Tin tức
Bà bầu bị chuột rút bắp chân và cách phòng ngừa
- 10/12/2020 | Tất tần tật về hiện tượng chuột rút bắp chân khi mang thai
- 10/12/2020 | Giải thích hiện tượng chuột rút bắp chân và cách phòng tránh
- 03/12/2020 | Chuột rút bắp chân ban đêm: Nguyên nhân và cách khắc phục
1. Vì sao bà bầu bị chuột rút bắp chân?
chuột rút bắp chân hay vọp bẻ là tình trạng co thắt cơ thường gặp ở những phụ nữ mang thai. Chuột rút có thể xảy ra bất cứ lúc nào nhưng phổ biến nhất là vào ban đêm. Tình trạng này kéo dài có thể khiến các bà bầu đau nhức bắp chân gây mất ngủ. Nhiều mẹ bầu có cảm giác tê cứng và khó chịu, thậm chí là không thể đi lại nổi sau khi vọp bẻ.
Chuột rút bắp chân là tình trạng rất dễ gặp ở nhiều phụ nữ khi mang thai
Mặc dù bạn không thể loại bỏ được hoàn toàn chứng chuột rút bắp chân với các bà bầu nhưng ngăn ngừa và giảm các triệu chứng sẽ giúp mẹ dễ chịu hơn. Tuy nhiên, trước tiên, bạn phải thật sự hiểu các bà bầu bị chuột rút bắp chân xuất phát từ lý do nào?
Thiếu chất
Khi mang thai, hàm lượng Canxi, Magie, Kali của cơ thể mẹ thường xuyên bị thiếu hụt do cung cấp cho em bé trong bụng. Các thành phần này đều là nguồn dưỡng chất quan trọng đối với sức khỏe mẹ cũng như sự phát triển toàn diện của con.
Hơn nữa, những chất này còn có liên quan trực tiếp đến sự co rút cơ bắp. Khi thiếu hụt, các rối loạn co cơ sẽ gây ra tình trạng chuột rút. Do vậy mà trong quá trình mang thai, mẹ cần phải đặc biệt chú ý đến thành phần dưỡng chất bổ sung cho cơ thể.
Ngoài ra, việc thiếu Canxi cho thai sẽ khiến cơ thể huy động chất này từ xương. Trường hợp này kéo dài sẽ khiến mẹ dễ mắc bệnh lý về xương khớp sau khi sinh.
Tăng cân
Sự phát triển của thai nhi từng ngày sẽ khiến mẹ tăng cân nhanh chóng. Trong lượng của cơ thể cùng với kích thước thai sẽ gây ra áp lực đến hệ thần kinh và mạch máu. Điều này khiến cho các mẹ bầu thường xuyên bị chuột rút, nhất là vào 3 tháng cuối thai kỳ.
Khi cân nặng của em bé trong bụng đã chạm đến khối lượng tối đa, mẹ thường tăng từ 10 - 20kg so với trước khi mang thai. Việc tăng cân quá mức sẽ khiến vùng bắp chân chịu áp lực lớn, hai chi dưới sưng phù, đau nhức, cảm giác nặng nề. Điều này làm tăng tần suất xuất hiện các cơn chuột rút. Kể cả vào ban đêm, dù mẹ đã được nằm nghỉ ngơi nhưng sự mệt mỏi của cơ bắp cũng sẽ gây ra các cơn chuột rút, đau và cực kỳ khó chịu.
Kiểm soát cân nặng trong giới hạn cho phép để đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu
Ngoài, hiện tượng bà bầu bị chuột rút ở bắp chân thì việc tăng cân quá mức còn có nguy cơ gây ra chứng tăng huyết áp, tiền sản giật, sinh non,... Do vậy mà dù ở chế độ chăm sóc đặc biệt, các mẹ cũng phải chú ý kiểm soát cân nặng ở mức vừa phải. Bạn cũng có thể nhờ đến sự tư vấn của các chuyên gia để tránh việc tăng cân gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tuần hoàn máu kém
Hầu hết các mẹ khi mang thai, thể tích máu tăng khiến cho quá trình tuần hoàn chậm lại. Điều này xuất phát từ sự thay đổi các hormone trong cơ thể khi mang thai nên các bà bầu không cần quá lo lắng.
