Tin tức
Bệnh gai cột sống: nguyên nhân gây bệnh và cách phòng ngừa
- 03/09/2014 | Gai cột sống, khi nào cần điều trị?
- 25/06/2014 | Bệnh gai cột sống và biến chứng
- 19/11/2014 | Dấu hiệu nhận biết bệnh gai cột sống
1. Bệnh gai cột sống là gì?
Có lẽ bệnh gai cột sống không phải cái tên quá lạ lẫm đối với chúng ta, song không phải ai cũng hiểu và nắm được những kiến thức cơ bản về căn bệnh này. Đây là bệnh liên quan đến xương khớp, chúng xảy ra khi canxi lắng đọng quá nhiều trong cơ thể và tạo thành các gai xương.
Các gai xương hình thành do hiện tượng lắng đọng canxi
Ngoài ra, những chấn thương cùng sụn khớp như: thoái hóa cột sống, chấn thương dây chằng cũng tác động làm hình thành bệnh. Đặc điểm của phần gai xương đó là xuất hiện ở hai bên của đốt sống, đĩa sụn,…
Khi tìm hiểu về căn bệnh này, các bác sĩ đã chỉ ra rằng hiện tượng kể trên xảy ra thường xuyên ở vùng cột sống thắt lưng, cột sống cổ. Bên cạnh đó, chúng cũng có thể xuất hiện ở những vị trí khác, ví dụ như cột sống ngực song trường hợp này khá hiếm xảy ra.
2. Gai cột sống thường xảy ra ở vị trí nào?
Như đã nêu ở trên, bệnh thường xảy ra ở vùng cột sống thắt lưng và cột sống cổ, ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt và sức khỏe của bệnh nhân. Vậy bạn có biết những đặc điểm khi bị gai cột sống lưng và gai đốt sống cổ hay không? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!
2.1. Gai đốt sống cổ
Đối với bệnh nhân bị gai đốt sống cổ, triệu chứng thường thấy đó là vùng chẩm đằng sau gáy đau liên tục trong nhiều ngày. Tình trạng này trở nên dần nghiêm trọng hơn khi bệnh nhân tiếp tục bị đau cả những phần khác, ví dụ như: xương bả vai, thậm chí họ còn bị tê cánh tay.
Bệnh nhân gai đốt sống cổ thường xảy ra ở đốt C5, C6.
Bệnh gai đốt sống cổ nếu không được điều trị sớm thì ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Bởi vì cánh tay bị tê làm hạn chế vận động của người mắc bệnh. Trong đó, đa số người mắc bệnh sẽ bị gai đốt sống C5, C6.
2.2. Gai cột sống lưng
Trong cấu tạo của cơ thể con người, cột sống thắt lưng có 5 đốt, được kí hiệu lần lượt là L1, L2, L3, L4 và L5. Các bác sĩ thường phát hiện bệnh nhân bị gai cột sống lưng ở vị trí đốt sống L4 và L5.
Người bệnh sẽ thấy những triệu chứng ví dụ như thắt lưng bất ngờ bị đau, tuy nhiên hiện tượng này nhanh chóng kết thúc. Mỗi khi bạn vận động mạnh cơn đau lại ập đến và dày vò. Một số trường hợp bị đau ở lưng và lan ra các vùng khác trên cơ thể, đó là: hông, mông, cổ chân,…
3. Nguyên nhân gây bệnh liên quan đến xương khớp
Trên thực tế, có rất nhiều lý do khiến con người ta bị mắc các bệnh liên quan đến xương khớp, đặc biệt là bệnh gai cột sống. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số nguyên nhân chính gây bệnh sau đây.
3.1. Do những thói quen không lành mạnh
Một trong những lý do giúp bệnh hình thành đó là con người vận động mạnh hoặc thao tác vận động không đúng cách trong một thời gian dài. Người hay lao động nặng quá sức, người luyện tập thể dục thể thao không đúng tư thế có nguy cơ mắc bệnh rất cao. Mỗi khi họ khom lưng hoặc cúi người, cột sống bị chèn ép và mọc gai xương.
