Tin tức
Bệnh Basedow: nguyên nhân và triệu chứng điển hình của bệnh
- 09/06/2020 | Xét nghiệm TSI giúp hỗ trợ chẩn đoán bệnh Basedow
- 11/04/2021 | Bệnh basedow và những hệ lụy kèm theo mà không phải ai cũng biết!
- 29/09/2021 | Hướng dẫn phương pháp điều trị Basedow khi cho con bú
1. Bệnh Basedow và nguyên nhân
Bệnh Basedow là dạng bệnh nội tiết phổ biến, bệnh đặc trưng bởi tình trạng bướu giáp lan tỏa, đa phần gặp ở phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ trẻ độ tuổi từ 21 - 30. Basedow là dạng bệnh tự miễn, nguyên nhân chủ yếu là do di truyền làm thay đổi tính kháng nguyên hoặc trình diện kháng nguyên lạ trên bề mặt tế bào tuyến giáp.
Bệnh Basedow là dạng bệnh nội tiết liên quan đến bướu giáp
Ngoài nguyên nhân do di truyền, bệnh Basedow còn do 1 số yếu tố tác động khác như: tuổi tác, môi trường sống, giới tính, thực phẩm ăn uống hàng ngày, cơ địa,… Người mắc bệnh Basedow có tuyến giáp hoạt động quá mức, sản xuất lượng hormone lớn hơn vào máu và từ đó gây ra những biểu hiện nhiễm độc giáp.
Bệnh Basedow rất nguy hiểm cho hệ tim mạch, nếu điều trị chậm trễ hoặc sai cách dễ khiến người bệnh đối mặt với các biến chứng suy tim, suy kiệt trong cơn bão giáp và khiến bệnh nhân tử vong nhanh chóng.
2. Triệu chứng của bệnh Basedow
Triệu chứng bệnh Basedow do tuyến giáp hoạt động quá mức bao gồm 2 nhóm chính sau:
2.1. Nhóm triệu chứng bệnh Basedow tại tuyến giáp
Bệnh Basedow khiến người bệnh gặp phải các vấn đề về tuyến giáp sau:
Bướu giáp: Người bệnh Basedow thường xuất hiện bướu giáp lớn, tương đối đều, lan tỏa, có thể mềm hoặc cứng. Theo sự phát triển của bệnh, bướu giáp to có thể chèn ép lên các cơ quan lân cận, ảnh hưởng đến dây thần kinh và mạch máu. Điển hình là biểu hiện rối loạn vùng mạch tại cổ do bệnh Basedow gây nóng cơ thể, tăng tiết mồ hôi.
Bướu giáp của người bệnh Basedow lớn hơn bình thường
Thần kinh cơ: Đây cũng là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân Basedow, khi thần kinh cơ bị ảnh hưởng khiến bệnh nhân bị run tay, khó điều khiển các chi. Ngoài ra, tính khí bệnh nhân cũng thường hay thay đổi thất thường, khó tập trung, mất ngủ, dễ nóng giận, cáu gắt hoặc bực tức.
Tim mạch: Dấu hiệu bệnh Basedow khi ảnh hưởng đến tim mạch gây ra bao gồm nhịp tim nhanh, hồi hộp, loạn nhịp tim cả khi làm việc gắng sức hay khi nghỉ ngơi. Đây là điểm khác nhau giữa bệnh Basedow và rối loạn nhịp tim do bệnh tim mạch. Trường hợp nặng hơn bệnh nhân có thể bị phù phổi, suy tim, phù hai chi dưới, gan to,…
Triệu chứng tiêu hóa: Bệnh nhân Basedow có đặc điểm là ăn nhiều nhưng vẫn gầy, vàng da, hay bị rối loạn tiêu hóa, nôn mửa, tiêu chảy,…
Triệu chứng tăng chuyển hóa: Do hormone tuyến giáp sản xuất nhiều hơn làm tăng chuyển hóa, người bệnh thường bị tăng cao thân nhiệt, luôn có cảm giác nóng bức, uống nhiều nước, người gầy nhanh, thích ứng thời tiết lạnh tốt hơn thời tiết nóng. Ở người già mắc bệnh Basedow có thể bị loãng xương nặng, gặp phải các biến chứng như xẹp đốt sống, viêm quanh các khớp,…
Triệu chứng rối loạn sinh lý: Bệnh Basedow gây rối loạn sinh lý giảm ham muốn ở nam giới và rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới.
