Các tin tức tại MEDlatec
Xét nghiệm Glucose máu
Xét nghiệm được thực hiện như thế nào?
Người lớn và trẻ em:
Máu sẽ được lấy từ tĩnh mạch,thường là ở mặt trong khủy tay hay trên mặt mu bàn tay. Vị trí lấy máu sẽ được sát trùng và phần trên cánh tay được buột dây garô để tạo áp lực cũng như hạn chế máu lưu thông trong tĩnh mạch. Phương pháp này giúp các tĩnh mạch phía dưới dây garô căng lên(chứa đầy máu). Một kim tiêm được đâm vào tĩnh mạch và máu lấy ra sẽ được chứa trong lọ kín hoặc trong ống tiêm(syringe). Trong quá trình lấy máu, dây garô được tháo ra để tái lập tuần hoàn. Sau khi lấy máu, kim tiêm sẽ được rút ra và vùng lấy máu được băng bó để giúp máu ngưng chảy.
Trẻ nhũ nhi hay trẻ nhỏ:
Vùng lấy máu được sát trùng và được đâm bằng một loại kim bén hay bằng lưỡi trích (lancet). Máu được đựng trong một pipette(ống thủy tinh nhỏ),trên lam,trên giấy thử, hoặc trong một lọ nhỏ. Có thể phải dùng bông hay băng ép lên vùng lấy máu nếu máu vẫn tiếp tục chảy.
Chuẩn bị gì trước khi làm xét nghiệm
Nhân viên y tế có thể khuyên người bệnh ngưng một số thuốc có thể làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm (xem phần những điều cần lưu ý).
Nhũ nhi và trẻ em:
Việc chuẩn bị về thể chất và tâm lý cho bệnh nhân đối với xét nghiệm này hay bất kỳ xét nghiệm nào khác phụ thuộc vào lứa tuổi của trẻ, thái độ, đã từng được xét nghiệm trước đó và mức độ tin tưởng của trẻ. Để có những thông tin chuyên biệt về cách chuẩn bị cho trẻ, hãy xem những bài chuyên đề sau(viết tương ứng với độ tuổi của trẻ): - Các xét nghiệm ở trẻ nhũ nhi hay những chuẩn bị trước thủ thuật(từ lúc sinh đến 1 tuổi)Các xét nghiệm ở trẻ tập đi hay những chuẩn bị trước thủ thuật(từ 1 đến 3 tuổi)
- Các xét nghiệm ở trẻ mẫu giáo hay những chuẩn bị trước thủ thuật ( từ 3 đến 6 tuổi) - Các xét nghiệm ở trẻ đang đi học hay những chuẩn bị trước thủ thuật (từ 6 đến 12 tuổi) Các xét nghiệm ở trẻ vị thành niên hay những chuẩn bị trước thủ thuật(từ 12 đến 18 tuổi).
Xét nghiệm có gây đau không?
Khi đâm kim tiêm vào để lấy máu, một số người thấy đau mức độ vừa, trong khi những người còn lại chỉ có cảm giác như khi bị côn trùng đốt hay chích. Sau đó, một số cơn đau nhói có thể xuất hiện.
Tại sao phải làm xét nghiệm này?
Xét nghiệm này dùng để đánh giá lượng đường trong máu. Xét nghiệm này còn dùng để tầm soát hay chẩn đoán và theo dõi đường huyết ở bệnh nhân bị bệnh tiểu đường.
Chế độ ăn nhiều carbohydrate thường làm tăng lượng đường trong máu. Glucose trong máu tăng cao, sẽ được dự trữ tại gan và cơ vân dưới dạng glycogen sau khi ăn. Tại gan, glycogen sẽ biến đổi thành glucose và phóng thích vào trong máu giữa các bữa ăn.Ngoài ra, gucose cũng được biến đổi thành triglyceride để tạo năng lượng dự trữ
Glucose là nguồn cung cấp năng lượng chính cho tế bào của cơ thể. Nhiều tế bào( ví dụ tế bào não và tế bào hồng cầu), hoàn toàn phụ thuộc vào glucose máu như là nguồn năng lượng chính. Mặt khác, não đòi hỏi nồng độ glucose trong máu ổn định để duy trì chức năng bình thường của não. Nồng độ glucose trong máu thấp hơn 30 milligram/dl (mg/dL) hoặc trên 300 mg/dL có thể gây ra lú lẫn hoặc hôn mê.
