Các tin tức tại MEDlatec

Nước tiểu trẻ sơ sinh màu vàng có sao không?

Ngày 01/12/2023

Nước tiểu trẻ sơ sinh màu vàng có sao không?

Màu sắc và mùi của nước tiểu có thể phản ánh tình trạng sức khỏe của trẻ sơ sinh. Vậy nước tiểu trẻ sơ sinh màu vàng là bình thường hay bất thường? Tìm hiểu về màu sắc của nước tiểu sẽ giúp các bậc phụ huynh sớm phát hiện những vấn đề trẻ mắc phải và có biện pháp xử lý thích hợp. 

1. Nước tiểu trẻ sơ sinh màu vàng có sao không?

 Trẻ sơ sinh có sức đề kháng yếu nên khi có cơ thể xuất hiện triệu chứng bất thường nào cũng khiến các bậc phụ huynh lo lắng, trong đó bao gồm cả màu sắc của nước tiểu. Nước tiểu trẻ sơ sinh màu vàng có thể do dinh dưỡng hoặc đôi khi còn là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý. 

Nguyên nhân dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng của trẻ sơ sinh là một trong những yếu tố quyết định màu sắc nước tiểu.

Với trẻ sơ sinh, nguồn dưỡng chất chính cung cấp cho cơ thể là sữa mẹ hoặc sữa bình. Nếu trẻ bú chưa đủ lượng sữa theo nhu cầu cơ thể thì nước tiểu sẽ cô đặc và có màu vàng sẫm. Thời gian trẻ bú đủ lượng sữa là khoảng từ 10 - 15 phút. Sau khi bú no, trẻ ngủ khoảng 3 tiếng và dậy tiếp tục bú.

Tuy nhiên, không phải trẻ nào cũng có thời gian cố định như trên và còn tùy thuộc vào lượng sữa mẹ được sản xuất ra. Do đó mẹ cần phải theo dõi và quan sát các biểu hiện của trẻ mỗi khi bú để biết được nhu cầu của con.

Đối với trẻ bú bình thì tùy theo lứa tuổi mà lượng sữa cần bổ sung khác nhau. Lượng tối thiểu mẹ cần đảm bảo cho trẻ là 150ml/kg/ngày. Ngoài ra, nếu chế độ dinh dưỡng của mẹ có các loại thực phẩm chứa chất phụ gia màu vàng hoặc sử dụng thuốc có màu thì trẻ bú cũng có thể dẫn đến tình trạng nước tiểu màu vàng.  

Nước tiểu trẻ sơ sinh màu vàng có thể do chế độ dinh dưỡng của mẹ

Nguyên nhân bệnh lý

Trường hợp nước tiểu trẻ có màu vàng có thể cảnh báo bệnh lý nguy hiểm mà ba mẹ cần chú ý như:

● Trẻ bị Thalassemia bẩm sinh: Thalassemia là bệnh tan máu bẩm sinh do thiếu men G6PD hoặc huyết sắc tố bất thường có tính di truyền. 

● Viêm gan bẩm sinh: Những trường hợp trẻ bị bệnh viêm gan bẩm sinh, gan sẽ suy giảm chức năng và tích tụ chất độc làm màu nước tiểu chuyển sang vàng.

● Nghẽn đường mật: Tán huyết có thể làm tắc nghẽn đường mật tại gan hoặc tình trạng tắc nghẽn bẩm sinh dẫn đến nước tiểu trẻ có màu vàng.

● Thuốc: Một số loại thuốc trẻ đang dùng có thể gây vàng da, vàng nước tiểu mà ba mẹ cần chú ý. 

Với bất kỳ nguyên nhân nào, nếu khi ba mẹ thấy nước tiểu của trẻ có màu lạ, hãy đưa con đến các cơ sở y tế uy tín để kiểm tra và lên phương án xử lý (trong trường hợp phải can thiệp).

