Các tin tức tại MEDlatec

Vitamin B1 B6 B12 trị bệnh gì? Có thể bổ sung từ nguồn nào?

Ngày 01/10/2023
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Bổ sung đầy đủ vitamin là thói quen giúp giúp duy trì cơ thể đủ chất, khỏe mạnh. Mỗi loại vitamin đều mang đến lợi ích cho sức khỏe và trong bài viết này, MEDLATEC sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc về vitamin B1 B6 B12. Cùng tìm hiểu xem vitamin B1 B6 B12 trị bệnh gì và bổ sung như thế nào nhé.

1. Vitamin B1 B6 B12 trị bệnh gì?

Vitamin B1 B6 B12 đều là các vitamin thuộc nhóm vitamin B tuy nhiên mỗi loại vitamin sẽ đảm nhận vai trò khác nhau đối với cơ thể. Ở trong 1 số dạng thuốc liều cao, kết hợp cả 3 loại vitamin này thì thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị các vấn đề về thần kinh ngoại vi.

Sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu lần lượt tác dụng của vitamin B1, B6 và B12.

Vitamin B1 B6 B12 trị bệnh gì là điều nhiều người thắc mắc

1.1. Vitamin B1

Vitamin B1 (Thiamine) là loại vitamin không thể thiếu trong quá trình trao đổi chất của cơ thể. Đây là loại vitamin tan trong nước và giúp cơ thể tạo ra lượng adenosine triphosphate (ATP) để chuyển hoá năng lượng cho tế bào từ thức ăn.

Vitamin B1 giúp chuyển hoá năng lượng cho tế bào

Việc thiếu hụt vitamin B1 sẽ gây ra các ảnh hưởng đến chức năng của hệ thần kinh, não và tim mạch. Tuy nhiên đây là tình trạng hiếm gặp ở người có sức khỏe bình thường bởi vì hoạt chất này khá phổ biến trong thực phẩm hàng ngày. Vitamin B1 hỗ trợ điều trị các chứng bệnh như:

●       Bệnh lý rối loạn thần kinh ngoại vi ở bệnh nhân thường xuyên tê bì tay chân, đau dây thần kinh, đau lưng do chèn ép thần kinh tọa, đau dây thần kinh liên sườn, hội chứng tê tại cái vị trí như vai, cánh tay, cổ tay,...

●       Các vấn đề về thần kinh do nghiện rượu hoặc chứng đái tháo đường.

●       Giảm tỷ lệ đục thuỷ tinh thể khi kết hợp với một số vitamin khác.

●       Cải thiện và hỗ trợ hồi phục các bệnh lý về tim mạch như suy tim, giãn cơ tim, thiếu máu cơ tim,...

1.2. Vitamin B6

Vitamin B6 (pyridoxine) cũng là một dạng vitamin tan trong nước thuộc vitamin nhóm B hay còn gọi là B - complex. Vitamin B6 có chức năng chuyển hóa carbohydrate, axit amin và chất béo trong cơ thể thành năng lượng cần thiết cho tế bào. Đối với loại vitamin này không chỉ có tác dụng về mặt thể chất mà còn giúp cải thiện các triệu chứng tâm lý, thần kinh. Vitamin B6 giúp cải thiện một số triệu chứng như:

●       Mệt mỏi, uể oải do thiếu vitamin B6 khiến protein của hồng cầu giảm hạn chế khả năng đưa oxy đi đến các bộ phận cơ thể.

●       Tâm trạng thay đổi như dễ cáu gắt, lo lắng, khó chịu hoặc dấu hiệu của trầm cảm, rối loạn lo âu.

●       Cải thiện tình trạng giảm khả năng miễn dịch, qua đó giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây bệnh viêm, nhiễm trùng và mầm khác.

●       Viêm da tiết bã do thiếu hụt vitamin B6 với biểu hiện phát ban đỏ, ngứa trên da, chủ yếu ở da mặt.

●       Cải thiện tình trạng khô môi, nứt nẻ.

●       Hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của phụ nữ tiền mãn kinh.

●       Tê bì, ngứa ran vùng tay chân do rối loạn thần kinh ngoại biên thường gặp ở người đang điều trị ung thư.

●       Cải thiện khả năng ghi nhớ của não bộ và hạn chế tỷ lệ mất trí nhớ do tuổi tác hoặc do các tai nạn, bệnh lý ảnh hưởng đến não.

Thiếu hụt vitamin B6 dễ khiến cơ thể mệt mỏi, tâm trạng bất ổn

1.3. Vitamin B1

Tương tự như vitamin B1 và B6 thì vitamin B12 cũng là loại vitamin tan trong nước và thuộc nhóm vitamin B-complex. Đối với cơ thể, vitamin B12 có vai trò quan trọng trong việc duy trì tế bào thần kinh vận hành ổn định và phát triển khỏe mạnh. Cùng với đó, vitamin B12 cũng tham gia vào quá trình sản xuất ADN, ARN để làm vật liệu di truyền.

Vitamin B12 có tác dụng tham gia quá trình tạo ADN và ARN

Vitamin B12 thường dễ tổng hợp từ nguồn thực phẩm dung nạp hàng ngày. Vì thế, tình trạng thiếu hụt có tỷ lệ xuất hiện cao hơn ở người có bệnh nền như: viêm niêm mạc dạ dày, thiếu máu ác tính, lupus ban đỏ, graves, các loại thuốc đặc trị có tác dụng phụ hạn chế tổng hợp vitamin B12. Ngoài ra, người ăn thuần chay với chế độ ăn hạn chế thực phẩm trứng, sữa cũng có nguy cơ thiếu vitamin B12.