Hormon chính để điều hoà lượng đường trong cơ thể là insulin (ngoài ra còn có một số hormone khác như glucagon, epinephrine, và cortisol).
Các yếu tố nguy cơ:
- Chảy máu quá nhiều
- Choáng hoặc cảm giác chóng mặt
- Hematoma (khối máu tụ dưới da)
- Nhiễm trùng (luôn luôn có nguy cơ thấp bất cứ khi nào da bị mất toàn vẹn)
- Có thể phải đâm kim nhiều lần trước khi vào được tĩnh mạch.
Những điều cần lưu ý
Nhiều dạng stress nặng ( như chấn thương, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, và phẫu thuật) có thể gây tăng tạm thời glucose trong máu.
Những thuốc có thể làm tăng lượng glucose trong máu bao gồm:
- Thuốc chống trầm cảm 3 vòng
- Corticosteroid
- Diazoxide
- Dextrose truyền tĩnh mạch - Thuốc lợi tiểu - Epinephrine - Estrogens
- Glucagon
- Isoniazid
- Lithium
- Phenothiazines
- Phenytoin
- Salicylates (ngộ độc cấp - xem bài quá liều aspirin )
- Triamterene
Những thuốc có thể làm giảm lượng đường trong máu gồm:
- Acetaminophen uống;
- Alcohol;
- Thuốc đồng hoá steroids;
- Clofibrate;
- Disopyramide;
- Gemfibrozil;
- Ức chế Monoamine oxidase (MAOIs);
- Pentamidine;
- Tolazamide;
- Tolbutamide.
Các mạch máu có thể khác nhau về kích thước giữa bệnh nhân này với người khác hoặc từ vùng này sang vùng khác trên cùng một người. Do đó, việc lấy máu trên một số người có thể gặp nhiều khó khăn hơn những người khác.
Các giá trị bình thường
Đường máu bình thường 64- 110 mg/dl
Các kết quả bất thường
Đường huyết tăng cao hơn mức bình thường có thể gặp trong:
- To đầu chi ( rất hiếm)
- Hội chứng Cushing"s ( hiếm) - Tiểu đường - đường huyết lúc đói trên 126 mg/dL - Đường huyết lúc đói 110 - 126 mg/dL – giai đoạn tiền tiểu đường - Cường giáp
- Ung thư tuỵ
- Viêm tuỵ - U tuỷ thượng thận (rất hiếm) - Thiếu insulin
- Ăn quá nhiều
Đường huyết thấp hơn mức bình thường có thể gặp trong:
- Suy tuyến yên
- Suy tuyến giáp
- U tiết Insulin ( rất hiếm)
- Chích nhiều insulin - Thiếu ăn
Những bệnh cần phải làm xét nghiệm này:
-Suy thượng thân cấp
- Hội chứng Cushing"s do u tuỷ thượng thận
- Hội chứng Cushing"s do thuốc
- Hội chứng não cấp
- Suy giảm trí nhớ - Sa sút trí tuệ do nguyên nhân chuyển hoá - Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu do bệnh tiểu đường
- Tiểu đường có nhiễm ceton acid - Bệnh thận do tiểu đường - Hội chứng Cushing"s lạch chỗ
- Động kinh
- Động kinh toàn thể
- U tiết glucagon
- U tuỵ - U tăng sản nội tiết nhiều nơi (MEN) I
- Bệnh Cushing"s
- Giang mai
- Giang mai nguyên phát
- Giang mai thứ phát
- Giang mai thời kỳ 3
- Tiểu đường type 1
- Tiểu đường type 2
- Cơn thoáng thiếu máu não
Theo hososuckhoe.net
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!