Tin tức

Bệnh tắc lệ đạo ở trẻ

Ngày 06/08/2013
An Hà
Chảy nước mắt ở trẻ sơ sinh là tình trạng khá phổ biến, chiếm tỷ lệ khoảng 2-4%. 80% sẽ tự khỏi sau sáu tháng tuổi, một số trường hợp có thể kéo dài đến sau một tuổi. Nếu không được chăm sóc đúng cách, nước mắt bị ứ đọng trong túi lệ gây nhiễm trùng, áp xe, mủ túi lệ. Khi áp xe vỡ gây tổn thương túi lệ, trẻ có thể phải trải qua phẫu thuật và để lại hậu quả là bị chảy nước mắt vĩnh viễn.


Sai lầm của cha mẹ, bé bị tắc lệ đạo

BS Nguyễn Ngọc Châu Trang cảnh báo: Không ít trường hợp cha mẹ đưa con đến khám trong tình trạng túi lệ bị viêm, có nhầy mủ. Nguyên nhân do nước mắt bị ứ đọng tại túi lệ gây ra nhiễm trùng. Khi đó bé đã mắc phải bệnh lý tắc lệ đạo. Ấn tay vào vùng túi lệ sẽ có nhầy mủ trào ra ở khóe mắt. Viêm nhiễm này gây áp xe tại túi lệ, thậm chí gây dò, thoát mủ ra ngoài da và khiến bé bị đau nhức nhiều. Nhiều bé, túi lệ bị viêm nhiễm tạo áp xe và kết quả là bé phải mang căn bệnh “khóc cả đời không kiểm soát”. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do khi trẻ bị chảy nước mắt sống nhưng phụ huynh đưa trẻ đi khám muộn, hoặc không biết cách vệ sinh, day nắn cho trẻ.
 

Ngoài ra, chảy nước mắt ở trẻ sơ sinh còn do một số bệnh lý khác tại mắt như bệnh cườm nước bẩm sinh, bệnh viêm kết mạc, viêm giác mạc… Một số bất thường tại mắt như lỗ dò lệ đạo có thể đi kèm tắc lệ đạo gây chảy nước mắt (nước mắt đọng ở góc trong mắt và có một lỗ nhỏ ở da vùng góc trong mũi mắt). BS Nguyễn Ngọc Châu Trang nhấn mạnh: Không nên chủ quan với dấu hiệu chảy nước mắt ở trẻ vì có khả năng sẽ dễ bỏ qua các bệnh lý này, nguy cơ gây giảm, mất thị lực ở trẻ nếu điều trị muộn.

Nguồn: phunuonline.com.vn

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.