Các tin tức tại MEDlatec
Tầm quan trọng của xét nghiệm huyết đồ trong theo dõi sức khỏe
1. Huyết đồ là gì? Vì sao cần thực hiện xét nghiệm huyết đồ?
Huyết đồ là bản tổng kết tình trạng sinh lý bình thường hoặc bệnh lý của bệnh nhân kèm theo các bình luận. Kết quả này được phản ánh thông qua các chỉ số của dòng hồng cầu, dòng bạch cầu và dòng tiểu cầu.
Thông tin về các chỉ số hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu là cơ bản cần thiết trong hoạt động khám sức khỏe định kỳ của tất cả mọi người. Đặc biệt hơn bạn cảm thấy mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, sốt, viêm nhiễm, bầm tím hoặc chảy máu,… kết quả huyết đồ giúp bác sĩ định hướng chẩn đoán nguyên nhân gây ra tình trạng trên từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Huyết đồ cũng là xét nghiệm theo dõi tình trạng, tiến triển của bệnh lý máu và theo dõi sức khỏe khi điều trị các thuốc có thể ảnh hưởng đến các dòng tế bào máu.
Hình 1: Vết bầm tím dưới da có thể liên quan đến bệnh lý về tiểu cầu
2. Xét nghiệm huyết đồ phát hiện được những bệnh gì?
Xét nghiệm huyết đồ bao gồm các thông tin:
- Kết quả tổng phân tích tế bào máu: các chỉ số của ba dòng tế bào máu (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu).
- Hồng cầu lưới.
- Xem xét, đánh giá về số lượng, kích thước, hình thái, tính chất bắt màu của tế bào máu trên tiêu bản nhuộm Giemsa từ đó đưa ra đề nghị phù hợp, giúp ích cho việc định hướng chẩn đoán và điều trị.
Những thay đổi về ba dòng tế bào đều có ý nghĩa, cụ thể như sau:
Dòng hồng cầu (RBC - Red blood cell)
Số lượng hồng cầu:
- Tăng trong trường hợp: Bệnh nhân sốt, tiêu chảy, mất nước, bệnh lý tăng sinh tủy mạn ác tính.
- Giảm trong các trường hợp:
+ Thiếu nguyên liệu tổng hợp lên hồng cầu, có thể do thiếu một hoặc một số thành phần như sắt, vitamin B12, acid folic, men G6PD.
+ Mất máu: tình trạng cấp tính, gặp trong trường hợp xuất huyết tiêu hóa, tai nạn giao thông, tai nạn gây chấn thương nặng khác,...
+ Rối loạn hấp thu: Các trường hợp có bệnh lý về gan, dạ dày như viêm gan, xơ gan, viêm dạ dày mạn tính,...
+ Tan máu do yếu tố miễn dịch.
Lượng huyết sắc tố (HGB), thể tích khối hồng cầu (HCT):
- Tăng trong trường hợp: Sốt, tiêu chảy, mất nước, đa hồng cầu.
- Giảm trong trường hợp:
+ Thiếu nguyên liệu tổng hợp (thiếu sắt, vitamin B12, acid folic, men G6PD).
+ Giảm tổng hợp do bị ức chế: bệnh lý ác tính Leukemia.
+ Tan máu: tan máu miễn dịch hay tan máu di truyền Thalassemia.
Thể tích trung bình hồng cầu (MCV), lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu (MCH):
Tăng: thiếu vitamin b12, thiếu acid folic, rối loạn hấp thu ở dạ dày, ruột.
- Giảm: thiếu máu thiếu sắt, tan máu di truyền Thalassemia, viêm mạn tính,…
- Đây là thông số quan trọng trong định hướng chẩn đoán bệnh lý tan máu di truyền Thalassemia.
Nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu (MCHC):
Là chỉ số dùng để đánh giá đặc điểm hồng cầu bình sắc hay nhược sắc trong phân loại thiếu máu.
Hình 2: Hình ảnh tế bào máu bình thường và bất thường trong bệnh lý máu ác tính
Dòng bạch cầu (WBC - White blood cell).
