Tin tức
Bác sĩ giải đáp: Đau ngực có phải bị bệnh động mạch vành không?
- 05/06/2021 | Bệnh mạch vành - tất tần tật những thông tin cần ghi nhớ
- 23/04/2021 | Đau thắt ngực có phải triệu chứng cảnh báo bệnh mạch vành tim không?
- 06/02/2021 | 6 triệu chứng bệnh mạch vành điển hình ai cũng có thể nhận ra
1. Đau ngực có phải bị bệnh động mạch vành không ?
Động mạch vành là động mạch nhỏ, có hai nhánh trái và phải, có nhiệm vụ đưa máu giàu oxy từ động mạch chủ đến bên trong tim. Chúng có vai trò quan trọng trong kết nối và mang máu đi nuôi các cấu trúc bên trong tim.
Bệnh động mạch vành là gì?
Bệnh lý thường gặp của động mạch vành là tình trạng hẹp động mạch vành do các mảng bám hình thành trong thành mạch. Do vậy, máu đi qua động mạch bị giảm đi và không đủ máu cho hoạt động của tim. Dẫn đến tình trạng đau thắt ngực ở người bệnh, còn gọi là là bệnh mạch vành hay thiếu máu cục bộ. Tuy nhiên ở nhiều trường hợp đau ngực có phải bị bệnh động mạch vành không thì không thể dám chắc.
Minh họa bệnh động mạch vành
Dấu hiệu nhận biết bệnh động mạch vành
Người bị bệnh động mạch vành luôn có những dấu hiệu dễ nhận biết:
Đau thắt ngực: đây là dấu hiệu đầu tiên và cơ bản nhất để nhận biết bệnh động mạch vành. Khi lên cơn đau, người bệnh cảm giác như ngực bị bó chặt lại, nặng ngực như bị đè nén rất khó chịu. Đau ở ngay vùng tim, sau đó lan rộng đến cổ, hàm và vai rồi lan ra cả cánh tay. Cơn đau kéo dài từ 10 giây cho đến vài phút, thậm chí là 10 phút với những người bệnh nặng. Nếu kéo dài hơn có thể đẫn đến nhồi máu cơ tim.
Có dạng đau thắt ngực ổn định là cảm giác đau xuất hiện khi người bệnh gắng sức.Tình trạng lặp lại thường xuyên và người bệnh biết cần nghỉ ngơi và gắng sức vừa phải để không bị đau ngực.
Đau thắt ngực không ổn định thường xuất hiện đột ngột, bất ngờ ngay cả khi không gắng sức. Đây là biểu hiện nguy hiểm của bệnh động mạch vành mà người bệnh cần đặc biệt lưu ý. Vì khi lên cơn đau thắt ngực không ổn định có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Như vậy, đau ngực có phải bị bệnh động mạch vành không thì chắc chắn có cơ sở để nghi ngờ đó là dấu hiệu của bệnh khởi phát.
Các biến chứng - triệu chứng của bệnh động mạch vành
Đau thắt ngực: có dạng đau thắt ngực ổn định và đau thắt ngực không ổn định. Người bệnh sẽ có cảm giác đau thắt ở ngực và khó thở mỗi khi gắng sức, leo cầu thang hoặc tâm trạng bất thường. Người bị đau thắt ngực sẽ có nguy cơ cao hơn bị nhồi máu cơ tim.
Bệnh suy tim: biểu hiện thường thấy là người bệnh luôn cảm giác mệt mỏi, khó thở, ho khi gắng sức, lao động nặng. Đây là hậu quả của việc thiếu máu cơ tim kéo dài.
Rối loạn nhịp tim: đây là biến chứng của bệnh động mạch vành. Tình trạng khiến tim đập nhanh, nhịp tim hỗn loạn. Đây là tình trạng cảnh báo nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh do tim có thể dừng đột ngột bất cứ khi nào.
