Tin tức
Bác sĩ hướng dẫn các phương pháp điều trị viêm mũi họng
- 10/11/2021 | Viêm mũi họng: triệu chứng nhận biết và cách điều trị
- 18/11/2021 | Viêm mũi họng mạn tính: các thể bệnh và phương pháp điều trị
- 10/09/2021 | Bác sĩ chỉ rõ phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả
1. Tìm hiểu về bệnh viêm mũi họng
Viêm mũi họng là bệnh lý đường hô hấp đặc trưng bởi tình trạng viêm cấp tính ở niêm mạc mũi và hầu họng, nguyên nhân gây bệnh thường là vi khuẩn hoặc virus. Bệnh có triệu chứng giống với bệnh cảm cúm, viêm đường hô hấp trên.
Viêm mũi họng là bệnh lý thường gặp khi thay đổi thời tiết
Bệnh rất thường gặp khi thời tiết chuyển mùa do nhiệt độ thay đổi đột ngột khiến cơ thể chưa kịp thích nghi, biện pháp bảo vệ chăm sóc cơ thể không tốt dẫn đến nhiễm lạnh và mắc bệnh. Ngoài ra, bạn có thể mắc viêm mũi họng khi tiếp xúc với người bệnh, nhiễm tác nhân gây bệnh thông qua hoạt động nói chuyện, tiếp xúc gần,...
Bất cứ ai cũng có thể bị viêm mũi họng, song trẻ nhỏ là đối tượng nguy cơ cao nhất do sức khỏe yếu và thường tiếp xúc với nguồn bệnh từ bạn bè cùng đi học. Bệnh rất dễ lây lan nên khi mắc bệnh, người bệnh nên tự chăm sóc, điều trị tại nhà, tránh đến nơi đông người gây lây nhiễm bệnh cho những người xung quanh.
Dưới đây là những triệu chứng xuất hiện khi bạn bị viêm mũi họng:
-
Hắt hơi.
-
Chảy nước mũi, nghẹt mũi, khô mũi.
-
Ho, đau rát họng.
-
Đau đầu, cơ thể mệt mỏi, chảy nước mắt.
-
Sốt nhẹ.
Viêm mũi họng do vi khuẩn thường gây triệu chứng nặng và kéo dài
Viêm mũi họng do virus thường gây triệu chứng nhẹ hơn so với vi khuẩn, đặc biệt là liên cầu khuẩn nhóm A có thể gây biến chứng nặng nguy hiểm cho sức khỏe.
2. Điều trị viêm mũi họng như thế nào cho hiệu quả?
Dựa trên triệu chứng và thăm khám lâm sàng, kiểm tra tai, mũi họng,... bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán về tình trạng viêm mũi họng. Đôi khi bạn cần thực hiện 1 vài xét nghiệm để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh như: nguy cơ bội nhiễm, sưng hạch bạch huyết,...
Hầu hết trường hợp viêm mũi họng không quá nguy hiểm, triệu chứng bệnh sẽ giảm bớt khi được nghỉ ngơi và có các biện pháp chăm sóc tốt tại nhà. Trong trường hợp triệu chứng viêm mũi họng gây nhiều khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống và kéo dài, nên dùng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
2.1. Điều trị viêm mũi họng bằng thuốc
Một số thuốc thường được dùng điều trị, giảm triệu chứng viêm mũi họng bao gồm:
Nếu nguyên nhân gây viêm mũi họng do nhiễm khuẩn, bội nhiễm thì điều trị với kháng sinh là cần thiết. Tuy nhiên cần dùng kháng sinh với liều lượng phù hợp theo chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý mua dùng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Dùng thuốc kháng sinh điều trị khi viêm mũi họng do vi khuẩn
Viêm mũi họng do những nguyên nhân khác như virus, dị ứng,... không điều trị bằng thuốc kháng sinh.
Thuốc thông mũi
Thuốc thông mũi có tác dụng làm giảm triệu chứng nghẹt mũi, thường dạng xịt.
Thuốc chống viêm không steroid
Nhóm thuốc chống viêm không steroid thường dùng trong điều trị viêm mũi họng bao gồm ibuprofen, aspirin.
Thuốc giảm ho
Thuốc giảm ho dạng uống hoặc các thuốc ngậm có tác dụng giảm ho, giảm đau rát cổ họng.
Trên thị trường hiện có rất nhiều loại thuốc điều trị viêm mũi họng với thành phần khác nhau, cần lưu ý không dùng thuốc trị bệnh của người lớn cho trẻ nhỏ. Với trẻ bị viêm mũi họng, triệu chứng nặng không đáp ứng với phương pháp chăm sóc tại nhà thì cần đưa trẻ đi khám bác sĩ.
2.2. Biện pháp điều trị hỗ trợ giảm triệu chứng viêm mũi họng
Triệu chứng viêm mũi họng gây khó chịu có thể được cải thiện với các biện pháp chăm sóc tại nhà như:
Súc miệng với nước muối
Nước muối có tính sát khuẩn tốt, giúp loại bỏ vi khuẩn, virus gây bệnh, làm sạch và giảm cảm giác kích thích cổ họng. Nên súc miệng với nước muối 3 - 4 lần trong ngày cho đến khi triệu chứng viêm mũi họng được cải thiện, duy trì sau đó để làm sạch mũi họng.
Súc miệng nước muối mỗi ngày giúp phòng ngừa viêm mũi họng
Dùng máy tạo ẩm trong phòng
Độ ẩm thấp cũng là nguyên nhân khiến triệu chứng viêm mũi họng nặng hơn gây khó chịu, có thể dùng máy tạo độ ẩm không khí, máy xông hơi để cải thiện tình trạng bệnh.
Dùng nước ấm pha mật ong
Đây là cách điều trị dân gian có tác dụng rất tốt, mật ong pha với nước ấm sẽ làm dịu cổ họng, giảm cảm giác ngứa đau rát họng rất tốt.
Hạn chế tiếp xúc với khói thuốc lá
Hút thuốc lá trực tiếp hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá thụ động đều gây ảnh hưởng xấu đến hệ hô hấp. Đặc biệt những người đang bị viêm mũi họng nên tránh xa khói thuốc lá để triệu chứng bệnh nhanh chóng cải thiện.
3. Cách đơn giản giúp phòng ngừa viêm mũi họng
Dù không nguy hiểm nhưng viêm mũi họng gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống chúng ta khi không may mắc phải bệnh. Do đó, hãy chủ động phòng ngừa bệnh bằng các biện pháp sau:
-
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng sát khuẩn hoặc gel rửa tay khô, đặc biệt trong mùa dịch hoặc đến nơi tập trung đông người có nguy cơ lây nhiễm bệnh cao.
-
Tiêm phòng cúm hàng năm trước mùa dịch 1 - 2 tuần.
-
Chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe, củng cố hệ miễn dịch.
-
Hạn chế tiếp xúc gần với người có triệu chứng bị viêm mũi họng.
Ăn uống lành mạnh để tăng cường miễn dịch, phòng bệnh hiệu quả
Nếu viêm mũi họng kéo dài, bệnh nhân nên tới bệnh viện khám để chẩn đoán tìm nguyên nhân và điều trị triệt để. Đặc biệt nếu đối tượng mắc bệnh là trẻ nhỏ, người già hoặc người có hệ miễn dịch yếu thì càng không nên chủ quan. Cần tư vấn chi tiết hơn, liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!