Tuy nhiên, quá trình lưu thông máu chậm sẽ gây ra tình trạng bà bầu bị chuột rút bắp chân. Hơn nữa, các mẹ còn có nguy cơ suy giãn tĩnh mạch chân, xuất hiện cục huyết khối,... gây ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ. Theo nhiều nghiên cứu đã cho thấy, phụ nữ mang thai sẽ có nguy cơ xuất hiện huyết khối tĩnh mạch sâu cao từ 5 - 10 lần so với người bình thường.
Mất nước
Quá trình mang thai khiến mẹ bầu tiểu nhiều. Ngoài ra, khi thời tiết nắng nóng, cơ thể sẽ liên tục tiết mồ hôi. Những yếu tố này sẽ khiến mẹ mất nước, muối, khoáng và chất điện giải. Nếu mẹ không cung cấp đầy đủ lượng nước để bù đắp cho cơ thể sẽ dẫn đến hiện tượng chuột rút.
Ngoài ra, sự thay đổi sinh lý cơ thể với các mẹ khi mang thai hoặc những tác nhân bệnh lý có thể cũng là nguyên nhân khiến bà bầu bị chuột rút bắp chân.
2. Cách phòng ngừa chứng chuột rút bắp chân của bà bầu
Bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được tình trạng chuột rút bắp chân khi mang thai bằng nhiều cách khác nhau. Để giảm các cơn đau, khó chịu và đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi, bạn có thể tham khảo một số biện pháp cải thiện đơn giản dưới đây.
-
Xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học để giúp mẹ kiểm soát cân nặng và tăng ở mức giới hạn cho phép. Điều này sẽ không chỉ giúp hạn chế tình trạng bà bầu bị chuột rút ở bắp chân mà còn đảm bảo sức khỏe của hai mẹ con, hạn chế các bệnh lý kế phát do thừa cân.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý dành cho các mẹ bầu để cân bằng các chất cho cơ thể
-
Tốt nhất mẹ nên uống nhiều nước mỗi ngày, có thể cung cấp thêm qua sữa, nước ép rau củ quả để kết hợp bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể. Hãy uống nước bất kể vào thời điểm nào trong ngày thay vì đợi đến lúc khát.
-
Tăng cường bổ sung các chất thiết yếu, nhất là thực phẩm chứa Canxi, Magie cùng Sắt, Acid Folic,... Bạn có thể cung cấp thông qua khẩu phần ăn hoặc các loại thực phẩm chức năng dưới sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.
-
Massage không chỉ cải thiện tốt các trường hợp bà bầu bị chuột rút bắp chân mà còn giúp cơ thể thư giãn. Bạn có thể ngồi với một chiếc ghế thấp hay nằm trên giường sao cho cảm thấy thoải mái nhất. Massage có thể kết hợp với tinh dầu hoặc ngâm chân nước ấm, thảo dược như một cách để chăm sóc thân thể và cải thiện bệnh lý.
-
Chế độ vận động vừa phải sẽ có hiệu quả trong việc khắc phục chứng chuột rút bắp chân. Các bài tập đi bộ, yoga, bơi lội,... đều sẽ giúp mẹ tránh được những cơn đau nhức. Các mẹ bầu nên vận động tối thiểu 30 phút mỗi ngày để cải thiện sức khỏe.
Các bài tập luyện dành cho phụ nữ mang thai nên nhẹ nhàng
Tình trạng bà bầu bị chuột rút bắp chân sẽ tự khỏi sau khi sinh em bé nên mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu cơn đau do vọp bẻ kéo dài đi kèm với các triệu chứng như hai chi dưới sưng to, đỏ, nóng rát khiến quá trình đi lại bị hạn chế. Nếu bạn muốn được hỏi ý kiến của chuyên gia, hãy gọi đến hotline: 1900.56.56.56 để được trao đổi với bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!