Đau ngực có phải bị bệnh động mạch không thì cần phải đi khám mới xác định được chính xác
2. Những phương pháp điều trị bệnh động mạch vành
Hiện nay, y học đang áp dụng các giải pháp sau để điều trị bệnh động mạch vành:
Phương pháp điều trị nội khoa
Phương pháp này áp dụng cho những bệnh nhân động mạch vành mới khởi phát, ở thể nhẹ. Bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng một số loại thuốc điều trị như các loại thuốc chống kết vón tiểu cầu, thuốc ức chế thụ thể beta, thuốc chẹn kênh calci, thuốc hạ cholesterol trong máu,... Các loại thuốc này có thể được kết hợp cùng nhau hoặc dùng riêng biệt. Mục đích là hỗ trợ cải thiện chức năng hoạt động của tim. Làm giảm các triệu chứng và giảm nguy cơ nhập viện cho bệnh nhân.
Một người bình thường cũng cần phải lưu ý đến dấu hiệu đau ngực có phải bị bệnh động mạch vành không. Khi có dấu hiệu bất thường cần phải đi khám để xác định nguyên nhân. Đồng thời, những người có bệnh suy tim cần vừa điều trị bằng thuốc, vừa phải phải kết hợp thay đổi lối sống. Bỏ thuốc lá, cai rượu bia, không sử dụng các đồ uống có cồn, chất kích thích. Luyện tập nhẹ nhàng, nghỉ ngơi nhiều, tránh gắng sức, giữ một tâm lý thoải mái, tinh thần lạc quan để cải thiện chất lượng sống.
Uống thuốc là giải pháp điều trị nội khoa bệnh động mạch vành
Phương pháp điều trị bằng phẫu thuật
Với một số trường hợp bệnh động mạch vành không thể điều trị nội khoa thì cần phải can thiệp bằng phẫu thuật để cải thiện chất lượng hoạt động của hệ tim mạch:
Can thiệp qua da: bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ chuyên biệt để đưa qua da vào bên trong động mạch và nong đoạn mạch vành bị hẹp bằng đặt stent. Tác động này giúp phá vỡ cấu trúc mảng bám ở thành mạch, giúp máu lưu thông trở lại.
Mổ bắc cầu động mạch: Là phương pháp cấp máu cho tim bằng một đoạn động mạch hoặc tĩnh mạch nối từ nguồn cấp máu qua đoạn động mạch vành bị tổn thương. Nhờ đó, máu sẽ qua được đoạn cầu nối cung cấp cho tim hoạt động bình thường.
Khi đã phải phẫu thuật thì có nghĩa là bệnh nhân mắc bệnh ở thể nặng. Mẫu thuật giúp bệnh nhân kéo dài sự sống nhưng sức khỏe không thể trở lại bình thường như trước. Do vậy, đau ngực có phải bị bệnh động mạch vành không là dấu hiệu cần phải được nhận biết sớm để điều trị kịp thời mới đem lại hiệu quả tốt nhất.
Đặt stent là giải pháp phẫu thuật điều trị động mạch vành
3. Nên điều trị bệnh động mạch vành ở đâu?
Khoa tim mạch - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sở hữu đội ngũ các chuyên gia, bác sĩ đầu ngành về tim mạch. Đã và đang chữa trị thành công cho nhiều bệnh nhân bị bệnh động mạch vành thể nặng và các bệnh lý về tim mạch khác. Bệnh viện được trang bị hệ thống trang thiết bị máy móc hiện đại, đội ngũ kỹ thuật chuyên môn cao được đánh giá chất lượng hàng đầu của ngành y tế hiện nay.
Bệnh nhân khi đến đây được khám sàng lọc kỹ càng. Các xét nghiệm được thực hiện bởi thiết bị hiện đại, thẩm định từ nước ngoài cho ra kết quả có độ chính xác cao. Là điều kiện tiên quyết để quá trình chẩn đoán và điều trị hiệu quả. Không gian khám và điều trị tại MEDLATEC hiện đại, sang trọng, đảm bảo yếu tố tiệt trùng cao.
Hình ảnh Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
Để khám và điều trị bệnh tại MEDLATEC, các bạn hãy liên hệ đặt lịch trước để được phục vụ chu đáo nhất qua số điện thoại 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!