Bệnh Basedow gây rối loạn sinh lý
Triệu chứng khác: Một số triệu chứng khác khi tuyến giáp hoạt động quá mức như tóc khô, rối loạn sắc tố da, hay bị ngứa da, dễ bị rụng tóc,…
2.2. Nhóm triệu chứng bệnh Basedow ngoài tuyến giáp
Ngoài ảnh hưởng đến tuyến giáp, nhiều cơ quan khác cũng có biểu hiện bất thường như:
Biểu hiện ở mắt: Người mắc bệnh Basedow thường bị lồi mắt tùy theo mức độ nhiễm độc giáp, đây cũng là dấu hiệu điển hình để nhận biết bệnh.
Lồi mắt giả: Đây là dạng tổn thương không thâm nhiễm do tăng hoạt động của hệ thần kinh giao cảm, tăng thyroxin gây tăng co kéo cơ năng mi, khiến khóe mắt rộng hơn.
Lồi mắt thật: là dạng tổn thương thâm nhiễm có liên quan đến các thành phần hốc mắt, ảnh hưởng cả cơ vận nhãn lẫn tổ chức sau hốc mắt.
Phù niêm: Phù niêm thường xảy ra ở mặt trước cẳng chân hoặc dưới đầu gối, đường kính khoảng vài cm có màu hồng bóng, thâm nhiễm cứng, lỗ chân lông nổi rõ.
Kích thước lớn ở các đầu chi: có thể cả đầu ngón tay, ngón chân của bệnh nhân đều bị biến dạng hình dùi trống, tiêu móng tay,…
Triệu chứng ở bệnh Basedow khá giống với nhiều bệnh lý tự miễn phối hợp khác nên cần xét nghiệm chẩn đoán phân biệt. Bệnh nhân có thể không biểu hiện tất cả triệu chứng trên tùy theo mức độ bệnh cũng như cơ quan bị ảnh hưởng do bệnh Basedow.
Siêu âm là một trong các phương pháp giúp chẩn đoán bệnh Basedow
Để chẩn đoán bệnh Basedow, một số phương pháp chẩn đoán được thực hiện bao gồm: xạ hình tuyến giáp, xét nghiệm chẩn đoán hormone, siêu âm tuyến giáp, điện tâm đồ, chụp X-quang, xét nghiệm men gan,…
3. Phòng ngừa bệnh Basedow như thế nào?
Người đã từng mắc bệnh cần thực hiện một số biện pháp phòng ngừa bệnh Basedow tái phát khi hệ miễn dịch suy yếu hoặc gặp phải yếu tố thuận lợi. Với người chưa mắc bệnh cũng cần chú ý các thói quen ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để ngăn ngừa nguy cơ bệnh khởi phát.
Cách phòng ngừa hiệu quả nhất bệnh Basedow là nâng cao thể trạng sức khỏe, thường xuyên tập thể dục, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng sức đề kháng và miễn dịch cơ thể. Bên cạnh đó, hãy lưu ý một số điều sau:
-
Đeo kính để bảo vệ mắt khỏi bụi, nhỏ thuốc và vệ sinh mắt hàng ngày.
-
Không hút thuốc lá, tránh sử dụng chất kích thích hay hóa chất độc hại ảnh hưởng tới hệ hô hấp.
-
Tinh thần khỏe mạnh, thoải mái, tránh căng thẳng buồn phiền.
-
Hạn chế thực phẩm chứa nhiều iod, không sờ nắn tác động nhiều ở vùng tuyến giáp.
Chế độ ăn lành mạnh, đủ iot giúp ngăn ngừa bệnh Basedow hiệu quả
Nếu đang gặp phải các triệu chứng nghi ngờ bệnh, hãy sớm đến cơ sở y tế để thăm khám, chẩn đoán và điều trị sớm. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là cơ sở y tế uy tín, sở hữu hệ thống trang thiết bị hiện đại cùng dịch vụ khám, chữa bệnh toàn diện. Bệnh nhân Basedow sẽ được thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán cần thiết, tư vấn phương pháp điều trị, phòng ngừa, tái khám nhằm bảo vệ sức khỏe tốt nhất, hạn chế ảnh hưởng của bệnh tới sức khỏe.
Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ với MEDLATEC qua Hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!