Tin tức

Xét nghiệm dị ứng gồm những loại nào, cách thức thực hiện ra sao?

Ngày 21/11/2024
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Xét nghiệm dị ứng là một công cụ quan trọng để xác định các tác nhân gây dị ứng, giúp người bệnh có phương án điều trị và phòng ngừa tốt nhất để tránh tình trạng dị ứng tái diễn. Vậy phương pháp thực hiện xét nghiệm này là gì? Thông qua những thông tin sau đây bạn có thể nhận được lời giải đáp rõ ràng nhất với câu hỏi được đặt ra.

1. Các dạng dị ứng hay gặp

1.1. Dị ứng thực phẩm

Dị ứng thực phẩm xảy ra khi cơ thể phản ứng quá mức với các protein trong thực phẩm. Phản ứng này có thể xảy ra ngay lập tức hoặc sau vài giờ tiêu thụ thực phẩm. Bất kỳ thực phẩm nào cũng có thể gây ra phản ứng. Các thực phẩm thường gây nên dị ứng như: đậu phộng, đậu nành, cua, sò huyết, tôm, sữa bò, trứng,...

Khi bị dị ứng thực phẩm, người bệnh thường xuất hiện mẩn đỏ, phát ban, ngứa ngáy, sưng tấy trên da kèm theo các triệu chứng đường tiêu hóa như: đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy. Nguy hiểm nhất, người bệnh có biểu hiện sốc phản vệ, nếu không cấp cứu ngay dễ đe dọa đến sự sống.

1.2. Dị ứng phấn hoa

Dị ứng phấn hoa là một loại dị ứng theo mùa, xuất hiện nhiều vào mùa xuân, mùa hè và mùa thu khi lượng phấn hoa trong không khí tăng cao. Các loại phấn hoa thường gây dị ứng gồm: hoa cỏ dại, hoa bạch đàn, hoa lúa mì,...

Người bị dị ứng phấn hoa thường gặp tình trạng hắt hơi, nghẹt mũi, chảy nước mũi, ngứa mắt và sưng vùng mắt.

1.3. Dị ứng da

Dị ứng da thường xảy ra khi da tiếp xúc với các chất kích thích gây dị ứng như: hóa chất trong mỹ phẩm, kim loại, mủ cao su,... Khi bị dị ứng da người bệnh sẽ có cảm giác ngứa châm chích ở da, khô da, bong tróc, phát ban đỏ, thậm chí còn xảy ra tình trạng sưng phù và chảy dịch tại vùng da dị ứng. 

Biểu hiện thường thấy ở người bị dị ứng da

Biểu hiện thường thấy ở người bị dị ứng da

1.4. Dị ứng với các tác nhân có trong môi trường

Môi trường gây dị ứng qua đường hô hấp. Khi hệ hô hấp phản ứng với các tác nhân dị ứng trong không khí như bụi, nấm mốc, lông động vật, mạt bụi nhà,... sẽ gây nên triệu chứng dị ứng. Người bị dị ứng đường hô hấp thường ho, nghẹt mũi, khó thở, ngứa mũi và mắt.

1.5. Dị ứng thuốc

Dị ứng thuốc xảy ra khi cơ thể có phản ứng bất thường với các thành phần trong thuốc, đặc biệt là kháng sinh, thuốc chống viêm và thuốc giảm đau. Một số loại thuốc gây mê cũng có thể gây sốc phản vệ ở người có cơ địa nhạy cảm. Triệu chứng dị ứng thuốc đặc trưng là sưng môi hoặc lưỡi, phát ban, khó thở và sốc phản vệ,... 

2. Tại sao cần phải xét nghiệm dị ứng?

Xét nghiệm dị ứng rất quan trọng, nhất là với người thường xuyên có triệu chứng nhưng chưa rõ nguyên nhân. Kết quả xét nghiệm này có ý nghĩa:

- Phát hiện chính xác tác nhân gây dị ứng để loại trừ hoặc giảm thiểu tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ.

- Xây dựng phương án điều trị và phòng ngừa để tránh tái diễn dị ứng.

- Ngăn ngừa phản ứng dị ứng đe dọa tính mạng như sốc phản vệ.

3. Phương pháp thực hiện một số xét nghiệm dị ứng thường dùng 

3.1. Test lẩy da

Test lẩy da là xét nghiệm dị ứng được dùng nhiều nhất ở các cơ sở y tế. Để thực hiện xét nghiệm. bác sĩ sẽ nhỏ mỗi loại 1 giọt dị nguyên lên da (sau khi vùng da đó đã được đánh dấu để theo dõi các chất gây dị ứng khác nhau. Sau đó bác sĩ sẽ dùng kim châm nhẹ vào bề mặt da để dị nguyên thấm vào da. Quy trình này thường không gây đau đớn nhưng có thể khiến một số người thấy hơi khó chịu.

