Tin tức
Ung thư phổi - Bệnh có tiên lượng xấu nên kiểm tra định kỳ
Ung thư phổi vẫn là một bệnh có tiên lượng xấu. Tại Mỹ, số người chết vì ung thư phổi hàng năm nhiều hơn tổng số người chết vì ung thư đại tràng, tuyến tiền liệt, vú và buồng trứng. Theo số liệu thống kê, con số này trên toàn thế giới lên tới 1.6 triệu người.
1. Yếu tố nguy cơ
- Thuốc lá (hút chủ động và thụ động) là yếu tố ngoại sinh hàng đầu gây ung thư phổi. Thuốc lá có mặt trong 85% các trường hợp tử vong do bệnh này.
- Những người nghiện thuốc lá có nguy cơ ung thư phổi cao gấp 20-40 lần so với người không hút thuốc lá.
- Các nguy cơ tiếp theo là khí randon, arsenic, asbetos, tia phóng xạ, suy giảm miễn dịch, tiền sử gia đình có người ung thư phổi, rượu,…
2. Biểu hiện bệnh
Khó thở, một trong những biểu hiện của bệnh ung thư phổi.
Các triệu chứng có thể ít gặp ở giai đoạn sớm, chủ yếu xuất hiện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn với các biểu hiện điển hình như:
- Khó thở: Bệnh phát triển đến mức chặn mất đường thở chính (khí quản), hoặc khi tràn dịch màng phổi.
- Ho ra máu: Đôi khi chảy máu có thể trở nên nghiêm trọng dù một vài phương pháp đang được dùng để kiểm soát chảy máu.
- Đau: Ung thư phổi tiến triển lây lan đến màng phổi hoặc đến những bộ phận khác của cơ thể, chẳng hạn như xương, có thể gây ra đau đớn. Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn bị đau.
Cơn đau ban đầu thỉnh thoảng mới xuất hiện và nhẹ, nhưng về sau có thể diễn ra liên tục nên thuốc, xạ trị và những phương pháp điều trị khác có thể giúp người bệnh thoải mái hơn.
- Tràn dịch màng phổi: Ung thư phổi có thể gây nên sự tích tụ chất lỏng trong không gian bao quanh phổi bị ảnh hưởng trong khoang ngực (khoang màng phổi).
- Ung thư lây lan đến các bộ phận khác của cơ thể (di căn) thường là bộ não, xương, gan và tuyến thượng thận. Sự di căn có thể gây đau, buồn nôn, đau đầu, hoặc các dấu hiệu và triệu chứng khác tùy thuộc vào cơ quan bị ảnh hưởng. Di căn đơn lẻ, biệt lập có thể được điều trị trong một số trường hợp. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, mục tiêu của điều trị di căn chỉ là để làm giảm các dấu hiệu và triệu chứng.
3. Các kỹ thuật chẩn đoán bệnh
Hệ thống xét nghiệm hiện đại thực hiện đầy đủ các chất chỉ điểm khối u ung thư phổi tại MEDLATEC.
- Khuyến cáo sàng lọc ung thư phổi: Tuổi từ 55-74, hút thuốc lá 30 bao/năm (30 năm, mỗi ngày 1 bao), chưa bỏ thuốc hoặc bỏ thuốc dưới 10 năm.
- Nếu có dấu hiệu nghi ngờ có u phổi, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định các kỹ thuật như:
+ Chẩn đoán hình ảnh: Chụp X-quang phổi, siêu âm hạch cổ, siêu âm ổ bụng, chụp cắt lớp vi tính (CT-scanner) lồng ngực, chụp cắt lớp vi tính (CT-scanner) hoặc MRI sọ não,…
+ Xét nghiệm: Chất chỉ điểm khối u, trong đó tiêu chẩn vàng chẩn đoán xác định ung thư phổi là mô bệnh học. Tế bào học (lấy bệnh phẩm đờm, dịch phế quản, dịch màng phổi,…).
Tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, hiện có đầy đủ các kỹ thuật hiện đại phục vụ chẩn đoán, theo dõi bệnh lý ung thư phổi. Đặc biệt, các xét nghiệm giải phẫu của MEDLATEC đều được chuyên gia đầu ngành - PGS Tạ Văn Tờ, chủ nhiệm Bộ môn Giải phẫu bệnh - Đại học Y Hà Nội, Trưởng Khoa Giải phẫu phẫu Bệnh viện K Trung ương phụ trách.
4. Điều trị bệnh
Hai nhóm chính của ung thư phổi là ung thư phổi không tế bào nhỏ (Non small cell lung cancer- 80%) và ung thư phổi tế bào nhỏ (Small cell lung cancer- 20%), hai nhóm này có phương pháp điều trị và tiên lượng khác nhau như:
- Ung thư phổi tế bào nhỏ: Chủ yếu hóa trị phổi hợp tia xạ và có tiên lượng xấu.
- Ung thư phổi không tế bào nhỏ: Điều trị chủ yếu bằng phẫu thuật, hóa trị và tia xạ đóng vai trò điều trị hỗ trợ.
Nghiên cứu ở mức phân tử cho thấy có sự biểu hiện quá mức của các thụ thể yếu tố phát triển biểu mô (EGFR), thụ thể phát triển nội mô mạch máu (VEGF), đột biến các họ gen RAS, MYC… đã mở ra một phương pháp điều trị mới cho bệnh nhân ung thư phổi đó là điều trị đích
5. Phòng chống ung thư phổi
Hiện chưa có cách nào chắc chắn để ngăn ngừa ung thư phổi, nhưng có thể giảm bớt nguy cơ qua các biện pháp như:
- Nói không với hút thuốc: Vì đây là yếu tố nguy cơ chính gây ra ung thư phổi này.
- Kiểm tra sự hiện diện của khí radon trong nhà.
- Tránh chất gây ung thư tại nơi làm việc qua các mặt nạ bảo vệ nếu nơi làm việc trang bị.
- Thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ trái cây và rau.
- Uống rượu điều độ: Phụ nữ nên giới hạn dưới 1 ly rượu mỗi ngày và nam giới nên giới hạn dưới 2 ly rượu mỗi ngày. Người trên 65 tuổi, không nên uống quá 1 ly mỗi ngày.
- Tập thể dục: Thường xuyên và vừa sức như đi xe đạp, bơi lội và đi bộ,…
Tài liệu tham khảo
1.http://www.mayoclinic.com/health/lung-cancer/DS00038/DSECTION=prevention
2. https://www.healthline.com/health/lung-cancer
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!