Tin tức
Lệch khớp cắn là gì? Điều trị bệnh bằng cách nào?
- 11/07/2022 | Chuyên gia tư vấn cách khắc phục tình trạng lệch khớp cắn an toàn, hiệu quả
- 21/07/2022 | Nguyên nhân hình thành khớp cắn ngược loại 3 là gì? Điều này có hại không?
- 12/07/2022 | Niềng răng khớp cắn ngược bằng phương pháp gì để đạt hiệu quả tối ưu?
1. Bác sĩ nha khoa giải đáp: Lệch khớp cắn là gì?
Sự tương quan giữa hai hàm, giữa răng trên và răng dưới về tỷ lệ cân xứng cũng như diện tích tiếp xúc khi nghỉ hoặc khi nhai được gọi là khớp cắn. Khớp cắn chuẩn là tình trạng hai hàm cân đối, đều đẹp.
Hình ảnh khớp cắn quá sâu
Với thắc mắc, “lệch khớp cắn là gì”, các chuyên gia giải thích như sau: Tình trạng hàm răng trên và hàm dưới không thể cắn khít lại với nhau, răng mọc lệch và không thẳng được gọi là lệch khớp cắn.
Các dạng lệch khớp cắn thường gặp:
- Khớp cắn ngược: Ở những trường hợp này xương hàm dưới đưa ra ngoài và phát triển quá mức so với hàm trên. Nếu nhìn nghiêng, bạn sẽ thấy rất rõ môi dưới của người bệnh chìa hẳn ra so với môi trên. Với những trường hợp nặng, cằm của người bệnh có thể bị chìa hẳn ra bên ngoài khiến khuôn mặt trở nên mất cân đối. Không những vậy, cử động hàm ở người bị móm cũng rất khó khăn.
Mức độ lệch khớp cắn càng nghiêm trọng, người bệnh càng gặp khó khăn khi nhai và nói
- Khớp cắn sâu: Với những trường hợp bệnh nhân bị khớp cắn sâu, hàm dưới có thể bị lọt thỏm so với hàm trên và khuất sâu bên trong. Hàm dưới sẽ bị khuất nếu nhìn nghiêng.
- Khớp cắn chéo: Các răng của người bệnh bị xô lệch với nhau, có những cái nhô ra, có những cái lại thụt vào mà không theo bất cứ trật tự nào. Rất dễ nhận biết, khi bệnh nhân cười.
- Khớp cắn hở: Khi nhóm răng cửa bị hở, người đối diện có thể thể nhìn thấy lưỡi của người bệnh kể cả khi bệnh nhân khép răng ở trạng thái bình thường, ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ. Răng giữa hai hàm không thể chạm vào nhau khiến bệnh nhân vô cùng khó khăn khi nhai thức ăn.
Nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng lệch khớp cắn. Trong đó, phổ biến nhất có thể kể đến như di truyền, mất răng sữa quá sớm, thói quen đẩy lưỡi, hoặc cho trẻ ngậm ti giả quá lâu.
2. Cách nhận biết dấu hiệu lệch khớp cắn?
Một số dấu hiệu lệch khớp cắn có thể kể đến như sau:
- Khi cắn xuống có thể quan sát được sự chênh lệch.
- Trong khi ăn uống hay khi nói chuyện, người bệnh thường xuyên bị cắn phải má hoặc lưỡi, gây nhiều phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày.
Lệch khớp cắn khiến người bệnh dễ bị cắn phải má hay lưỡi
- Người bị lệch khớp cắn thường thấy rất mỏi hàm khi nhai.
- Người bệnh gặp phải một số vấn đề trong phát âm, nói không rõ chữ.
- Khó ngậm miệng, thậm chí khó khép kín hai hàm và hay thở bằng miệng.
3. Lệch khớp cắn ảnh hưởng như thế nào đến người bệnh?
Nếu lệch khớp cắn ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể thích nghi được. Tuy nhiên, ở những mức độ nghiêm trọng, tình trạng bệnh có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến khả năng nhai, phát âm và thẩm mỹ của người bệnh. Cụ thể như sau:
- Làm giảm chức năng nhai nên người bệnh rất khó khăn khi ăn uống. Cũng từ đó, cơ hàm cần phải hoạt động quá mức dẫn đến co thắt cơ, rối loạn chức năng khớp thái dương và người bệnh thường xuyên phải đối mặt với những cơn đau, vô cùng khó chịu.
- Khuôn mặt của người bị lệch khớp cắn sẽ bị mất cân đối, ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ. Vì thế, người bệnh thường mặc cảm, tự ti, ngại giao tiếp. Đây cũng chính là một yếu tố làm cản trở sự thăng tiến trong công việc của người bệnh.
- Người bệnh còn gặp nhiều khó khăn khi phát âm khiến việc giao tiếp với mọi người xung quanh trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
- Người bị lệch khớp cắn, vệ sinh răng miệng rất khó khăn và đó cũng là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về răng chẳng hạn như sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu,… Răng của người bệnh cũng nhạy cảm hơn với các chấn thương chẳng hạn như bị va đập làm gãy răng hay chết tủy,…
4. Phương pháp điều trị lệch khớp cắn?
Bác sĩ cần thăm khám để biết rõ tình trạng của người bệnh, về mức độ lệch khớp cắn. Sau đó mới có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. Bạn có thể tham khảo một số phương pháp điều trị khớp cắn dưới đây:
- Niềng răng thẩm mỹ: Là phương pháp rất hiệu quả trong việc điều chỉnh khớp cắn. Nhờ những tác động lực của mắc cài, răng sẽ được điều chỉnh về vị trí mong muốn. Hiện nay, niềng răng là một trong những biện pháp đảm bảo an toàn mà lại có hiệu quả cao nên được nhiều chuyên gia khuyên dùng.
Mỗi trường hợp sẽ phù hợp với phương pháp điều trị khác nhau
- Phẫu thuật hàm: Phù hợp những trường hợp sai lệch khớp cắn không phải do răng mà do xương hàm. Các bác sĩ sẽ cắt hoặc nối thêm một phần xương để khắc phục những khiếm khuyết của người bệnh. Phẫu thuật hàm trong những trường hợp này cũng được đánh giá là triệt để nhất.
- Bọc răng sứ thẩm mỹ: Thường áp dụng với những bệnh nhân bị sai lệch khớp cắn nhẹ, muốn điều trị nhanh và không phải do xương hàm.
Với những thông tin trên đây, hi vọng bạn đã tìm được câu trả lời cho thắc mắc “lệch khớp cắn là gì” và một số dấu hiệu của bệnh cũng như cách khắc phục hiệu quả.
Chuyên khoa Răng hàm mặt của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là nơi quy tụ các chuyên gia đầu ngành, dày dặn kinh nghiệm và luôn tận tâm với người bệnh. Đặc biệt, MEDLATEC luôn chú trọng đầu tư những thiết bị y khoa, các loại máy móc hiện đại nhất để việc chẩn đoán và điều trị các bệnh về răng miệng được đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả cao.
Nếu có nhu cầu thăm khám và điều trị các bệnh về răng miệng, mời quý khách hàng liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được đội ngũ tư vấn viên hướng dẫn và đặt lịch khám sớm nhất.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!