Theo các số liệu thống kê, nhân viên văn phòng có tỷ lệ bị bệnh này không hề nhỏ. Bởi vì, họ thường xuyên phải ngồi làm việc một chỗ, ít vận động, lâu ngày các gai sẽ hình thành ở đốt sống và tạo ra nhiều cơn đau nhức.
Bên cạnh đó, các chất kích thích cũng là tác nhân kích thích sự hình thành của bệnh. Con người ít vận động mà sử dụng nhiều chất kích thích liên tục thì rất dễ bị thoái hóa, tạo cơ hội để bệnh gai cột sống xuất hiện.
Vận động không đúng tư thể ảnh hưởng nhiều đến xương khớp.
3.2. Do một số bệnh về xương khớp
Người có tiền sử mắc các bệnh liên quan đến xương khớp cũng có nguy cơ cao bị gai cột sống. Đối với các bệnh nhân viêm xương khớp, viêm gân, tế bào tạo xương được kích thích sản sinh liên tục, sau khi tích tụ đủ số lượng thì rất nhiều xương thừa và gai xương mọc ra.
Bệnh thoái hóa cột sống lâu ngày cũng tác động làm canxi bị lắng đọng ở các khớp, hình thành nhiều gai xương. Kèm theo đó, bệnh nhân cũng cảm thấy cột sống hoạt động không hiệu quả như trước, các động tác di chuyển chậm, kém linh hoạt hơn so với bình thường. Nguyên nhân của hiện tượng này là vì sụn khớp đang bị mất nước.
Người có tiền sử bị bệnh xương khớp có nguy cơ mắc bệnh gai cột sống rất cao.
Ngoài những yếu tố kể trên, bệnh cũng có khả năng hình thành sau khi bạn bị tai nạn, chấn thương nặng, hoặc do bạn đang thừa cân, khung xương chịu nhiều áp lực.
4. Cách phòng bệnh hiệu quả
Có thể nói, bệnh liên quan đến xương khớp khiến con người cảm thấy vô cùng khó chịu, mọi vận động hàng ngày đều trở nên khó khăn. Vì vậy, không ai muốn mình phải trải qua những căn bệnh như vậy, đặc biệt là bệnh gai cột sống. Vậy có cách nào để phòng bệnh hiệu quả hay không?
Một trong những việc bạn nên làm để phòng bệnh đó là vận động đúng tư thế, tránh làm việc nặng, làm việc quá sức trong một thời gian dài. Đặc biệt, các nhân viên văn phòng thường xuyên ngồi làm việc thì nên dành một chút thời gian thay đổi tư thế, vận động nhẹ nhàng để tránh đau mỏi. Khi ngồi, các bạn không nên gù lưng hoặc gập cổ, những điều này có thể khiến bạn bị đau mỏi và hình thành bệnh.
Cách tốt nhất để có một cơ thể dẻo dai, bộ xương chắc khỏe đó là chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao, quan trọng là chúng ta phải tập đúng cách. Vì thế, những môn thể thao như yoga, chạy bộ hoặc bơi lợi là lựa chọn rất thích hợp.
Cuối cùng, sau một ngày làm việc mệt mỏi, chúng ta hãy cố gắng dành thời gian để thư giãn, nghỉ ngơi. Như vậy cơ thể có thời gian phục hồi và làm việc tốt hơn.
Để có một cơ thể dẻo dai, bạn nên tập thể dục, thể thao thường xuyên.
Bệnh gai cột sống sẽ không thể hình thành nếu chúng ta xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, điều độ. Mỗi chúng ta hãy tự ý thức việc chăm sóc bản thân và trân trọng sức khỏe của mình. Bởi vì sức khỏe là món quà vô giá mà mỗi con người nhận được.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!