Tin tức

Ám ảnh sợ xã hội và những rắc rối trong đời sống hàng ngày

Ngày 23/02/2023
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Ám ảnh sợ xã hội là một dạng bệnh lý khiến cho người bệnh cảm thấy lo sợ khi ở trong môi trường đông người. Những người bị hội chứng này thường gặp phải các vấn đề khó khăn khi gặp gỡ và giao lưu với những người xung quanh. Họ có xu hướng sợ bị đánh giá, sợ bị người khác soi mói đời tư của mình. 

1. Ám ảnh sợ xã hội là gì? Dấu hiệu nhận biết

Ám ảnh sợ xã hội là một dạng bệnh tâm lý, còn được biết đến với tên gọi là rối loạn lo âu xã hội (SAD). Những người mắc bệnh này thường khá sợ hãi khi đứng trước những tình huống xã hội hoặc khi tham gia những hoạt động đông người. Họ xấu hổ, sợ bị sỉ nhục, sợ những đánh giá tiêu cực mà người khác dành cho mình. Dù người bệnh chỉ sợ hãi một loại tình huống hay nhiều tình huống khác nhau thì chứng bệnh này vẫn có những tác động nhất định đến đời sống hàng ngày. 

Hội chứng ám ảnh sợ xã hội khiến người bệnh sợ tiếp xúc với mọi người xung quanh

Hội chứng ám ảnh sợ xã hội khiến người bệnh sợ tiếp xúc với mọi người xung quanh

Nếu người bệnh có dấu hiệu sợ hãi các tình huống xã hội thì nỗi sợ này sẽ được biểu hiện với nhiều triệu chứng khác nhau, cụ thể:

  • Có xu hướng né tránh các địa điểm hoặc những tình huống khiến họ sợ hãi.

  • Thường né tránh việc giao tiếp thông qua ánh mắt.

  • Bị đỏ mặt.

  • Luôn sợ bị mọi người đánh giá.

  • Cảm thấy bồn chồn, buồn nôn hoặc bị đau bụng bất thình lình.

  • Tim đập nhanh hơn.

  • Hai tay luôn trong trạng thái bấu chặt vào nhau.

  • Bị hụt hơi.

  • Đổ mồ hôi.

Ngoài sự sợ hãi khi đứng trước mặt mọi người thì hội chứng này cũng khiến cho người bệnh nhận ra được nỗi ám ảnh và lo lắng của họ. Những nội sợ này có thể phát triển ngày một nghiêm trọng hơn và khiến chúng đeo bám người bệnh lâu dài. 

2. Cách thức chẩn đoán hội chứng ám ảnh xã hội

Để chẩn đoán hội chứng ám ảnh sợ xã hội, bác sĩ có thể áp dụng nhiều cách thức khác nhau. Cụ thể, bác sĩ sẽ áp dụng phương án chẩn đoán lâm sàng: Dựa vào những tiêu chí được đưa ra và thống kê về các rối loạn tâm thần (DSM-5). 

Bác sĩ chẩn đoán dựa trên các dấu hiệu lâm sàng

Bác sĩ chẩn đoán dựa trên các dấu hiệu lâm sàng

Để đáp ứng những tiêu chí khi chẩn đoán DSM-5 thì người bệnh cần phải có những điều kiện như: Người bệnh luôn ở trạng thái lo sợ một cách rõ ràng, nỗi sợ kéo dài hơn 6 tháng về những tình huống ám ảnh xã hội cá nhân. Thêm vào đó, nỗi sợ gồm cả những đánh giá tiêu cực đến từ người lạ. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần có cả những tiêu chí sau:

  • Những tình huống xã hội bất kỳ đều có thể khiến người bệnh ở trong trạng thái căng thẳng và lo sợ.

  • Người bệnh sẽ luôn tìm cách và chủ động tránh né các trường hợp khiến họ thấy sợ hãi.

  • Nỗi sợ của người bệnh không phù hợp với những tình huống đe dọa thực tế (bao gồm cả những chuẩn mực về mặt văn hóa và xã hội).

  • Có sự lo sợ, căng thẳng và thường né tránh những yếu tố có thể gây ra nỗi sợ của họ hoặc các chức năng xã hội cũng sẽ bị suy giảm đáng kể.

  • Những nỗi sợ không phải là dấu hiệu đặc trưng của một vài dạng rối loạn tâm thần khác.