Một số loại thuốc trẻ đang dùng làm xuất hiện tình trạng nước tiểu màu vàng

2. Mẹo phân loại tình trạng sức khỏe trẻ qua nước tiểu

Thông thường, giai đoạn trẻ vừa chào đời, màu sắc nước tiểu có nhiều thay đổi. Trẻ có thể đi tiểu ít hoặc nhiều với màu thay đổi từ nhạt cho đến đậm. Việc phân biệt độ đậm nhạt về màu nước tiểu sẽ giúp ba mẹ sớm phát hiện tình trạng sức khỏe của con.

● Nước tiểu trẻ sơ sinh có màu vàng nhạt: Đây là màu nước tiểu cho thấy cơ thể bé đang bình thường. Mẹ nên duy trì chế độ dinh dưỡng, số lần bú và lượng sữa cung cấp cho trẻ mỗi ngày. 

● Nước tiểu trẻ màu vàng sẫm: Trường hợp chế độ dinh dưỡng của mẹ không có các loại thực phẩm màu vàng và bé bú bình thường thì nước tiểu có màu vàng sẫm đôi khi là dấu hiệu bé bị thiếu nước. Tình trạng thiếu nước trầm trọng có thể gây ra triệu chứng phập phồng hoặc lõm sâu phần trán. Lúc này, mẹ cần bổ sung thêm nước cho con. 

● Nếu nước tiểu màu đậm như nước trà: Trường hợp này, màu nước tiểu có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý như viêm gan, viêm túi mật, sỏi thận,… Nếu gặp tình trạng này, ba mẹ tốt nhất là cho trẻ đi khám càng sớm càng tốt.

Phân loại màu sắc nước tiểu giúp nhận biết tình trạng sức khỏe của trẻ sơ sinh

Tuy nhiên, cách phân loại trên không thể thay thế cho các biện pháp chẩn đoán của bác sĩ. Vì vậy, nếu màu nước tiểu của trẻ bất thường thì ba mẹ nên đưa trẻ đi gặp bác sĩ chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân chính xác. 

3. Màu nước tiểu trẻ như thế nào thì đi khám?

Không phải tất cả những trường hợp nước tiểu trẻ sơ sinh màu vàng thì ba mẹ đều cho đi khám. Nếu đã loại trừ nguyên nhân do thực phẩm, thuốc hoặc không phải các bệnh bẩm sinh,… thì mẹ nên chú ý cung cấp đủ nước cho trẻ để tránh tình trạng nước tiểu sẫm màu.

● Với trẻ dưới 6 tháng tuổi, mẹ nên cho trẻ bú với tần suất và thời gian nhiều hơn để tăng lượng sữa đến khi màu nước tiểu nhạt trở lại. 

● Với trẻ ăn dặm thì nên bổ sung thêm trái cây, ưu tiên những quả mọng nước.

● Đối với trẻ trên 1 tuổi có thể cho uống thêm nước lọc và nước ép ngoài sữa. 

Trường hợp ba mẹ cần cho trẻ đi khám khi nước tiểu có biểu hiện:

● Màu nước tiểu vàng đậm như nước chè hoặc chuyển sang đỏ, nâu, trắng đục hay kèm máu.

● Màu nước tiểu thay đổi đi kèm với tình trạng sốt, quấy khóc, nôn mửa, bỏ bú,…

Ba mẹ cần lưu ý, với những trường hợp nước tiểu trẻ sơ sinh màu vàng, tuyệt đối không được điều trị hay cho con uống bất kỳ loại thuốc nào khi chưa có sự thăm khám và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Đặc biệt, không nên nghe theo những phương pháp điều trị của người quen hay ông bà xưa truyền miệng. Điều này có thể khiến tình trạng của con trẻ nên nghiêm trọng và gây ra những hậu quả khó lường.

Cho trẻ đi khám ở cơ sở uy tín nếu thấy nước tiểu có màu vàng bất thường

Nếu màu nước tiểu trẻ bất thường, ba mẹ có thể đưa bé đến khám tại các cơ sở thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC để được các bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, chuyên môn giỏi trực tiếp thăm khám và tư vấn biện pháp xử lý phù hợp, an toàn cho con. Mọi thông tin cần được hỗ trợ, quý khách hàng vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900 565656 của MEDLATEC để được tư vấn.

BS Thanh Tuấn đã duyệt

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.