hay còn gọi là linh chi vàng hay kim chi (Ganoderma colosum); loại có màu trắng là bạch chi hay ngọc chi, loại có màu đen là hắc chi hay huyền chi, loại có màu tím là tử chi. Nấm linh chi có xuất xứ từ Trung Quốc. Ngày nay do nhu cầu sử dụng nhiều, nấm linh chi đã được trồng ở nhiều nước như Nhật Bản, Hàn Quốc… Ở nước ta cũng có rất nhiều địa phương trồng nấm linh chi như ở Lâm Đồng, Thái Bình, Nam Định… Nấm linh chi trồng nhân tạo hiện nay có bán trên thị trường chủ yếu là loại hồng chi, có màu nâu hơi hồng.
Ngày có thể dùng từ 4 - 10g dưới dạng chè tan, chè túi lọc, hãm, sắc, hoặc hoàn, tán.
Tránh nhầm lẫn với một số vị thuốc sau:
Cổ linh chi: cổ linh chi cũng là loại nấm gỗ, mọc hoang ở nhiều nơi trên thế giới, thường sống ký sinh hoặc hoại sinh trên các cây gỗ lớn trong rừng rậm. Mũ nấm cũng hình quạt hoặc hình thận, mặt phía trên sù sì, khô ráp, thể chất của nấm rất cứng và dai. Tán nấm cổ linh chi rất rộng, có thể tới hơn 1m và trọng lượng tới 40kg. Cho đến nay, chưa thấy có báo cáo nào nói về tác dụng của cổ linh chi. Tuy nhiên trong dân gian, thường dùng trong các bệnh nan y, như dùng chữa ung bướu.
Nấm vân chi: nấm vân chi (Tramentes versicolor Yunzhi), cũng có tác dụng chống oxy hóa, tăng cường trí nhớ, chữa viêm gan.
Ngũ linh chi: rất nhiều người nhầm lẫn giữa nấm linh chi với ngũ linh chi (thảo linh chi). Ngũ linh chi (Faeces Trogopterum), là phân của một loài sóc bay (Trogoterus xanthipes Milne - Edwrds). Theo YHCT, ngũ linh chi có vị ngọt, tính ôn, quy kinh can, có công năng khứ ứ, hoạt huyết, chỉ thống. Dùng trị các trường hợp bế kinh, đau bụng kinh, huyết khối sau sinh, gây đau tức ngực, bụng, có thể phối hợp ngũ linh chi với bồ hoàng (sống), mỗi vị 10g, dưới dạng thuốc tán, ngày uống 3 lần, mỗi lần 2 - 3g, với nước ấm hoặc với rượu. Ngoài ra còn dùng trị cam tích ở trẻ con, chữa rắn cắn.... Liều dùng 6 - 12g/ngày dưới dạng thuốc sắc hoặc viên hoàn.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!