Vitamin B12 thường được bổ sung trong quá trình điều trị các bệnh lý như: thiếu máu, tim mạch (thiếu máu cơ tim, suy tim), giảm nguy cơ đột quỵ, tình trạng thoái hoá điểm vàng,…

2. Bổ sung vitamin B1 B6 B12 từ nguồn nào?

Ngoài thắc mắc “Vitamin B1 B6 B12 trị bệnh gì?” thì chắc chắn các giải pháp bổ sung lượng vitamin này cũng là điều mà không ít người quan tâm.

2.1. Thực phẩm hàng ngày

●       Vitamin B1 chứa nhiều trong các loại ngũ cốc yến mạch, lúa mạch, hạt quinoa; các loại hạt như hạnh nhân, hạt óc chó, hạt mắc ca; các loại đậu đỏ, đậu đen, đậu xanh, thịt heo, thịt bò, cá hồi, cá ngừ,...

●       Vitamin B6 thường có trong các loại sữa và sản phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua, bơ động vật, trứng gà, các loại cá biển như cá hồi, cá ngừ, thịt bò,...

●       Vitamin B12 có mặt ở nhiều nhóm thực phẩm hàng ngày như: gan và thận động vật, các loại ngũ cốc và hạt dinh dưỡng, hải sản biển như ngao, cá hồi, cá ngừ, cá mòi,... Ngoài ra trứng, sữa hoặc chế phẩm từ 2 nguyên liệu này cũng là nguồn cung cấp hàm lượng vitamin B12 tự nhiên dồi dào cho cơ thể.

Vitamin B1 B6 B12 chứa nhiều trong thực phẩm hàng ngày

2.2. Thực phẩm chức năng

Đối với người khỏe mạnh, việc bổ sung vitamin nhóm B thông qua thực phẩm hàng ngày giúp đáp ứng đủ nhu cầu cần thiết để cơ thể hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, đối với một số tình trạng cơ thể kém hấp thụ do tuổi tác hoặc đang điều trị bệnh lý thì việc bổ sung vitamin B12 qua sử dụng thực phẩm hàng ngày là chưa đủ.

Chính vì thế, nhóm vitamin này còn được sản xuất dưới dạng thực phẩm chức năng với hàm lượng phù hợp cho từng đối tượng sử dụng. Hiện nay, trên thị trường có các loại vitamin nhóm B như B1, B6, B12, B9, B3,... cùng với đó là loại vitamin B tổng hợp hay gọi là B - complex. Tuy nhiên, chúng ta nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ thực phẩm chức năng cho cơ thể và tuyệt đối không tự ý dùng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

2.3. Thuốc uống liều cao

Ngoài hai nguồn bổ sung vitamin B1 B6 B12 ở trên, nhóm vitamin này còn được bào chế dưới dạng thuốc uống liều cao, áp dụng cho nhóm đối tượng cụ thể như:

-         Hỗ trợ điều trị cho những người có vấn đề về thần kinh ngoại vi như đau thần kinh tọa, viêm đa dây thần kinh, tê bì tay chân,... và hỗ trợ giảm đau thần kinh.

-         Hỗ trợ điều trị chứng đau khớp.

-         Hỗ trợ điều trị một số rối loạn do tình trạng thiếu vitamin B1 B6 B12.

-         Điều trị Herpes Zoster.

Thuốc bổ sung liều cao 3 loại vitamin này nếu dùng không đúng cách có thể gây ra những tác dụng phụ, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, việc dùng thuốc phải theo hướng dẫn của bác sĩ.

3. Những lưu ý sử dụng vitamin an toàn, hiệu quả

●       Nên ưu tiên bổ sung vitamin thông qua thực phẩm ăn uống hàng ngày với chế độ dinh dưỡng cân bằng giúp cơ thể khỏe mạnh tự nhiên. Các loại vitamin dạng thực phẩm chức năng, dạng thuốc chỉ nên dùng khi thực sự cần thiết với hướng dẫn của bác sĩ.

●       Sử dụng đúng liều lượng trong giới hạn cho phép của bác sĩ, chuyên gia để tránh tình trạng ngộ độc hoặc gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.

●       Tránh dùng vitamin B6 với levodopa hoặc phenytoin có thể làm giảm tác dụng của thuốc trong điều trị bệnh.

Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng vitamin

Chắc hẳn bài viết của chúng tôi đã giúp bạn giải đáp chi tiết câu hỏi “Vitamin B1 B6 B12 trị bệnh gì?” Có thể thấy, việc thực hiện chế độ dinh dưỡng phong phú, đầy đủ chất là giải pháp bổ sung vitamin hiệu quả. Với những người có bệnh lý nền, việc bổ sung vitamin cần tham khảo kỹ ý kiến của các bác sĩ. Tốt nhất, bạn nên lựa chọn địa chỉ thăm khám uy tín như Hệ thống Y tế MEDLATEC để được bác sĩ kiểm tra và tư vấn cách điều chỉnh dinh dưỡng, sinh hoạt sao cho phù hợp. Để đặt lịch khám tại MEDLATEC, Quý khách vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 của được hướng dẫn chi tiết.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.