Tin tức
Bác sĩ Sản khoa giải đáp: nhiễm trùng nước ối có nguy hiểm không?
- 10/09/2020 | Nước ối màu gì? Cảnh báo dấu hiệu nguy hiểm từ màu nước ối
- 10/09/2020 | Khi nào nước ối đục cảnh báo nguy hiểm?
1. Nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng ối
Thai nhi phát triển từ trứng được thụ tinh thành công, nước ối cũng được hình thành từ rất sớm, bao bọc xung quanh thai nhi. Lớp chất lỏng trong suốt này có vai trò tái tạo năng lượng, cung cấp dinh dưỡng và tạo môi trường an toàn, phát triển cho thai. Theo sự phát triển về kích thước và tuổi thai, lượng dịch ối bao xung quanh cũng tăng dần cho đến khi sinh.
Dịch ối là môi trường bảo vệ tuyệt vời cho thai phát triển
Nước ối bình thường là hoàn toàn vô trùng, trong suốt hoặc có màu vàng nhạt. Nhưng khi bị nhiễm trùng, nước ối sẽ chuyển sang màu xanh đục, có mủ, có mùi hôi. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng nước ối, tác nhân gây bệnh thường gặp là vi khuẩn E.Coli, đặc biệt là khuẩn nhóm B.
Vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể mẹ bầu từ trước khi mang thai, chủ yếu do quan hệ tình dục không an toàn hoặc vệ sinh vùng kín không tốt gây viêm nhiễm. Vi khuẩn E.Coli có thể tồn tại lâu dài trong môi trường vùng kín của phụ nữ, khi mang thai, do nội tiết tố thay đổi, hệ miễn dịch kém mà vi khuẩn này thường phát triển mạnh mẽ hơn.
Nhiễm trùng nước ối có thể do nhiễm khuẩn từ trước khi mang thai
Theo thời gian, vi khuẩn có thể bám sâu vào bên trong, nhân lên số lượng nhiều hơn. Nếu không được điều trị đúng cách, các tác nhân này sẽ xâm nhập sâu, tấn công gây viêm màng ối. Dịch ối bên trong cũng có thể bị ảnh hưởng, gây nhiễm trùng nước ối tác động xấu đến cả sức khỏe của thai lẫn cơ thể người mẹ.
2. Góc tư vấn: Nhiễm trùng nước ối có nguy hiểm không?
Nhiễm trùng ối là một trong những biến chứng thai kỳ đặc biệt nguy hiểm, không chỉ nguy hiểm với sức khỏe thai nhi mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể người mẹ. Tỉ lệ sinh non và sảy thai ở những thai bị nhiễm trùng nước ối cao hơn nhiều so với bình thường.
Trẻ sơ sinh sinh ra cũng có tỉ lệ tử vong cao hơn, những trẻ sống sốt vẫn có khả năng gặp phải các vấn đề sức khỏe như: viêm màng não, nhiễm trùng huyết, suy hô hấp,… Ảnh hưởng sức khỏe từ khi trong bụng mẹ này sẽ kéo dài, làm hạn chế sự phát triển cả về sức khỏe lẫn trí tuệ của trẻ sau này.
Nếu bạn đang thắc mắc nhiễm trùng nước ối có nguy hiểm không thì đây là biến chứng thai kỳ rất nguy hiểm. Vì thế, cần phát hiện sớm nhiễm trùng nước ối và xem xét sinh sớm, chăm sóc trẻ sau sinh đặc biệt để ngăn ngừa biến chứng. Tùy theo nguyên nhân và mức độ nhiễm trùng, trẻ sau sinh sẽ được điều trị và chăm sóc phù hợp, đa phần đều cần dùng kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng thứ phát.
