Tin tức
Bệnh thần kinh ngoại biên là gì? Biện pháp điều trị, phòng ngừa hiệu quả
- 28/12/2022 | Chấn thương thần kinh ngoại biên là gì? Có nguy hiểm không?
- 01/03/2024 | Cẩm nang về bệnh lý thần kinh ngoại biên
- 19/04/2023 | So sánh liệt trung ương và liệt ngoại biên để có phác đồ điều trị phù hợp
1. Về khái niệm thần kinh ngoại biên và bệnh thần kinh ngoại biên
Thần kinh ngoại biên là hệ thống thần kinh có chức năng kết nối các bộ phận của cơ thể với hệ thần kinh trung ương. Thần kinh ngoại biên không chỉ giúp truyền tín hiệu từ các cơ quan trong cơ thể đến não và dẫn truyền các tín hiệu chỉ huy từ não bộ, tủy sống quay trở lại các cơ quan trong cơ thể, hỗ trợ điều khiển các hoạt động của cơ thể.
Vậy có thể hiểu hệ thần kinh ngoại biên là gì? Đây chính là hệ thống thần kinh gồm các dây thần kinh nằm ngoài hệ thống sọ não và tủy sống. Trên lý thuyết, các tế bào sừng trước tủy sống được xếp vào một phần của hệ thần kinh trung ương, nhưng do đảm nhận vai trò liên quan đến vận động nên đôi khi vẫn được cho là một phần của hệ thống thần kinh ngoại biên.
Bệnh thần kinh ngoại biên không phải là bệnh lý riêng biệt mà là nhóm bệnh liên quan đến sự tổn thương ở hệ thống thần kinh ngoại biên.
Hệ thần kinh ngoại biên liên kết não, tủy sống với nhiều vùng của cơ thể
2. Nguyên nhân gây nên và triệu chứng của bệnh thần kinh ngoại biên là gì?
2.1. Nguyên nhân dẫn đến bệnh thần kinh ngoại biên
Các yếu tố sau tăng nguy cơ tổn thương hệ thống thần kinh ngoại biên và gây nên bệnh lý thần kinh ngoại biên:
- Đái tháo đường gây tổn thương các dây thần kinh, khiến người bệnh có biểu hiện đau nhức, tê bì.
- Thiếu vitamin E, B12, B1 làm suy giảm chức năng hệ thần tinh, giảm khả năng dẫn truyền tín hiệu thần kinh.
- Nhiễm trùng do HIV, herpes zoster, viêm màng não,... gây tổn thương các dây thần kinh ngoại biên.
- Chấn thương vật lý khiến dây thần kinh ngoại biên bị căng quá mức hoặc đứt.
- Bệnh lý di truyền như teo cơ mác (Charcot-Marie-Tooth) ảnh hưởng đến các dây thần kinh vận động và cảm giác, gây yếu cơ và mất cảm giác.
- Lạm dụng đồ uống có cồn. dùng thuốc kháng sinh, hóa trị,... gây độc cho các dây thần kinh ngoại biên.
2.2. Triệu chứng thường gặp ở bệnh thần kinh ngoại biên
Nếu bạn đang băn khoăn chưa biết triệu chứng bệnh thần kinh ngoại biên là gì thì nên lưu tâm để cảnh giác trước các tình trạng sau:
- Đau ở bàn tay, bàn chân với cảm giác nhói hoặc âm ỉ, kéo dài.
- Cảm giác như bị châm kim vào da hoặc mất cảm giác ở một số vùng của cơ thể, nhất là ở các chi.
- Cơ chân và cơ tay bị yếu nên giảm khả năng vận động.
- Chóng mặt, mất thăng bằng, nhất là khi đứng lên hoặc di chuyển.
- Nhiệt độ môi trường không thay đổi nhưng người bệnh lại thường xuyên có cảm giác nóng lạnh thất thường.