Người bệnh sẽ đợi phản ứng xảy ra trong vòng 15 - 20 phút. Nếu xảy ra phản ứng dị ứng, da sẽ nổi mẩn đỏ và ngứa.

Xét nghiệm lẩy da tìm tác nhân gây dị ứng cho kết quả chỉ sau 20 phút, chi phí thấp. Tuy nhiên, phương pháp này không phù hợp với các trường hợp có làn da quá nhạy cảm hoặc người mắc bệnh da liễu, vì kết quả có thể bị sai lệch. 

Bệnh nhân thực hiện xét nghiệm dị ứng bằng phương pháp test lẩy da

Bệnh nhân thực hiện xét nghiệm dị ứng bằng phương pháp test lẩy da

3.2. Test áp bì

Xét nghiệm áp bì thường được áp dụng cho những trường hợp nghi ngờ viêm da tiếp xúc. Trong xét nghiệm dị ứng này, miếng dán chứa các dị nguyên sẽ được dán trực tiếp lên da. Sau 48 giờ, bác sĩ sẽ quan sát phản ứng của cơ thể để xem có tình trạng đỏ, ngứa da không. Nhiều trường hợp, do phản ứng với chất dị nguyên muộn hơn, nên có thể được đánh giá lại sau 96 giờ.

Mọi trường hợp dị ứng da đều có thể làm test áp bì, nhất là khi tiếp xúc thường xuyên với kim loại, mỹ phẩm, hóa chất. So với test lẩy da thì đây là phương pháp có thời gian xét nghiệm lâu hơn. Các trường hợp dị ứng thuốc hoặc thực phẩm không phù hợp với xét nghiệm dị ứng này.

3.3. Test kích thích

Đây là xét nghiệm đưa dị nguyên nghi ngờ gây ra phản ứng dị ứng vào trong cơ thể, dưới sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa dị ứng với liều và thời gian giữa các liều được thiết kế riêng cho từng bệnh nhân, phụ thuộc vào mức độ phản ứng khai thác được trong tiền sử của bệnh nhân. Xét nghiệm kích thích là tiêu chuẩn vàng trong việc chẩn đoán một số bệnh dị ứng như dị ứng thuốc, dị ứng thức ăn, hen phế quản do thuốc…

3.4. Xét nghiệm IgE bằng phương pháp ELISA

Để đo nồng độ IgE, bác sĩ sẽ lấy mẫu máu tĩnh mạch của người bệnh để gửi đến phòng xét nghiệm. Phương pháp này xác định tổng hàm lượng IgE, được xem như là xét nghiệm sàng lọc chẩn đoán bệnh dị ứng. 

3.5. Xét nghiệm panel dị ứng 

Xét nghiệm được thực hiện bằng que thử chẩn đoán dị ứng nguyên, có thể test lên đến 63 dị ứng nguyên một lần xét nghiệm.

4. Xét nghiệm dị ứng nên thực hiện trong trường hợp nào?

Xét nghiệm dị ứng nên được chú ý thực hiện khi có các triệu chứng:

- Da nổi mẩn đỏ, ngứa kèm chảy nước mắt.

- Sưng mặt, môi hoặc lưỡi

- Khó thở, đau ngực.

- Đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy.

Những trường hợp sau thuộc diện có yếu tố nguy cơ cao đối với bệnh dị ứng:

- Người có tiền sử dị ứng trong gia đình: Dị ứng có thể có yếu tố di truyền.

- Trẻ em: Dị ứng có thể xuất hiện từ khi còn nhỏ và cần được theo dõi chặt chẽ.

- Người bị bệnh mạn tính: Dị ứng có thể làm nặng thêm các bệnh như hen suyễn, viêm mũi dị ứng.


Phòng xét nghiệm thuộc Trung tâm Xét nghiệm tiêu chuẩn quốc tế của MEDLATEC

Hy vọng những thông tin cung cấp trên đây có thể giúp bạn nhận diện được tình huống cần xét nghiệm dị ứng để chủ động tìm phương án khắc phục, tránh rơi vào tình thế gặp nguy hiểm đến tính mạng do bị dị ứng. 

Các phương pháp xét nghiệm dị ứng nêu trên đều đang được áp dụng tại các chi nhánh trực thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Quý khách hàng cần tìm hiểu chi tiết hoặc có nhu cầu đặt lịch xét nghiệm, hãy liên hệ trực tiếp tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn thông tin cụ thể và xác nhận lịch hẹn nhanh chóng.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