Tin tức
ĐỂ AN TOÀN TRONG MÙA BỆNH THỦY ĐẬU
Thủy đậu là bệnh nhiễm trùng cấp tính do virus Varicella - Zoster gây ra. Bệnh xuất hiện rải rác trong năm, thường tập trung cao điểm từ tháng 3 đến tháng 6, chủ yếu lây qua đường hô hấp do virus trong nước bọt bệnh nhân thủy đậu phát tán ra môi trường xung quanh khi ho, hắt hơi.
Ai hay mắc thủy đậu?
Qua khảo sát tại Bệnh viện đa khoa MEDLATEC, phần lớn số bệnh nhân bị nhiễm thủy đậu là trẻ em từ 2 đến 7 tuổi. Ngoài ra, người trong độ tuổi trưởng thành, đặc biệt là phụ nữ có thai cũng là đối tượng dễ mắc căn bệnh này. Đối với thai phụ, bệnh có thể ảnh hưởng đến người mẹ và để lại hậu quả nặng nề cho thai nhi. Vì thế phụ nữ mang thai mắc bệnh thủy đậu cần được khám và điều trị cẩn thận để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé.
Theo các chuyên gia y tế nhận định, chủ yếu các trường hợp bị nhiễm thủy đậu là do chưa tiêm vắc-xin phòng bệnh. Hơn nữa, thời tiết diễn biến bất thường, độ ẩm không khí cao, mưa phùn nhiều, môi trường ô nhiễm... thuận lợi cho các virut gây bệnh phát triển mạnh. Trẻ em, phụ nữ mang thai sức đề kháng kém, cơ thể thường mệt mỏi nên dễ mắc bệnh hơn những người khác.
Các dấu hiệu nổi tiếng nhất của thủy đậu dễ dàng nhận thấy là:
- Sốt, đau mỏi các khớp.
- Ngứa nổi mẩn đỏ mà ban đầu có thể trông giống như côn trùng cắn.
- Các nốt thủy đậu nổi trên bề mặt da có màu hồng hoặc đỏ. Những chỗ sưng sẽ biến thành mụn nước chứa đầy dịch. Và cuối cùng, các túi này sẽ vỡ, đóng vảy. Khoảng 4 - 6 ngày nốt phỏng khô, bong sau 1 tuần và không để lại sẹo nếu không có bội nhiễm.
Hình ảnh 1 – Minh họa dấu hiệu phát ban của bệnh thủy đậu (nguồn ảnh: Internet)
Thủy đậu vốn là một bệnh lành tính, người mắc bệnh rồi có thể miễn dịch suốt đời, nhưng nếu không được phát hiện sớm để điều trị kịp thời và đúng cách sẽ gây một số biến chứng như có thể gây viêm da, để lại các vết sẹo lõm trên da sau này, hoặc nguy hiểm hơn, bệnh có thể gây biến chứng viêm phổi, viêm não, rối loạn tâm thần, co giật, hôn mê…
Xét nghiệm máu nhằm phát hiện sớm bệnh thủy đậu
Xét nghiệm máu nhằm chẩn đoán thủy đậu ngay cả khi những dấu hiệu bệnh chưa biểu hiện rõ nét là phương pháp hữu hiệu và cho kết quả chính xác. Bởi, kết quả xét nghiệm máu giúp các bác sĩ đánh giá được chính xác tình trạng nhiễm bệnh, xác định được cơ thể người bệnh đã có kháng thể kháng virus hay chưa. Trong trường hợp xét nghiệm cho thấy người nhiễm thủy đậu không có kháng thể, thì cần được theo dõi thêm để có biện pháp điều trị kịp thời.
Hình ảnh 2 – Hệ thống xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế của MEDLATEC
Hiện nay Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã triển khai rất nhiều loại xét nghiệm, trong đó có xét nghiệm các bệnh thủy đậu, sởi, quai bị, rubella. Tại đây, bác sĩ sẽ chỉ định làm xét nghiệm VZV-IgG (Varicella zoster IgG) nhằm đánh giá tình trạng kháng thể đối với virus mang bệnh thủy đậu. Kết quả dương tính cho thấy khách hàng đã từng bị hoặc đã tiêm phòng vắc-xin Varicella zoster virus. Nếu người bệnh chưa có kháng thể, tiêm phòng là một trong những biện pháp hỗ trợ phòng bệnh hiệu quả. Chi tiết các xét nghiệm đáp ứng các nhu cầu chẩn đoán bệnh thủy đậu có thể kể đến bao gồm:
- Xét nghiệm cơ bản: Công thức máu, CRP, chức năng thận;
- Xét nghiệm tìm kháng thể IgM và IgG. Xét nghiệm này làm sau phát ban 3-5 ngày.
+ Xét nghiệm tìm kháng thể IgG (+), nếu khách hàng đã mắc thủy đậu trước đây hoặc đã tiêm phòng thủy đậu và tiêm phòng hiệu quả.
+ Xét nghiệm kháng thể IgM (+), nếu khách hàng đang mắc các triệu chứng thủy đậu.
- Xét nghiệm tìm kháng nguyên bằng phương pháp PCR có thể phát hiện từ lúc chưa xuất hiện ban, khi có triệu chứng lâm sàng đầu tiên như sốt, đau nhức cơ thể.
Mọi thắc mắc hoặc tư vấn về bệnh lý, dịch vụ xét nghiệm, tư vấn chăm sóc điều trị, tiêm phòng vắc-xin thủy đậu, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ:
Bệnh viện đa khoa MEDLATEC | 42-44 Nghĩa Dũng, Hà Nội | 99 Trích Sài, Hà Nội
Website: medlatec.vn | xetnghiemmautainha.vn
Hotline: 1900 56 56 56.
Xem thêm: Dịch vụ xét nghiệm máu tại nhà tại Hà Nội
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!