Tin tức

Bị sởi có ngứa không và nếu ngứa thì nên làm gì để giảm ngứa?

Ngày 26/08/2024
Tham vấn y khoa: BSCKI Nguyễn Thị Ngoại
Sởi là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến, thường gặp ở trẻ em. Các triệu chứng của bệnh thường khiến người bệnh lo lắng, trong đó có cảm giác ngứa. Vậy bị sởi có ngứa không? Để trả lời được câu hỏi này và biết cách chăm sóc da trong giai đoạn bị sởi, bạn có thể tham khảo nội dung từ bài viết sau đây.

1. Một số nét đặc trưng của bệnh sởi

1.1. Nguyên nhân gây bệnh sởi

Sởi là bệnh truyền nhiễm do virus sởi (Measles virus) gây ra. Virus này lây lan qua đường hô hấp, khi người nhiễm ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Bệnh sởi thường gặp ở trẻ em, nhưng người lớn cũng có thể mắc nếu chưa tiêm phòng hoặc chưa từng bị sởi trước đó.

Người mắc bệnh sởi có các triệu chứng như sốt, ho, mắt đỏ, chảy nước mắt, nổi ban đỏ trên da theo trình tự từ vùng đầu mặt xuống chân.

 2. Người bị sởi có ngứa không?

Sự xuất hiện của ban sởi khiến nhiều người băn khoăn bị sởi có ngứa không

Sự xuất hiện của ban sởi khiến nhiều người băn khoăn bị sởi có ngứa không

2.1. Ngứa là triệu chứng điển hình của bệnh sởi ?

Bị sởi có ngứa không là thắc mắc chung của những ai đang quan tâm đến triệu chứng của bệnh lý này. Ngứa là một triệu chứng khá phổ biến khi bị sởi. Ngứa thường đi kèm với các nốt phát ban đỏ và mức độ ngứa có thể khác nhau tùy thuộc vào từng người.

Giai đoạn các nốt sởi mới xuất hiện, người bệnh thường ít ngứa nhưng khi các nốt ban ngày càng dày đặc thì tình trạng ngứa sẽ trở nên rõ rệt. Đối với một số người, cảm giác ngứa có thể rất khó chịu, khiến họ liên tục gãi, điều này có thể làm tình trạng da trở nên tồi tệ hơn. 

Tuy nhiên, cũng sẽ có trường hợp bị sởi nhưng không ngứa hoặc ngứa nhẹ. Vì thế, không thể chỉ dựa trên thắc mắc bị sởi có ngứa không để nhận diện bệnh lý này mà cần có sự kết hợp của nhiều triệu chứng khác.

2.2. Nguyên nhân gây ngứa khi bị sởi

Ngứa khi bị sởi chủ yếu do phản ứng của hệ thống miễn dịch cơ thể đối với virus. Khi virus tấn công, hệ thống miễn dịch sẽ phản ứng bằng cách giải phóng histamin từ đó gây ra hiện tượng viêm nhiễm và ngứa trên da. Đây cũng là cơ sở để giải đáp cho thắc về triệu chứng bị sởi có ngứa không.

3. Cách giảm ngứa khi bị sởi

Nốt sởi càng dày cảm giác ngứa càng có chiều hướng gia tăng, người bệnh cũng sẽ có tâm lý khó chịu với các triệu chứng mắc phải. Để làm dịu cơn ngứa có thể tham khảo một số cách như:

3.1. Dùng kem bôi hoặc thuốc chống ngứa

Kem hoặc thuốc bôi chứa chất kháng histamin là lựa chọn phổ biến khi bị ngứa do sởi. Histamin là một chất hóa học do cơ thể sản xuất khi gặp phải các tác nhân gây dị ứng từ đó sinh ra ngứa. Khi bôi kem chứa kháng histamin lên da, phản ứng miễn dịch của cơ thể được kiểm soát nên cơn ngứa sẽ được làm dịu.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sử dụng thuốc kháng histamin đường uống để giảm ngứa. Thuốc histamin đường uống có tác dụng toàn thân nên có thể chặn phản ứng dị ứng và tăng hiệu quả giảm ngứa. Tuy nhiên, việc dùng thuốc giảm ngứa khi bị sởi cần có sự hướng dẫn từ bác sĩ để tránh gặp phải tác dụng phụ.