3. Chăm sóc trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng nước ối
Ngoài sử dụng kháng sinh, trẻ sinh ra khi có nhiễm trùng nước ối sẽ cần chăm sóc, theo dõi sức khỏe đặc biệt như:
Thở oxy
Thở oxy khi trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng nước ối có dấu hiệu suy hô hấp như thở không đều, thở gấp, nổi vân xanh, cơ thể tím tái,…
Những thai bị nhiễm trùng nước ối sau khi sinh cần dùng kháng sinh sớm
Hạ sốt
Trẻ sơ sinh có dấu hiệu sốt sẽ cần hạ nhiệt bằng miếng dán hạ sốt, đồng thời theo dõi tích cực đường huyết của trẻ. Nếu đường huyết thấp bất thường, phải có can thiệp y tế từ bác sĩ chuyên khoa.
Chăm sóc và vệ sinh cho trẻ
Trẻ sơ sinh nói chung, đặc biệt là trẻ sơ sinh có nhiễm trùng nước ối cần được vệ sinh sạch sẽ cơ thể, nhất là khu vực rốn để tránh nhiễm trùng. Ngoài ra, do hệ miễn dịch yếu nên các trẻ này nên được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, đồng thời thăm khám sức khỏe thường xuyên.
Dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng nước ối không quá khó khăn song nhiều mẹ bầu bỏ qua do nhầm lẫn sang vấn đề sức khỏe khác. Không nên chủ quan nếu có các triệu chứng như: sốt, tăng nhịp tim của trẻ, đau tử cung, dịch ối bất thường có mùi hôi, chuyển màu xanh,… Bác sĩ sẽ kiểm tra, chẩn đoán và can thiệp sớm nếu mẹ bị nhiễm trùng nước ối, phòng ngừa biến chứng cho sức khỏe của trẻ.
Chẩn đoán nhiễm trùng nước ối dựa trên dấu hiệu của mẹ
4. Làm gì để phòng ngừa nhiễm trùng nước ối?
Nhiễm trùng nước ối hoàn toàn có thể phòng ngừa được nếu chăm sóc sức khỏe tốt trong thai kỳ, dưới đây là những việc mẹ bầu cần thực hiện để bảo vệ tốt hơn cho sức khỏe của trẻ và bản thân.
4.1. Khám thai định kỳ
Đừng bỏ qua những mốc khám thai quan trọng trong thai kỳ đã được bác sĩ khuyến cáo, đây là việc quan trọng để kiểm tra sức khỏe của mẹ và thai cũng như phát hiện sớm các bất thường để can thiệp, trong đó có nhiễm trùng nước ối.
4.2. Tiêm chủng đầy đủ
Trước khi mang thai và trước khi sinh, mẹ bầu cần tiêm đầy đủ các loại vắc xin được khuyến cáo để ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm. Đây cũng là cách bảo vệ hiệu quả khi miễn dịch cơ thể mẹ trong thời gian mang thai bị suy yếu đáng kể.
4.3. Vệ sinh vùng kín sạch sẽ
Nhiễm trùng vùng kín kéo dài, không được điều trị tốt là một trong những yếu tố nguy cơ cao dẫn đến nhiễm trùng nước ối. Nhất là ở mẹ bầu, sức đề kháng nói chung không tốt nên nguy cơ mắc bệnh càng cao hơn. Vì thế, hãy chủ yếu vệ sinh vùng kín hàng ngày, sạch sẽ, đúng cách với dung dịch vệ sinh có độ pH phù hợp. Lưu ý tuyệt đối không thụt rửa sâu trong âm đạo tránh làm mất cân bằng môi trường trong âm đạo cũng như ảnh hưởng đến thai nhi.
Vệ sinh vùng kín tốt là cách phòng ngừa nhiễm trùng nước ối
4.4. Điều trị sớm và dứt điểm các bệnh phụ khoa, tiết niệu
Viêm nhiễm phụ khoa và tiết niệu sẽ dẫn đến nhiễm trùng nước ối nếu không được điều trị tốt. Do đó, ngay khi có dấu hiệu bệnh, cần đi khám và điều trị triệt để với phương pháp phù hợp trong giai đoạn thai kỳ.
Có thể thấy, nhiễm trùng nước ối rất nguy hiểm cho sức khỏe của thai, thậm chí gây sảy thai, chết sau khi sinh. Do đó, thai phụ cần đặc biệt chú ý, phát hiện sớm nhiễm trùng ối để có hướng điều trị kịp thời.
Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ miễn phí.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!