Tin tức
Bị chuột rút khi mang thai, mẹ bầu nên làm gì để cải thiện?
- 17/02/2021 | 6 nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến chứng chuột rút
- 17/02/2021 | Chuột rút bắp chân khi bơi - cách phòng ngừa hiệu quả
- 17/02/2021 | Hay bị chuột rút thì liệu có phải bị bệnh gì nguy hiểm không?
1. Hiện tượng chuột rút khi mang thai là gì?
Khi các cơ đột ngột bị co thắt mạnh, bạn sẽ bị chuột rút ở vùng cơ đó, các cơ này trở nên đau đớn và cứng nhắc. Đây là một hiện tượng rất phổ biến và đặc biệt thường xảy ra ở phụ nữ có thai.
Hiện tượng chuột rút thường xuất hiện ở các vị trí như cơ đùi, cơ bụng hoặc bắp chân. Đôi khi nó cũng xuất hiện ở tay hoặc thân mình. Nếu bị chuột rút cơ bụng, mẹ bầu cần hết sức lưu ý vì hiện tượng này có thể gây ra sảy thai. Khi xuất hiện những cơn co thắt cơ đột ngột, thai phụ bị chuột rút có thể cảm nhận thấy các khối mô cứng ở bên dưới da vùng bị chuột rút.
Phụ nữ mang thai từ tháng thứ 3 trở đi sẽ thường xuyên gặp phải tình trạng này và là một phản ứng rất bình thường của cơ thể.
Phụ nữ mang thai có thể bị chuột rút vào cả ban ngày và ban đêm, thường xuất hiện vào thời điểm trước khi đi ngủ hoặc ngay khi bắt đầu giấc ngủ. Tuy nhiên, những cơn chuột rút đêm hoặc chuột rút khi ngủ thường nghiêm trọng hơn so với ban ngày và ảnh hưởng khá nhiều đến giấc ngủ của thai phụ.
Nếu bị chuột rút thường xuyên, bạn nên đi khám để được sự tư vấn từ bác sĩ
2. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chuột rút khi mang thai
Có khá nhiều nguyên nhân dẫn hiện tượng bị chuột rút khi mang bầu. Một số nguyên nhân tiêu biểu là:
-
Trọng lượng cơ thể của mẹ bầu ngày càng tăng, gây áp lực nhiều hơn lên cơ bắp chân làm chúng dễ bị co thắt.
-
Tử cung to ra để chứa thai nhi khiến các mạch máu và dây thần kinh ở xung quanh bị tăng áp lực.
-
Đau dây chằng tròn trong khoảng thời gian từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 6 cũng là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chuột rút. (Dây chằng tròn là dây nâng đỡ tử cung, khi mang thai, dây chằng tròn phải căng ra để nâng đỡ thai nhi, điều đó khiến bạn sẽ cảm thấy đau âm ỉ bụng dưới).
-
Tình trạng thiếu nước và rối loạn điện giải ở phụ nữ mang thai.
-
Thiếu canxi ở mẹ bầu cũng gây ra hiện tượng hạ canxi máu dẫn đến co cứng cơ, chuột rút. Hiện tượng thường gặp ở những tháng cuối thai kỳ. Do thiếu canxi nên cơ thể buộc phải rút canxi từ cơ thể mẹ để nuôi thai nhi, điều đó khiến canxi máu của mẹ bầu bị sụt giảm nhanh chóng.
-
Thiếu hụt những khoáng chất như magie, kali trong chế độ ăn hàng ngày.
-
Vận động cơ bắp quá sức, căng cơ trong thời gian dài hoặc giữ lâu ở một tư thế cũng có thể là nguyên nhân gây chuột rút ở bà bầu.
-
Trong một số trường hợp, người bệnh bị chuột rút không rõ nguyên nhân.
Hiện tượng mẹ bầu bị chuột rút có thể đến từ nhiều nguyên nhân
3. Bị chuột rút khi mang bầu cần làm gì?
Nếu bị chuột rút khi mang bầu, bạn cần áp dụng ngay những biện pháp sau đây để làm giảm thiểu hiện tượng này:
-
Kéo căng cơ vùng bắp chân, sau đó đi bộ nhẹ nhàng, nâng chân cao để tránh tình trạng co cơ trở lại.
-
Tắm nước nóng, massage chân và cơ bắp thường xuyên cho bà bầu.
-
Nếu hay bị chuột rút, mẹ bầu hãy thử tập luyện nhẹ nhàng với các cơ trước khi đi ngủ. Các bài tập như vậy sẽ giúp cơ bắp của bạn được thư giãn và ngăn ngừa hiện tượng chuột rút vào ban đêm.
-
Cố gắng vận động hoặc tập thể dục nhẹ nhàng vào ban ngày để tránh bị chuột rút.
-
Việc bổ sung đầy đủ canxi và khoáng chất, vitamin cho mẹ bầu cũng rất quan trọng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hàm lượng canxi trong máu thấp là một nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chuột rút. Bạn có thể sử dụng nhiều các loại thực phẩm chứa canxi như tôm, cua, cá, trứng,… hoặc sử dụng các viên uống bổ sung canxi cho cơ thể.
-
Bổ sung magie cho mẹ bầu cũng quan trọng không kém. Magie được xem là một chất giúp ngăn ngừa hiện tượng chuột rút ở phụ nữ mang thai. Bà bầu có thể sử dụng các loại hạt, đậu, trái cây khô, ngũ cốc nguyên hạt,… để bổ sung magie.
-
Uống đủ nước.
-
Dành thời gian cho cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn giúp tinh thần thoải mái, giảm thiểu stress và căng thẳng.
Dành thời gian cho cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn giúp tinh thần thoải mái, giảm thiểu stress và căng thẳng để giảm thiểu tình trạng chuột rút
4. Cách phòng tránh chuột rút khi mang thai
Để phòng tránh hiện tượng chuột rút khi mang thai, bạn có thể áp dụng những biện pháp được nếu dưới đây. Các biện pháp này có thể giúp bà bầu giảm thiểu đáng kể tình trạng chuột rút trong thai kỳ.
-
Không đứng, ngồi quá lâu, không nằm đè lên chân khi ngủ. Nếu làm việc tại văn phòng, bà bầu nên co duỗi bắp chân, vận động đôi chân thường xuyên.
-
Duy trì thói quen tập thể dục mỗi ngày để các cơ được vận động. Bà bầu có thể tập yoga, đi bộ nhẹ nhàng hoặc đi bơi nếu có thể. Việc tập thể dục sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn và thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể.
-
Bà bầu có thể dành thời gian nghỉ ngơi thư giãn và massage nhẹ nhàng cho vùng đùi, chân, bàn chân và cả các ngón chân. Điều này sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn và làm giảm thiểu tình trạng chuột rút ở bà bầu.
-
Khi ngủ, mẹ bầu hãy chú ý kê chân lên gối cao mềm, nằm nghiêng sang bên trái để giúp máu dễ dàng lưu thông khắp cơ thể.
-
Mẹ bầu cần phải lựa chọn giày dép sao cho phù hợp. Không đi giày cao gót, giày chật hay giày kín mũi. Hãy dùng những đôi giày đế mềm và vững chãi để đi, giúp giảm thiểu áp lực lên đôi chân.
Tập luyện thể dục nhẹ nhàng cũng giúp bạn chế bị chuột rút ở bà bầu
Chuột rút khi mang thai là hiện tượng phổ biến, bất kỳ thai phụ nào cũng có thể gặp phải. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này xuất hiện ngày càng nhiều và nghiêm trọng thì bạn cần phải đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!