Các tin tức tại MEDlatec
Ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu có thể chữa khỏi không?
- 15/08/2019 | Khi nào nên mổ tuyến giáp và mổ tuyến giáp bao nhiêu tiền?
- 14/08/2019 | Hormon tuyến giáp có vai trò quan trọng như thế nào?
- 13/08/2019 | U tuyến giáp lành tính có nguy cơ ung thư tuyến giáp không?
1. Ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu là gì?
Cũng như các dạng ung thư khác, chẩn đoán giai đoạn là cách mà các bác sĩ nhận định tế bào ung thư lan tới đâu trong cơ thể người bệnh. Căn cứ vào loại ung thư tuyến giáp và độ tuổi của người bệnh mà kết quả chẩn đoán giai đoạn cũng khác nhau. Ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu là thời điểm người bệnh mới mắc bệnh, các tế bào ung thư khu trú ở tuyến giáp mới bắt đầu phát triển. Đây cũng là giai đoạn rất khó phát hiện bệnh nếu không đi khám sức khỏe định kỳ.
Hình ảnh minh họa tuyến giáp
Theo các bác sĩ, ung thư tuyến giáp là một căn bệnh có cơ hội điều trị cao. Tuy nhiên, nếu được phát hiện ở giai đoạn đầu, tỷ lệ chữa khỏi thành công sẽ cao nhất. Ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu có kích thước nhỏ hơn 2cm, hình thành bên trong tuyến giáp và chưa phát triển ra bên ngoài tuyến giáp. Ở giai đoạn này, khối u chưa có tình trạng lây lan ra các hạch bạch huyết hay các bộ phận gần và xung quanh.
2. Ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu – nguyên nhân?
Dựa trên kết quả nghiên cứu và thống kê, ung thư tuyến giáp (ở bất kỳ giai đoạn nào) cũng đều có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau:
2.1 Ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu do yếu tố di truyền
Theo nghiên cứu, trong khoảng 70% bệnh nhân mắc ung thư tuyến giáp, có 3 - 5% bệnh nhân có bố, mẹ hoặc người thân trong gia đình có tiền sử mắc căn bệnh này. Tuy nhiên, chưa có bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào chỉ ra chính xác mã gen di truyền bệnh học nên nguyên nhân mắc bệnh tuyến giáp do di truyền vẫn còn là ẩn số cần được nghiên cứu và tìm hiểu kỹ hơn nữa.
2.2 Ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu do hệ miễn dịch rối loạn
Khi hệ miễn dịch của con người bị rối loạn, vai trò và chức năng hoạt động sẽ suy giảm, tạo cơ hội cho các loại vi khuẩn hay virus có hại xâm nhập và tấn công vào các bộ phận trên cơ thể, trong đó bao gồm cả tuyến giáp. Vậy nên, khi hệ miễn dịch bị rối loạn thì không chỉ gây nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến giáp mà còn tạo điều kiện cho rất nhiều bệnh lý nguy hiểm khác phát triển.
Hình ảnh ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu và khối u ở tuyến giáp
2.3 Ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu do tuổi tác và sự thay đổi hóc môn trong cơ thể
Phần lớn bệnh nhân mắc bệnh ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu thường được phát hiện trong độ tuổi 30 đến 50. Phụ nữ là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới gấp 2 đến 4 lần. Sở dĩ có sự chênh lệch này là do các thay đổi hóc môn ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai hay mãn kinh sẽ kích thích sự hình thành các hạch tuyến giáp, bướu giáp.
2.4. Ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu dò người bệnh từng mắc các căn bệnh liên quan đến tuyến giáp
Theo kết quả nghiên cứu và thống kê, những người từng bị bướu giáp hoặc bệnh tuyến giáp mạn tính sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư tuyến giáp hơn những người bình thường.
2.5 Một số nguyên nhân khác
Ngoài các nguyên nhân kể trên, chúng ta có thể nhắc đến một số nguyên nhân gián tiếp gây bệnh ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu như:
- Mắc bệnh về não hoặc não từng bị chấn thương
Những người từng có chấn thương ở vùng não thì nguy cơ cao mắc bệnh về tuyến giáp khá cao. Khi tuyến yên và vùng dưới đồi ở não hoạt động không hiệu quả sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tuyến giáp, có thể gây ra bệnh suy giáp và dần phát triển thành ung thư tuyến giáp nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
- Tác dụng phụ từ một số loại thuốc
Với những bệnh nhân mắc bệnh về tuyến giáp thường được bác sĩ chỉ định uống i-ốt phóng xạ, nhưng việc sử dụng thuốc trong một thời gian dài sẽ ngăn chặn quá trình tổng hợp hormone thyroxine của cơ thể, khiến chức năng tuyến giáp bị suy giảm, làm tăng cao nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến giáp.