Số lượng bạch cầu:
- Tăng:
+ Viêm nhiễm do vi khuẩn, virus.
+ Bệnh lý máu ác tính dòng bạch cầu.
+ Một số trường hợp sử dụng thuốc.
- Giảm:
+ Nhiễm virus.
+ Suy tủy xương, ức chế sinh tủy.
+ Điều trị ung thư, thiếu vitamin.
Công thức bạch cầu:
- Bạch cầu đoạn trung tính: tăng trong viêm nhiễm, Leukemia, căng thẳng,…huyết đồ
- Bạch cầu lymphocyte: tăng trong nhiễm virus, lao, Leukemia dòng lympho.
- Bạch cầu monocyte: tăng trong nhiễm virus, viêm nhiễm, ung thư.
- Bạch cầu ưa acid: tăng trong các bệnh dị ứng, nhiễm giun sán, ký sinh trùng, ung thư máu.
- Bạch cầu ưa bazơ: tăng trong nhiễm độc, dị ứng, ung thư máu.
Dòng tiểu cầu (PLT - Platelet):
- Tăng: viêm nhiễm, chấn thương, tăng sinh tủy, tăng tiểu cầu nguyên phát, thứ phát,…
- Giảm: bệnh lý về gan, sốt virus, xuất huyết giảm tiểu cầu, suy tủy xương,…
Hồng cầu lưới
Chỉ số hồng cầu lưới giúp đánh khả năng sinh sản dòng hồng cầu của tủy xương, đánh giá khả năng đáp ứng của tủy xương đối với trường hợp thiếu máu.
- Hồng cầu lưới bình thường hoặc tăng: đánh giá tủy xương hoạt động bình thường, đáp ứng với tình trạng thiếu máu.
- Hồng cầu lưới giảm: Tủy xương không đáp ứng với tình trạng thiếu máu (suy tủy xương, thiếu máu mạn, thiếu folate,…).
Ngoài kết quả tổng phân tích máu được phân tích trên máy tự động hoàn toàn, xét nghiệm huyết đồ còn bao gồm quy trình kéo nhuộm và phân tích tiêu bản máu ngoại vi.
Quan sát hình ảnh trên lam máu nhuộm Giemsa giúp đưa ra nhận xét về tính chất bắt màu cũng như số lượng, hình thái, kích thước của các tế bào máu. Từ đó đưa ra đề nghị phù hợp, giúp ích cho việc định hướng chẩn đoán và điều trị.
3. Xét nghiệm huyết đồ lấy mẫu như thế nào?
Cách lấy mẫu làm xét nghiệm huyết đồ khá đơn giản, thực hiện trên mẫu máu tĩnh mạch, thể tích 2ml lấy vào ống chống đông EDTA. Bệnh nhân không cần nhịn ăn sáng trước khi lấy máu.
Hình 3: Hệ thống máy huyết học tự động tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
Khách hàng có thể tin tưởng lựa chọn Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để thực hiện xét nghiệm huyết đồ cũng như rất nhiều loại xét nghiệm khác. Với lịch sử trên 24 năm hình thành và phát triển, Bệnh viện MEDLATEC tự hào là cơ sở hàng đầu cả nước về lĩnh vực xét nghiệm.
Với hệ thống máy máy móc hiện đại, được thực hiện kiểm tra chất lượng đầy đủ theo tiêu chuẩn ISO 15189:2012. Đội ngũ cán bộ y tế có trình độ cao, giàu kinh nghiệm, được sự cố vấn của các chuyên gia đầu ngành, chúng tôi cam kết cung cấp dịch vụ xét nghiệm chính xác, kịp thời và tiện lợi nhất cho khách hàng.
Hình 4: Nhân viên lấy mẫu xét nghiệm tận nơi của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
Đặc biệt, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cung cấp dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà 24/24h, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian, không lo ngại lây nhiễm chéo trong các thời điểm bùng phát dịch bệnh cũng như không trì hoãn kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình. Bạn chỉ cần ngồi nhà và đăng ký qua tổng đài 1900 565656, chúng tôi sẽ đáp ứng nhu cầu của bạn.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!