Đau nhói, khó vận động chân tay là triệu chứng dễ xảy ra ở bệnh thần kinh ngoại biên
3. Phương pháp nào điều trị và phòng ngừa bệnh thần kinh ngoại biên hiệu quả?
3.1. Phương pháp điều trị
Mục tiêu chính trong điều trị bệnh thần kinh ngoại biên là giảm đau đớn, cải thiện khả năng vận động và duy trì chức năng thần kinh cho người bệnh. Tùy vào bệnh lý gặp phải và mức độ ảnh hưởng mà bác sĩ sẽ cân nhắc phương pháp điều trị bệnh thần kinh ngoại biên là gì:
- Dùng thuốc giảm đau
Thuốc được sử dụng với mục đích giảm đau do tổn thương thần kinh. Bác sĩ thường sử dụng các loại thuốc như thuốc giảm đau không steroid, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống động kinh,...
- Vật lý trị liệu
Đây là phương pháp được thực hiện nhằm cải thiện khả năng vận động của chân, tay bị ảnh hưởng bởi bệnh thần kinh ngoại biên. Các bài tập vật lý trị liệu thường được áp dụng như: Bài tập tăng sức mạnh cơ, bài tập kéo giãn cơ, điện xung trị liệu,...
- Điều trị nguyên nhân cơ bản
Trong trường hợp bệnh thần kinh ngoại biên do các bệnh lý nền như tiểu đường, viêm nhiễm hoặc tổn thương cơ học, bác sĩ sẽ điều trị tích cực bệnh lý gây nên tổn thương thần kinh ngoại biên.
- Phẫu thuật
Trường hợp bệnh thần kinh ngoại biên do chấn thương hoặc chèn ép thường được chỉ định phẫu thuật để sửa chữa tổn thương đang gặp phải hoặc giải phóng dây thần kinh bị chèn ép.
- Thay đổi lối sống
Một lối sống lành mạnh với chế độ ăn uống hợp lý, tập thể dục đều đặn và tránh các yếu tố gây hại như rượu, thuốc lá có thể giúp kiểm soát và ngăn ngừa bệnh lý thần kinh ngoại biên.
Người bệnh được bác sĩ giải đáp bệnh thần kinh ngoại biên là gì trước khi thực hiện điều trị
3.2. Biện pháp phòng ngừa
Các biện pháp sau có thể giảm nguy cơ tổn thương dây thần kinh ngoại biên:
- Kiểm soát tốt bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường thường là tác nhân phổ biến gây ra bệnh thần kinh ngoại biên. Vì thế, khi chỉ số đường huyết được kiểm soát ổn định, người mắc bệnh lý này có thể tránh được hoặc làm chậm quá trình tổn thương thần kinh.
- Duy trì lối sống lành mạnh
Lối sống lành mạnh khi đã tạo thành thói quen không chỉ giúp kiểm soát tiểu đường mà còn hỗ trợ bảo vệ thần kinh ngoại biên trước các nguy cơ bị tổn thương.
Bạn cũng cần chú ý tăng cường thực phẩm giàu vitamin B1, B6, và B12,... và đảm bảo cân nặng phù hợp, tránh dùng bia rượu, hút thuốc lá, chất kích thích,...
- Bảo vệ dây thần kinh trước nguy cơ chấn thương
Tổn thương cơ học và chấn thương do tai nạn cũng có thể gây ra bệnh thần kinh ngoại biên. Các biện pháp sau nên được thực hiện để giảm thiểu nguy cơ xảy ra chấn thương:
+ Trang bị đồ bảo hộ khi tham gia các hoạt động thể thao hoặc công việc nguy hiểm.
+ Cẩn thận để không bị tổn thương bởi các vật dụng sắc nhọn.
Các bệnh lý thần kinh ngoại biên cần được điều trị sớm để đảm bảo ổn định chức năng vận động và cảm giác của cơ thể. Mong rằng sau những chia sẻ trên, bạn đã biết triệu chứng bệnh thần kinh ngoại biên là gì để tìm đến bác sĩ thăm khám ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ.
Để chẩn đoán đúng bệnh lý thần kinh ngoại biên và có hướng điều trị phù hợp, quý khách hàng có thể liên hệ đặt lịch khám cùng bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC qua Hotline 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
![bác sĩ lựa chọn dịch vụ](/media/35762/file/image_2024-10-25_15-20-17.png)