Tin tức

Bác sĩ giải đáp: Khi nào cần đi khám thoát vị bẹn?

Ngày 20/07/2021
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Thoát vị bẹn là một căn bệnh khá phổ biến đối với nam giới. Không chỉ gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà bệnh còn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho người gặp phải. Hãy cùng MEDLATEC tìm hiểu xem khi nào cần đi khám thoát vị bẹn và những thông tin tổng quan về bệnh lý này nhé.

1. Tổng quan về thoát vị bẹn 

Để trả lời cho câu hỏi vì sao phải khám thoát vị bẹn, bạn cần nắm được những thông tin cơ bản về căn bệnh này. 

Thoát vị bẹn là bệnh lý gì?

Thoát vị bẹn xảy ra khi các tạng trong ổ bụng chui qua ống bẹn xuống dưới da hoặc xuống vùng bìu. Nhiều trường hợp còn chui qua các điểm yếu tự nhiên của thành bụng vùng trên nếp bẹn xuống. Tình trạng này có thể gây cảm giác đau cho người bệnh, đặc biệt là khi người bệnh vận động, ho, hắt xì,...

Thoát vị bẹn ẩn chứa nguy cơ gây các biến chứng nguy hiểm

Thoát vị bẹn ẩn chứa nguy cơ gây các biến chứng nguy hiểm 

Thoát vị bẹn không phải là một căn bệnh nguy hiểm, tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến bệnh trở nặng và xảy ra những biến chứng nguy hiểm. 

Nguyên nhân dẫn đến thoát vị bẹn 

Thoát vị bẹn diễn ra bởi cơ vùng bẹn bị suy yếu kết hợp với tình trạng tăng áp lực tại vùng thoát vị. Bệnh có thể khởi phát từ lúc mới sinh hoặc xuất hiện trong thời kỳ phát triển. 

Theo nghiên cứu, bất kỳ lứa tuổi nào cũng có thể mắc thoát vị bẹn, tuy nhiên, nam giới có nguy cơ mắc phải căn bệnh đó cao hơn nữ giới. Điều này xảy ra là do thành bụng của nam giới khá yếu bởi cấu tạo vùng bẹn có dây thừng chạy qua khiến dễ bị đâm thủng dưới áp lực ổ bụng. 

Ngoài ra, những yếu tố gia tăng khả năng mắc thoát vị bẹn như:

  • Tiền sử mắc thoát vị bẹn của gia đình. 

  • Người bệnh bị ho mãn tính hoặc những bệnh lý gây tổn thương phổi khác.

  • Người mắc táo bón mãn tính, quá trình rặn lặp lại khiến áp lực lên vùng bụng. 

  • Những người béo phì, thừa cân cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

  • Trẻ sinh non.

  • Cổ chướng, các khối u lớn trong ổ bụng, u đại tràng,…

  • Thai kỳ.

Béo phì khiến gia tăng áp lực ổ bụng dẫn đến nguy cơ mắc thoát vị bẹn

Béo phì khiến gia tăng áp lực ổ bụng dẫn đến nguy cơ mắc thoát vị bẹn

Những biến chứng của thoát vị bẹn

Thoát vị bẹn có thể phát triển thành những biến chứng điển hình như:

Thoát vị bẹn kẹt

Tình trạng này được ghi nhận khi khối thoát vị tràn ra ngoài, dù có dùng tay đẩy vẫn không thể trở lại. Lúc này, phần mô mềm hoặc ruột bị kẹt trong túi phồng  tạo thành một khối gây nên những tác động trong ổ bụng với những triệu chứng như buồn nôn, đau bụng, táo bón,...

Thoát vị bẹn kẹt được cho là biến chứng ở mức độ nhẹ, bởi dù khối bẹn tạo áp lực lên các cơ quan xung quanh trong ổ bụng nhưng máu vẫn có thể cung cấp một cách đầy đủ. Tuy nhiên, thoát vị bẹn kẹt cũng có thể phát triển thành thoát vị nghẹt hoặc xảy ra chấn thương khối thoát vị nếu như không điều trị kịp thời khiến kích thước khối phồng ngày càng lớn.

Thoát vị nghẹt

Đây là một biến chứng nguy hiểm đối với những bệnh nhân mắc thoát vị bẹn, khi phần bị kẹt ở trong túi phồng bị xoắn lại dẫn đến tình trạng máu không lưu thông khiến phần bộ phận bị kẹt hoại tử. 

Trong trường hợp này, người bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng như: sốt, xuất hiện cảm giác đau, sưng đỏ, viêm nhiễm vùng thoát vị. Ngoài ra, người bệnh có thể xuất hiện những biến chứng đi kèm như: tắc nghẽn đường ruột, rối loạn tiêu hóa,...

