Tin tức
Bấm lỗ tai có đau không, chăm sóc sau bấm như thế nào?
- 16/06/2024 | Cách chữa bấm lỗ tai bị mưng mủ tại nhà an toàn
- 30/09/2023 | Lùng bùng lỗ tai - Dấu hiệu không nên coi thường
- 30/11/2023 | Lỗ tai bị kêu lụp bụp là triệu chứng của bệnh gì?
1. Như thế nào là bấm lỗ tai?
Bấm lỗ tai là hình thức tạo ra một lỗ ở trên tai để đeo khuyên tai. Để bấm lỗ tai sẽ dùng một chiếc súng bấm gắn vào tai một chiếc khuyên nhỏ có đầu nhọn vào nơi cần bấm và sau đó sẽ phải đeo khuyên trong một khoảng thời gian nhất định cho lỗ bấm không bị khít lại, đạn chỉ được tháo ra khi lỗ bấm đã lành hoàn toàn.
Bấm lỗ tai là cách sử dụng súng bắn tạo lỗ trên tai để sau đó có thể đeo khuyên tai được
2. Bấm lỗ tai có đau không, bao lâu thì lành?
2.1. Liệu bấm lỗ tai có bị đau không?
Bấm lỗ tai có đau không là băn khoăn chung xuất phát từ tâm lý lo lắng khi thực hiện phương pháp làm đẹp này. Không thể có một câu trả lời khẳng định bấm lỗ tai có đau hay không đau vì thực tế vấn đề này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: vị trí bấm, người thực hiện thao tác bấm lỗ tai, trải nghiệm và ngưỡng chịu đau của từng người,...
Mỗi vị trí bấm lỗ tai sẽ gây nên mức độ đau khác nhau, cụ thể như:
- Dái tai: đây là phần không có sụn và xương, tương đối dày nên rất ít đau.
- Đầu sụn trong: mức độ đau nhẹ nhưng thời gian hồi phục lâu, chăm sóc sau bấm lỗ tai cũng khó hơn vì diện tích vùng này nhỏ và lại nằm sâu bên trong.
- Vành tai: ít đau hơn nhiều so với các vị trí khác trên tai.
- Vành tai con: là vị trí nhỏ nhô ra ở mặt trước của tai, khi bấm sẽ có cảm giác tương đối đau.
- Vành tai trong: do ở đây có nhiều sụn nên khi bấm lỗ tai cũng rất đau, sau khi bấm nếu không chăm sóc cẩn thận cũng dễ bị mưng mủ, khó lành.
- Vành tai giữa: đây là vị trí bấm lỗ tai đau nhất, việc vệ sinh làm sạch sau bấm lỗ tai cũng phức tạp hơn, nếu không cẩn thận rất dễ bị viêm.
Như vậy có thể thấy rằng vị trí bấm ảnh hưởng rất lớn đến cảm giác bấm lỗ tai có đau không. Thông thường, bấm ở dái tai ít đau hơn cả còn bấm ở sụn tai được xem là đau nhất và cũng dễ nhiễm trùng.
Bấm lỗ tai có đau không phụ thuộc rất nhiều vào vị trí bấm lỗ
Mặt khác, bấm lỗ tai có đau không cũng phụ thuộc vào cảm nhận và ngưỡng chịu đau của từng người. Những người vốn sợ kim tiêm, chịu đau kém thì dù bấm ở vị trí ít đau vẫn có cảm giác rất đau. Ngược lại, những người có khả năng chịu đau tốt thì việc bấm lỗ tai tương đối đơn giản, không gây ra quá nhiều đau đớn và lo lắng về tâm lý.
Một điều quan trọng ảnh hưởng đến bấm lỗ tai có đau không nhưng ít người để ý đến là địa chỉ thực hiện bấm lỗ tai. Nếu chọn bấm ở những nơi uy tín, có bề dày kinh nghiệm, thực hiện bấm bởi những người có kỹ thuật thì việc bấm lỗ tai cũng rất nhanh chóng, thậm chí thao tác thực hiện cực nhanh, không đủ thời gian để trải nghiệm cảm giác đau.
2.2. Sau khi bấm lỗ tai bao lâu thì lành?
Sau khi bấm lỗ tai, thời gian để vị trí bấm lành lại cũng khác nhau tùy theo vị trí bấm, cơ địa và cách chăm sóc của từng người. Thường những vết bấm ở thùy tai sẽ cần 6 - 8 tuần sẽ lành hoàn toàn còn bấm ở các vị trí khác thì cần nhiều thời gian hơn.
Có những trường hợp vết bấm lỗ tai cần 3 - 9 tháng mới lành nếu bấm ở vành tai dày sụn hoặc cơ địa nhạy cảm. Mặt khác, chăm sóc vệ sinh của mỗi người cũng ảnh hưởng đến tốc độ lành của vết bấm.
Nhìn chung, thời gian từ khi bấm đến khi lỗ bấm lành hẳn để tháo khuyên trung bình cần khoảng 3 - 6 tuần.
3. Chăm sóc sau khi bấm lỗ tai như thế nào?
Để không phải lo lắng về bấm lỗ tai có đau không thì việc chăm sóc vùng da vừa bấm lỗ tai xong cũng rất cần thiết. Muốn vết bấm nhanh lành, giảm thiểu tối đa cảm giác đau đớn thì bạn nên lưu ý:
- Luôn rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn trước khi chạm vào tai.
- Dùng chất khử trùng: nước muối, dầu mù u,... để làm sạch vết bấm khuyên tai hàng ngày để vết thương nhanh lành hơn, tránh tạo môi trường cho vi khuẩn hoạt động. Không được dùng chất khử trùng có khả năng sát khuẩn cao như muối, cồn, oxy già,... vì da tai mỏng, rất dễ bị tổn thương.
- Không để tóc, sản phẩm chăm sóc tóc vướng vào vết bấm lỗ tai để tránh nhiễm khuẩn.
- Khi thay cởi áo hãy tránh để không bị vướng vào tai.
- Không nên đi bơi khi lỗ bấm chưa lành hoàn toàn vì tiếp xúc lâu với nước có thể gây nhiễm trùng vết bấm.
- Chọn tư thế ngủ không gây chèn ép lên vết bấm và vệ sinh gối thường xuyên để tránh nguy cơ vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm.
- Trong khi chờ vết bấm hồi phục hoàn toàn, mỗi ngày nên xoay khuyên vài lần theo chiều kim đồng hồ để chất dịch bong ra, tránh tình trạng vết bấm khô cứng gây đau.
- Nếu phát hiện dấu hiệu bất thường nào ở tai nên đến khám bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp khắc phục ngay.
Hy vọng nội dung bài viết trên đây đã giúp bạn tháo gỡ được tâm lý lo lắng bấm lỗ tai có đau không để có được sự chuẩn bị tốt nhất cho việc làm đẹp này. Nếu đã quyết định đeo khuyên, hãy nhớ tìm một nơi gửi gắm đáng tin cậy để không đi qua những trải nghiệm mang tính tiêu cực, khiến bạn phải hối tiếc vì lựa chọn đã đưa ra.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!