Người bệnh nên tham khảo bác sĩ về thuốc bôi giảm ngứa khi bị sởi

Người bệnh nên tham khảo bác sĩ về thuốc bôi giảm ngứa khi bị sởi

3.2. Tắm nước ấm hoặc thảo dược

Tắm nước ấm giúp làm sạch da, loại bỏ bụi bẩn và mồ hôi, đồng thời giúp lỗ chân lông thông thoáng nên cũng giảm ngứa khi bị sởi. Nước ấm còn giúp người bệnh được thư giãn toàn thân, giảm căng thẳng và cảm thấy thoải mái hơn trong giai đoạn mắc sởi.

Người bệnh cũng có thể dùng thảo dược như lá trà xanh, lá khế, lá lốt,... cũng giúp kháng viêm và làm dịu da rất tốt. Cách làm rất đơn giản, chỉ cần thêm một lượng nhỏ một trong các loại lá này đã được rửa sạch vào nồi nấu nước tắm là có thể làm dịu da và giảm ngứa. Với lá lốt, người bệnh có thể giã nát rồi đắp trực tiếp lên vùng da bị ngứa trước khi tắm.

Trẻ bị sởi cần được <a href='https://medlatec.vn/tin-tuc/cach-cham-soc-da-mat-hang-ngay-voi-9-buoc-sieu-de-thuc-hien-s107-n20415'  title ='chăm sóc da'>chăm sóc da</a> đúng cách để giảm bớt sự khó chịu

Trẻ bị sởi cần được chăm sóc da đúng cách để giảm bớt sự khó chịu

3.3. Giữ cho da luôn sạch sẽ và khô ráo

Để giảm ngứa và ngăn ngừa nhiễm trùng, việc giữ cho da luôn sạch sẽ là vô cùng quan trọng. Vi khuẩn và bụi bẩn có thể khiến tình trạng ngứa trở nên tồi tệ hơn, đồng thời làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da. 

Vì thế, bệnh nhân sởi hãy tắm bằng nước ấm và sữa tắm dịu nhẹ để làm bảo vệ da trong giai đoạn dễ tổn thương. Sau khi vệ sinh da hãy dùng khăn mềm để lau khô da nhẹ nhàng, không nên chà xát quá mạnh.

Ngoài ra, người bệnh cũng nên mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát để da được thở và dịu cơn ngứa. Không nên mặc quần áo bó sát hoặc chất liệu tổng hợp để tăng kích ứng cơn ngứa. Quần áo của người bệnh cũng cần được giữ khô ráo, thường xuyên thay đổi để tránh tích tụ mồ hôi và bụi bẩn trên da.

Bên cạnh việc tìm hiểu bị sởi có ngứa không, người bệnh cũng cần lưu ý đến chăm sóc da giai đoạn này. Khi da được chú ý chăm sóc đúng cách sẽ loại bỏ được các yếu tố kích thích cơn ngứa trở nên nghiêm trọng hơn. 

Mặc dù sởi thường có thể tự khỏi sau một thời gian, nhưng trong một số trường hợp, bệnh có thể diễn biến nặng hơn và gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm não, tiêu chảy nặng,... Nếu gặp các triệu chứng như sốt cao, khó thở, đau đầu dữ dội, phát ban lan rộng kèm theo mủ, người bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế ngay.

Như vậy, bị sởi có ngứa không? Câu trả lời là có và cảm giác ngứa là một triệu chứng phổ biến khi mắc bệnh lý này. Tuy nhiên, thông qua các biện pháp chăm sóc da và dùng thuốc phù hợp, cơn ngứa do sởi có thể giảm bớt và được kiểm soát hiệu quả.

Quý khách hàng có nhu cầu thăm khám, chẩn đoán bệnh sởi để biết hướng điều trị hiệu quả có thể liên hệ đặt lịch thăm khám cùng bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC hoặc dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà qua tổng đài 1900 56 56 56.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.