Tin tức
Bác sĩ giải đáp: Nguyên nhân, biến chứng và cách điều trị sởi
- 20/08/2024 | Sởi diễn biến phức tạp - chuyên gia khuyến cáo biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả trong mùa...
- 21/08/2024 | Các dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi cha mẹ cần ghi nhớ
- 26/08/2024 | Nhận diện dấu hiệu bệnh sởi thể điển hình thông thường
- 26/08/2024 | Bị sởi có ngứa không và nếu ngứa thì nên làm gì để giảm ngứa?
1. Đâu là nguyên nhân gây nên bệnh sởi?
Sởi là bệnh truyền nhiễm có thể xảy ra ở mọi thời điểm trong năm nhưng cao điểm nhất là vào mùa đông và mùa xuân. Bệnh do virus thuộc họ Paramyxovirus gây nên và rất dễ lây lan thành dịch nếu người bệnh không được cách ly đúng theo nguyên tắc phòng bệnh.
Sởi là bệnh truyền nhiễm phổ biến
2. Một số triệu chứng điển hình của bệnh sởi
Để điều trị sởi hiệu quả thì việc nắm rõ các dấu hiệu của bệnh là rất quan trọng. Đối với những người chưa tiêm phòng vắc xin hoặc chưa có miễn dịch do mắc bệnh từ trước thì nguy cơ nhiễm virus sởi và khả năng biến chứng sẽ cao hơn. Sau khi nhiễm virus sởi khoảng 7 - 21 ngày các dấu hiệu của bệnh mới bắt đầu xuất hiện.
2.1. Biểu hiện toàn thân
Bệnh sởi có thể mắc ở cả người lớn và trẻ em nếu chưa có miễn dịch với virus. Người mắc bệnh sởi thường xuất hiện một số triệu chứng toàn thân như sốt cao, đầu đau nhức, cơ thể mệt mỏi, chán ăn,.... Những biểu hiện này tương tự như bị cảm cúm thông thường. Vì vậy, nhiều người thường nhầm lẫn, có tâm lý chủ quan và không điều trị sớm khiến bệnh trở nặng với nhiều biến chứng.
2.2. Biểu hiện ở mắt
Nếu bị bệnh sởi, mắt của bạn sẽ xuất hiện một số triệu chứng như : kết mạc mắt đỏ, chảy nước mắt, mí mắt sưng lên, có dử mắt.,... Các dấu hiệu này xuất hiện khá sớm khi mắc bệnh.
2.3. Biểu hiện ở đường hô hấp trên
Đường hô hấp trên là cơ quan dễ bị ảnh hưởng bởi bệnh sởi. Một số biểu hiện ở cơ quan này bao gồm ho, hắt hơi, chảy nước mũi,...
Người bệnh có biểu hiện khá giống với cảm cúm như sốt cao, ho, sổ mũi,...
2.4. Phát ban
Một trong những biểu hiện dễ thấy để nghĩ tới bệnh sởi là tình trạng phát ban. Theo đó, vùng niêm mạc trong khoang miệng sẽ xuất hiện các hạt nhỏ màu trắng xám kích thước từ 0,5mm đến 1mm, đồng thời xuất hiện vầng ban đỏ nổi gồ lên xung quanh.
Phát ban ở vùng sau tai xuất hiện sớm nhất. Sau khi sốt cao khoảng 3 - 4 ngày thì phát ban sẽ xuất hiện ở trên da theo trình tự. Đầu tiên là ở sau tai, sau gáy và sau đó lan ra trán, cổ, mặt, thân mình, tứ chi. Sau khi ban nổi toàn thân thì sốt giảm dần. Tuy nhiên, người bệnh vẫn cần được chăm sóc và điều trị sởi tốt để không gây biến chứng.
3. Các biến chứng của bệnh
Mặc dù không phải là bệnh đặc biệt nguy hiểm nhưng bệnh sởi vẫn có thể gây nhiều biến chứng nếu người bệnh có khả năng kháng virus kém hoặc điều trị sởi không đúng cách.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh sởi nếu không được thăm khám theo dõi và điều trị theo đúng tình trạng bệnh có thể gặp một số biến chứng như: viêm tai giữa, viêm phổi đặc biệt ở trẻ nhỏ có nguy cơ suy hô hấp cao, viêm não- màng não - tủy cấp, viêm tủy,... Thậm chí bệnh nhân có thể tử vong nếu biến chứng không được can thiệp kịp thời. Biến chứng sởi thường xảy ra với những người có tình trạng suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải (AIDS), người đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch liều cao, xạ trị hoặc mắc các bệnh ác tính do khả năng tạo miễn dịch bị suy giảm hay trẻ nhỏ hệ miễn dịch chưa phát triển.
Phụ nữ mang thai khi bị sởi có nguy cơ biến chứng cao, nhất là trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Biến chứng tác động đến thai nhi tùy theo từng thời điểm người mẹ nhiễm sởi. Có thể là sảy thai, sinh non, thai nhi bị dị tật, thai chết lưu, trẻ bị nhẹ cân khi sinh,... Vì vậy, phụ nữ được khuyến cáo nên tiêm phòng sởi trước khi mang thai và không tiêm trong giai đoạn thai kỳ. Phụ nữ mang thai ở trong mùa dịch hoặc ở vùng có nguy cơ nhiễm bệnh cao cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh, tăng sức đề kháng và tránh tiếp xúc với nguồn bệnh.