Bởi những biến chứng nguy hiểm mà thoát vị bẹn có thể gây ra, người bệnh cần hiểu rõ cơ thể mình và tiến hành khám thoát vị bẹn sớm để được điều trị kịp thời. 

2. Khi nào bệnh nhân cần đi khám thoát vị bẹn?

Khám thoát vị bẹn cần được tiến hành sớm để bệnh nhân được chữa trị kịp thời tránh trường hợp mắc phải những biến chứng nguy hiểm. 

Khi nào cần đi khám thoát vị bẹn?

Bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa khi bạn thấy các triệu chứng như:

  • Xuất hiện khối phồng ở vùng bẹn. 

  • Có cảm giác đau mỗi khi vận động mạnh, ho hoặc rặn. 

  • Ho kéo dài kết hợp với những dấu hiệu bất thường vùng bẹn. 

Khi bạn đến cơ sở y tế để khám thoát vị bẹn, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và chẩn đoán thông qua việc thăm hỏi bệnh tình của bệnh nhân. Nếu sau khi khám sơ bộ mà khối thoát vị vẫn không thấy rõ thì có thể bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh cử động đứng lên và ho, để cơ thể trong trạng thái căng. 

Ngoài ra, người bệnh có thể được chỉ định thực hiện các loại kiểm tra khác như: siêu âm ổ bụng, chụp CT vùng bẹn hoặc chụp MRI. Sau khi bác sĩ đã xác định được tình trạng sẽ lên phác đồ điều trị và đưa ra lời khuyên phẫu thuật nếu cần. 

Khi đi khám thoát vị bẹn, bác sĩ có thể chỉ định tiến hành siêu âm ổ bụng

Khi đi khám, bác sĩ có thể chỉ định tiến hành siêu âm ổ bụng

Phẫu thuật thoát vị bẹn

Hiện nay, phẫu thuật thoát vị là phương pháp điều trị hiệu quả và duy nhất. Theo các chuyên gia, người bệnh cần thực hiện phẫu thuật càng sớm càng tốt và nếu túi thoát vị gây cảm giác đau hoặc không thể đẩy lại thì cần được phẫu thuật ngay kể cả đối với các bé còn nhỏ. 

Phẫu thuật thoát vị bẹn được chia làm 2 loại:

  • Phẫu thuật cắt bỏ túi thoát vị đồng thời tái tạo thành bụng cho vững chắc. Có 2 phương pháp đó là phẫu thuật nội soi và phẫu thuật mở.

  • Phương pháp điều trị bảo tồn: bác sĩ sẽ cho bệnh nhân sử dụng dải đeo túi thoát vị, mặc quần chật...). Phương pháp này chỉ đặt ra đối với trẻ nhỏ (<6 tuổi) do ít bị nghẹt và ống phúc tinh mạc có thể bít lại hoặc bệnh nhân già yếu có bệnh lý kết hợp.

Sau khi mổ, bạn cần chăm sóc người bệnh để sức khỏe mau chóng hồi phục. Tuy nhiên, bạn cần đến khám lại nếu như có các dấu hiệu bất thường như:

  • Sốt cao trên 38 độ. 

  • Vết mổ bị viêm nhiễm, sưng và tấy đỏ. 

  • Xuất hiện những cơn ho kéo dài. 

  • Táo bón. 

Phẫu thuật là phương pháp điều trị thoát vị bẹn hiệu quả nhất được bác sĩ lựa chọn

Phẫu thuật là phương pháp điều trị thoát vị bẹn hiệu quả nhất được bác sĩ lựa chọn

Chế độ sinh hoạt giúp hồi phục sau phẫu thuật thoát vị bẹn 

Sau khi phẫu thuật thoát vị bẹn, người bệnh cần được chăm sóc tận tình và có chế độ sinh hoạt hợp lý để mau chóng hồi phục:

  • Bạn cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là chất xơ để tránh xảy ra tình trạng táo bón. 

  • Người bệnh cần uống đủ nước mỗi ngày. 

  • Thực hiện các bài tập, vận động nhẹ nhàng, không nên làm quá sức. Bạn có thể xin ý kiến của bác sĩ để có các bài tập hợp lý. 

  • Bệnh nhân cần tránh xa các thực phẩm có chất cồn và chất kích thích. 

  • Nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc.

Trên đây là những thông tin liên quan giúp bạn hiểu hơn về thoát vị bẹn. Đây không phải là một căn bệnh nguy hiểm nhưng có thể dẫn đến những biến chứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Khi bạn đã nghi ngờ bản thân mắc phải thì cần đi khám thoát vị bẹn ngay để tránh gặp phải những biến chứng này. Hiện nay, phẫu thuật thoát vị bẹn cũng rất tiên tiến, an toàn và hiệu quả, vì vậy bạn có thể yên tâm để thực hiện điều trị bất kỳ lúc nào.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.