Các tin tức tại MEDlatec
Tìm hiểu về tình trạng đau xương bàn chân và cách phòng tránh
- 04/07/2022 | Lưu ý: Biểu hiện đau xương bàn chân cảnh báo những bệnh lý tiềm ẩn
- 02/12/2021 | Hiểu như thế nào về viêm cân gan bàn chân?
- 16/11/2021 | Những điều cần biết về chụp X-quang bàn chân
1. Tìm hiểu về tình trạng
Xương bàn chân là một bộ phận quan trọng của cơ thể con người. Khi bộ phận gặp vấn đề chẳng hạn như đau xương bàn chân thì cơ thể cũng bị ảnh hưởng theo. Vì thế, việc tìm hiểu về tình trạng này sẽ giúp bạn phòng tránh cũng như cải thiện tình trạng này hiệu quả.
Đối tượng thường gặp phải
Đau xương bàn chân có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất là ở những người sử dụng bàn chân một cách quá mức: chẳng hạn như công nhân lao động, vận động viên thể thao,... Ngoài ra, bà bầu cũng là đối tượng dễ gặp phải tình trạng này do sức ép của thai nhi xuống 2 chân rất dễ gây ra tình trạng đau chân.
Đau xương bàn chân là tình trạng khá phổ biến
Dấu hiệu nhận biết đau xương bàn chân
Dựa vào các dấu hiệu chúng ta có thể dễ dàng phát hiện và đưa ra cách xử lý đúng đắn. Các dấu hiệu nhận biết đau xương bàn chân bao gồm:
-
Ở vị trí gần gót hay lòng bàn chân có cảm giác đau, rát.
-
Cảm nhận rõ rệt cơn đau hơn khi đi, đứng hay chạy bộ.
-
Các ngón chân ngứa ngáy kèm cảm giác tê.
Trên đây là những dấu hiệu phổ biến nhất của đau xương bàn chân, có thể còn các dấu hiệu khác nhưng khá hiếm gặp. Đồng thời, chỉ cần dựa vào những dấu hiệu trên là có thể phát hiện tình trạng này.
Một điều cần lưu ý là mặc dù tình trạng này khá dễ hồi phục mà không cần điều trị nhưng nếu tình trạng đau kéo dài trong nhiều ngày và không có dấu hiệu cải thiện. Lúc này, bạn nên gặp các bác sĩ chuyên khoa để thăm khám để tìm ra cách xử lý tốt nhất.
2. Các yếu tố góp phần gây ra đau xương bàn chân
Nguyên nhân chính gây ra tình trạng đau xương bàn chân là do áp lực xuống bàn chân quá lớn. Trong đó, các yếu tố dưới đây góp phần gia tăng áp lực của cơ thể xuống bàn chân, gây ra tình trạng xương bàn chân bị đau nhức:
Tập luyện thể thao quá mức
Khi tập luyện các môn thể dục thể thao như: chạy bộ, bóng đá, bóng chày, bóng rổ, bóng bầu dục, quần vợt,.. không chỉ mang lại nhiều niềm vui mà có nhiều lợi ích tốt đẹp cho sức khỏe. Tuy nhiên, tập luyện nhiều quá cũng không tốt, chẳng hạn như gây ra tình trạng đau xương bàn chân.
Tập luyện thể dục có lợi cho sức khỏe nhưng cũng không nên tập luyện quá mức
Sử dụng giày cao gót hoặc mang giày không vừa chân
Chị em phụ nữ chắc hẳn đều sở hữu ít nhất là một đôi giày cao gót. Tuy nhiên, ngoài việc tôn lên vóc dáng của phái đẹp thì phụ kiện này còn gây ra các vấn đề cho bàn chân. Nguyên nhân là do mỗi chiếc giày này đều có độ dốc nhất định, điều này vô hình là tăng áp lực của cơ thể lên phần trước của bàn chân, gây đau nhức, khó chịu. Ngoài ra, việc mang giày quá chật cũng đem lại cảm giác khó chịu, tiềm ẩn nguy cơ gây đau xương bàn chân.
Thừa cân
Trọng lượng cân nặng quá cao cũng làm tăng áp lực xuống phần dưới cơ thể, gây ra tình trạng đau xương bàn chân. Để hạn chế điều này, bạn nên có chế độ ăn kiêng khoa học, hợp lý. Chẳng hạn như: bổ sung nhiều rau củ, ăn các thực phẩm chứa ít calo, hạn chế sử dụng đồ ăn nhanh, thức ăn nhiều dầu mỡ, nước ngọt và bia rượu,...
Có tiền sử mắc các bệnh lý về chân
Các vấn đề về chân khác cũng góp phần gây nên đau xương bàn chân. Khi chân gặp vấn đề, những cách đi đứng, vận động bị ảnh hướng và bị thay đổi, khiến trọng lượng cơ thể phân bố lên bàn chân không đồng đều. Đặc biệt, gout hay viêm khớp dạng thấp là hai bệnh lý dễ khiến xương bàn chân bị đau hơn so với các vấn đề khác.
Các bệnh lý về chân trước đó có thể khiến bạn dễ mắc đau xương bàn chân hơn
3. Phòng tránh đau xương bàn chân
Đau xương bàn chân không chỉ mang đến cảm giác đau đớn, khó chịu mà nó còn ảnh hưởng rất nhiều đến công việc và hoạt động thường ngày của người bệnh. Vì thế, việc phòng tránh là rất cần thiết, bạn có thể thực hiện các phương pháp sau:
-
Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế thực hiện các công việc phải vận động mạnh cho để khi tình trạng chân tốt lên.
-
Sử dụng đá lạnh để chườm lên bàn chân để giảm đau.
-
Lựa chọn kiểu giày phù hợp và thoải mái hơn, có thể lót thêm miếng đệm để chân dễ chịu hơn.
-
Có chế độ ăn uống khoa học và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho xương khớp và các mô để chân chắc khỏe hơn.
-
Hãy giữ cân nặng ở mức vừa phải.
-
Hãy khởi động trước khi tập luyện thể dục thể thao. Điều này giúp tăng cường lưu thông máu để các khớp, cơ giúp chúng hoạt động linh hoạt hơn.
Chế độ ăn uống khoa học cũng giúp hạn chế các vấn đề về xương khớp
Nói chung, đau xương bàn chân là tình trạng khá phổ biến, có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào. Mặc dù có thể tự khỏi mà không cần điều trị nhưng nó gây ra nhiều đau đớn, khó chịu ảnh hưởng đến công việc cũng như sinh hoạt của người bệnh.
Ngoài ra, có thể do cơ địa mỗi người khác nhau hoặc có chế độ chăm sóc không hợp lý, mà tình trạng đau không có dấu hiệu cải thiện, thậm chí càng ngày càng nặng hơn, lúc này bạn cần phải đến bệnh viện để có biện pháp xử lý đúng cách.
Một địa chỉ uy tín để khám và điều trị các vấn đề về xương khớp hiện nay là Khoa Cơ xương khớp - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Bệnh viện không chỉ quy tụ các chuyên gia, bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao mà còn sở hữu máy móc, trang thiết bị y tế tiên tiến, hiện đại như máy chụp MRI, máy chụp CT, máy siêu âm, X-quang,... giúp kết quả thăm khám và điều trị bệnh nhanh chóng, hiệu quả.
Nếu vẫn còn thắc mắc liên quan đến vấn đề đau xương bàn chân hay có nhu cầu đặt lịch thăm khám, Quý khách xin vui lòng liên hệ MEDLATEC qua đường dây nóng 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!