Các tin tức tại MEDlatec
Viêm da cơ địa
Vị trí hay gặp là sau tai, má, cằm, mạng sườn, tay, chân. Ở những người bệnh có hệ thống miễn dịch hoạt hóa mạnh thì da ở vùng đó khô, ngứa, nứt và đỏ ửng. Đồng thời da ở vùng viêm luôn luôn có hiện tượng đóng vảy, bong vảy. Viêm da dị ứng có thể có cơn kịch phát do bệnh tiến triển nhanh, gặp dị ứng nguyên phức tạp. Bệnh không lây nhiễm thành dịch nhưng hay bị tái phát. Tuy vậy, trên cùng một cơ thể nếu bị viêm da cơ địa kèm theo có nhiễm khuẩn thì có thể làm lây lan nhiều vị trí khác trên cơ thể. Ngoài ra, viêm da cơ địa có thể gây viêm da thần kinh, thậm chí gây biến chứng ở mắt do dị ứng xảy ra ngứa trong và xung quanh mí mắt có thể gây viêm kết mạc.
Làm gì để phòng tránh?
Hiện nay, việc dự phòng và điều trị bệnh viêm da cơ địa còn gặp không ít khó khăn, bởi vì nguyên nhân rất phức tạp. Khi nghi ngờ bị viêm da cơ địa thì người bệnh đi khám chuyên khoa da liễu, nhất là trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Luôn luôn giữ cho da sạch sẽ, bấm móng tay và đi găng tay để không bị trầy xước da gây nhiễm khuẩn khi gãi. Nên mặc các loại quần áo vải mỏng, mềm, không có khả năng gây dị ứng. Hàng ngày nên tắm bằng nước ấm (không nên dùng nước quá nóng). Vệ sinh môi trường sống cũng là vấn đề cần quan tâm để hạn chế mắc bệnh viêm da dị ứng. Không nên nuôi động vật trong nhà, nhất là mèo, chó.
Việc điều trị cho người viêm da dị ứng nên theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa da liễu. Tuyệt đối không tự mua thuốc để tự điều trị.
Nguồn: suckhoedoisong.vn
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!