- Thiếu i-ốt
Cơ thể thiếu i-ốt là một trong các nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh suy giáp, có thể khởi phát thành bệnh ung thư tuyến giáp.
3. Những dấu hiệu của ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu
Như đã nói đến ở trên, ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu rất khó phát hiện do không có những dấu hiệu rõ ràng. Tuy nhiên, nếu thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ và theo dõi sự thay đổi của cơ thể, chúng ta có thể phát hiện bệnh nhờ những dấu hiệu sau:
- Có hạch nhỏ, mềm ở vùng cổ.
- Nuốt khó.
- Khàn giọng: giọng nói chuyển khàn do các dây thần kinh ở thanh quản bị ảnh hưởng ở phía sau tuyến giáp. Khi tình trạng bệnh nặng hơn, các khối u tuyến giáp có thể lan rộng và gây tổn thương đến thanh quản.
- Khi siêu âm có thể thấy rõ các khối u tuyến giáp, phát hiện ung thư một cách rõ ràng.
- Da ở vùng cổ sậm màu, thậm chí là sùi loét, chảy máu giai đoạn muộn.
Hình ảnh người bệnh khó nuốt ở cổ có thể là dấu hiệu của các bệnh lý về tuyến giáp
Khi nhận thấy nhiều dấu hiệu bất thường ở cơ thể, chúng ta cần đi khám tổng quát và khám chuyên khoa ngay lập tức, để có thể phát hiện ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu một cách sớm nhất.
Các bác sĩ khuyến cáo, mọi người nên đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để hiểu rõ tình trạng sức khỏe của cơ thể, cũng như có hướng điều trị bệnh sớm nhất. Để chẩn đoán chính xác bệnh ung thư tuyến giáp, thì cần thực hiện các phương pháp bao gồm: siêu âm tuyến giáp, chụp phim X- quang, CT- scan và MRI ở khu vực cổ, kèm theo xét nghiệm chẩn đoán tế bào học để phát hiện các tế bào ung thư.
4. Ung thư tuyến giáp được điều trị như thế nào?
Khi kết luận từ kết quả FNA là ung thư hoặc nghi ngờ ung thư tuyến giáp, người bệnh sẽ được lên phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Để điều trị ung thư tuyến giáp, thường sử dụng phương thức điều trị đa mô thức, phối hợp nhiều phương thức với nhau để có kết quả tối ưu nhất.
Các phương thức bao gồm:
- Phẫu thuật cắt tuyến giáp trên nguyên tắc ung thư học, tùy trường hợp bệnh nhân mà có hoặc không kèm nạo hạch cổ.
- Xạ trị cùng với i-ốt phóng xạ: cho đồng vị phóng xạ i-ốt 131 vào cơ thể nhằm tiêu diệt tất cả các tế bào ung thư còn sót lại sau khi phẫu thuật.
- Nội tiết trị liệu trong nhiều năm tiếp theo để ức chế những tế bào ung thư còn lại, giúp làm chậm thời gian tái phát của bệnh hoặc không cho nó tái phát nữa.
Tùy thuộc vào kích thước khối u, tình trạng di căn hạch cổ, loại mô học,… và có sớm phát hiện ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu hay không mà cách thức phẫu thuật, xạ trị sau mổ trên mỗi bệnh nhân khác nhau.
Sau khi phẫu thuật và điều trị i-ốt phóng xạ, bệnh nhân cần có một chế độ trị liệu nội tiết và được theo dõi chặt chẽ, nhằm giảm tỷ lệ tái phát ở mức thấp nhất. Người bệnh có thể an tâm trở lại cuộc sống như một người bình thường.
Ngày nay, công nghệ ngày càng tiên tiến hiện đại, việc phát hiện ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu trở nên dễ dàng hơn, khả năng chữa khỏi hoàn toàn và nỗi lo tái phát cũng không còn là vấn đề quá lớn nữa. Đặc biệt, với đội ngũ y bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm cùng với sự đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ uy tín thực hiện đầy đủ các xét nghiệm kiểm tra và điều trị các bệnh liên quan đến tuyến giáp một cách nhanh chóng và tiện lợi.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!