Bệnh nhân cần lưu ý, không được chủ quan khi thấy hết sốt và hết phát ban. Bởi đây mới là khoảng thời gian các biến chứng nguy hiểm dễ xảy ra nhất.
Bệnh sởi có thể gây nên nhiều biến chứng
4. Điều trị sởi như thế nào để đảm bảo an toàn, hiệu quả
Điều trị bệnh sởi không quá phức tạp nhưng để đạt hiệu quả điều trị tốt cần tiến hành kết hợp nhiều phương pháp khác nhau:
4.1. Thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ
Một số biểu hiện ban đầu của bệnh sởi tương đối giống với bệnh cảm cúm thông thường. Bởi vậy, khi có các dấu hiệu như sốt cao, mệt mỏi, đau đầu,... người bệnh nên chủ động hạn chế tiếp xúc với người khác và đến bệnh viện để thăm khám. Đặc biệt, người bệnh cần lưu ý không tự ý sử dụng thuốc khi chưa thăm khám và chưa có kết luận chính xác về bệnh của bác sĩ.
Để chẩn đoán bệnh, trước tiên, bác sĩ sẽ dựa vào các dấu hiệu lâm sàng như sốt, mắt đỏ, phát ban, chảy nước mũi,... Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm để chẩn đoán xác định như: xét nghiệm Measles IgM, xét nghiệm Measles IgG, xét nghiệm Measles PCR,...
Sau khi được xác định bị nhiễm virus sởi, người bệnh cần thực hiện cách ly, đồng thời có các biện pháp điều trị phù hợp theo tình trạng bệnh hiện tại: điều trị triệu chứng: hạ sốt - bù nước điện giải, điều trị dự phòng biến chứng mắt, điều trị kháng sinh nếu có bội nhiễm, điều trị biến chứng,...
Cần thăm khám điều trị sởi kịp thời
4.2. Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng
Để phục hồi bệnh nhanh, bệnh nhân cần được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là Vitamin A. Vitamin A giúp ngăn ngừa các biến chứng ở mắt như viêm giác mạc,... đồng thời bổ sung vitamin A đã được một số nghiên cứu chứng minh làm giảm 50% trường hợp tử vong do bệnh sởi.
4.3. Vệ sinh sạch sẽ
Với bệnh nhân bị bệnh sởi, việc cách ly là rất quan trọng để tránh bệnh lây lan. Bên cạnh đó, người bệnh cần được chăm sóc vệ sinh tốt như vệ sinh mắt, mũi, răng, miệng, vệ sinh toàn thân. Người bệnh nên nghỉ ngơi ở những nơi thoáng khí, đủ ánh sáng.
5. Phòng bệnh sởi theo hướng dẫn của Bộ Y tế
Là bệnh truyền nhiễm và dễ lây nên việc phòng bệnh sởi là rất cần thiết. Chúng ta cần thực hiện đồng bộ các giải pháp dưới đây:
Tiêm vắc xin cho trẻ đúng độ tuổi để phòng sởi
- Chủ động đưa trẻ đi tiêm phòng sởi đúng độ tuổi theo đúng khuyến cáo của Bộ Y tế.
- Luôn giữ gìn vệ sinh cá nhân, nhất là vùng mũi, họng.
- Luôn đảm bảo cân bằng dinh dưỡng trong các bữa ăn.
- Khi có dấu hiệu sốt phát ban cần đến bệnh viện thăm khám, điều trị để tránh xảy ra biến chứng xấu.
- Người bị bệnh sởi cần được cách ly theo đúng nguyên tắc của bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp.
- Người chăm sóc cho bệnh nhân cần thực hiện đúng các biện pháp để tránh lây lan bệnh như rửa tay trước và sau khi tiếp xúc với bệnh nhân, đeo khẩu trang khi chăm người bệnh.
Điều trị sởi tuy không quá khó khăn nhưng cần tuân thủ nghiêm ngặt theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm virus sởi, người bệnh nên đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám càng sớm càng tốt. Một địa chỉ y tế bạn có thể lựa chọn là Hệ thống Y tế MEDLATEC. Không chỉ thăm khám, xét nghiệm sởi tại viện, MEDLATEC còn cung cấp dịch vụ xét nghiệm sởi tận nơi tiện lợi và uy tín.
Dịch vụ xét nghiệm sởi tận nơi uy tín và chuyên nghiệp của MEDLATEC
Ngoài ra, hiện nay, MEDLATEC đang triển khai nhiều gói tầm soát giúp phát hiện sớm bệnh với chi phí hợp lý, cụ thể như sau:
STT | Danh mục | Ý nghĩa |
1 | Công thức máu (18 chỉ số) | Xác định số lượng tế bào máu |
2 | Ure | Chức năng thận |
3 | Creatinine | Chức năng thận |
4 | AST | Chức năng gan |
5 | ALT | Chức năng gan |
6 | Điện giải đồ: Na/K/Cl | Xác định có rối loạn điện giải hay không |
7 | CRP | Xác định chỉ số viêm nhiễm |
8 | Điện tim | Chẩn đoán rối loạn nhịp tim |
9 | Chụp X-quang tim phổi | Theo dõi biến chứng phổi |
10 | Nội soi Tai - mũi - họng | Kiểm tra tổn thương trong họng |
Để đặt lịch xét nghiệm tại viện hoặc xét nghiệm lấy mẫu tại nhà hoặc tầm soát bệnh sởi, Quý khách vui lòng liên hệ với tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được tư vấn kỹ hơn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!