3. Những phương án điều trị chứng ám ảnh sợ xã hội

Dưới đây là một số phương pháp điều trị hội chứng ám ảnh sợ xã hội phổ biến:

3.1. Nhận thức hành vi

Những người bị mắc hội chứng này có thể được điều trị bằng liệu pháp phương thức hành vi (hay còn được gọi là Behavioral therapy). Phương pháp này sẽ tập trung chủ yếu vào các hành vi của người bệnh. Thời gian đầu, người bệnh bắt buộc phải tham gia vào các tình huống mà họ hay tránh né hàng ngày. Những tình huống này sẽ được lặp đi lặp lại cho đến khi người bệnh bớt dần sự lo lắng và khắc phục được nỗi sợ hãi của mình. 

Người bệnh sẽ được hướng dẫn cách thay đổi suy nghĩ và hành vi của mình 

Người bệnh sẽ được hướng dẫn cách thay đổi suy nghĩ và hành vi của mình 

Một liệu pháp khá phổ biến của hình thức hành vi chính là tạo nên các cảm xúc có hệ thống (tên tiếng Anh là systematic sensitization). Quá trình điều trị theo phương thức này sẽ được tiến hành từng bước. Người bệnh sẽ biết được cách để giảm dần những nỗi sợ của chính mình. Liệu pháp này hướng đến mục đích chính là tìm cách để kết hợp giữa nỗi sợ và cách thư giãn tinh thần của người bệnh. 

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định phương thức hành vi - nhận thức tùy vào từng trường hợp. Biện pháp này được kết hợp giữa hành vi và nhận thức. Liệu pháp sẽ tập trung vào việc xây dựng được cách thức suy nghĩ của người bệnh, làm thay đổi suy nghĩ để họ dần thay đổi hành vi của mình. 

3.2. Liệu pháp tiếp xúc

Một trong những cách thức điều trị giúp người bệnh đối mặt trực tiếp với những tác nhân khiến nỗi sợ xuất hiện. Liệu pháp này sẽ bắt buộc người bệnh phải tiếp xúc với xã hội bên ngoài thay vì chọn cách trốn tránh như bình thường. 

Liệu pháp tiếp xúc giúp người bệnh đối diện trực tiếp với nỗi sợ

Liệu pháp tiếp xúc giúp người bệnh đối diện trực tiếp với nỗi sợ

3.3. Trị liệu theo nhóm

Mục đích chính của liệu pháp này là giúp cho người bệnh có thể học được những kỹ năng cùng với các kỹ thuật để tương tác với những người xung quanh. Việc tham gia trị liệu nhóm chung với những bệnh nhân có chung nỗi sợ, nỗi ám ảnh sẽ giúp bạn không cảm thấy mình bị cô đơn. Một nhóm trị liệu chung sẽ giúp bạn cảm thấy mình được đồng cảm và cùng nhau vượt qua nỗi sợ này một cách hiệu quả nhất. 

Trị liệu theo nhóm cũng mang đến hiệu quả rất tốt

Trị liệu theo nhóm cũng mang đến hiệu quả rất tốt

Ngoài những liệu pháp điều trị ở trên, trong đời sống hàng ngày, bạn cũng cần phải lưu ý đến những vấn đề sau đây:

  • Hạn chế caffeine: Những loại thực phẩm có chất kích thích ví dụ như cà phê, chocolate hay nước soda có thể khiến cho nỗi lo tăng thêm. Vì vậy, bạn cần tránh xa những loại thực phẩm kể trên. 

  • Ngủ nhiều hơn: Bạn cần đảm bảo giấc ngủ của mình kéo dài ít nhất là 8 giờ đồng hồ cho mỗi đêm. Nếu thiếu ngủ, sự lo lắng của người bệnh có thể trầm trọng hơn, các triệu chứng khác cũng nặng hơn. Việc ngủ đủ sẽ giúp tinh thần của bạn được thoải mái và giảm bớt được sự lo lắng. 

Chứng ám ảnh sợ xã hội có thể tác động tiêu cực lên nhiều mặt của cuộc sống, khiến người bệnh gặp nhiều vấn đề khó khăn. Nếu người bệnh không được điều trị sớm có thể dẫn đến tình trạng bị lạm dụng vào rượu hay ma túy. Một số trường hợp người bệnh cảm thấy mình bị cô đơn trong tâm hồn và có ý nghĩ tự tử. Việc áp dụng những giải pháp trị liệu phù hợp với các bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp người bệnh nhanh chóng hòa nhập với xã hội. 

Từ khoá: buồn nôn đau bụng

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