Tin tức

Bị lật móng tay vì những lý do nào và một số hướng dẫn xử trí hiệu quả

Ngày 07/10/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Khi bị lật móng tay, bạn sẽ phải chịu cảm giác rất đau đớn và gặp nhiều khó khăn hơn trong sinh hoạt. Vậy những nguyên nhân nào có thể khiến bạn bị lật móng tay, cách xử trí ra sao và bao lâu sau thì móng tay sẽ mọc lại?

1. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng lật móng tay

Móng chân và móng tay có tác dụng quan trọng trong việc bảo vệ mô mềm và dây thần kinh ở vùng đầu ngón tay và đầu ngón chân. Cấu tạo của móng không giống với xương và không bị chi phối bởi canxi. Trung bình mỗi năm, móng tay, chân có thể tăng khoảng 5cm chiều dài và sẽ tăng trưởng trong suốt cuộc đời của mỗi người. Khi mang thai, móng tay và móng chân của chị em có xu hướng mọc nhanh hơn. Tuổi càng cao thì móng chân và cả móng tay sẽ có xu hướng tăng trưởng chậm hơn. 

Lật móng tay khiến bạn vô cùng đau đớn

Lật móng tay khiến bạn vô cùng đau đớn

Nguyên nhân thường gặp khiến bạn bị lật móng tay chính là do có một lực rất mạnh từ bên ngoài tác động lên vùng móng tay của bạn. Một số tình huống phổ biến có thể kể đến như chơi thể thao, khi khiêng đồ hoặc không may bị một vật nặng rơi vào, bị vấp ngã. Lật móng tay khiến “khổ chủ” vô cùng đau đớn. Đáng lo hơn khi những cơn đau này sẽ không biến mất nhanh chóng mà thậm chí còn kéo dài dai dẳng khiến người bệnh khổ sở và phải chịu rất nhiều bất tiện trong sinh hoạt. 

2. Hướng dẫn cách xử trí ra sao khi bị lật móng tay? 

Để giảm đau, đẩy nhanh quá trình hồi phục và giảm nguy cơ nhiễm trùng khi bị lật móng tay, bạn cần xử trí đúng cách. Dưới đây là một số hướng dẫn cụ thể: 

- Đối với những trường hợp bị bật móng nhẹ hay móng chỉ bị xây xước sau chấn thương, bạn chỉ cần rửa sạch móng, sát trùng vết thương đồng thời cắt sát móng bị lật. Sau đó, tiếp tục sát khuẩn thêm một lần nữa và thực hiện băng móng lại và chờ đợi móng phục hồi. 

Không rút toàn bộ móng khi bị lật móng

Không rút toàn bộ móng khi bị lật móng

- Trong trường hợp móng bật nhiều và bật toàn bộ: 

Trước hết, bạn không được rút toàn bộ móng. Điều này sẽ khiến bạn đau đớn hơn và vết thương sẽ có nguy cơ trở nên nghiêm trọng hơn. Thậm chí, hành động này cũng góp phần làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và khiến móng sẽ khó hồi phục về sau. 

Điều bạn cần thực hiện là vệ sinh phần móng bị lật, có thể dùng nước muối sinh lý và thuốc sát khuẩn. Sau đó băng vết thương lại bằng gạc. Trong quá trình thực hiện, cần cẩn thận và nhẹ nhàng. Nếu bạn cảm thấy đau đớn nghiêm trọng, có thể đến các cơ sở y tế để được bác sĩ hỗ trợ xử trí và kê đơn thuốc giảm đau, kháng viêm. 

Thông thường, sau khi bị lật móng, bạn sẽ phải chờ khoảng 6 đến 9 tháng để móng  mọc trở lại. Với những trường hợp lật móng kèm theo nhiễm trùng thì tốc độ mọc của móng sẽ chậm hơn. Hiện nay, chưa có loại thuốc nào giúp kích thích móng mọc nhanh hơn. 

3. Người bị lật móng tay cần chú ý những gì?

Khi chăm sóc móng tay bị lật, bạn cần chú ý một số vấn đề sau để đẩy nhanh quá trình hồi phục của móng: 

- Khi đi ngủ, một số cử động chân tay là điều khó có thể tránh khỏi. Đặc biệt, nếu va chạm vào một số đồ vật sẽ khiến bạn vô cùng đau đớn. Để phòng ngừa tình huống này xảy ra, bạn nên để bên tay có ngón tay bị lật ở bên rộng rãi, không có người nằm, điều này sẽ hạn chế nguy cơ va chạm trong lúc ngủ. Với những trường hợp bị lật móng chân có thể kê chân lên gối cao khi ngủ. 

Chăm sóc đúng cách để móng nhanh hồi phục

Chăm sóc đúng cách để móng nhanh hồi phục

- Nếu bị lật móng tay, bạn không nên để móng tay này chạm vào nước, nhất là trong vòng 1, 2 ngày đầu tiên. Đây là lưu ý quan trọng giúp vết thương nhanh lành hơn. 

- Sau 2 ngày, bạn có thể dùng nước ấm để rửa móng tay, loại bỏ bụi bẩn và thay băng mới. 

- Nên thường xuyên đi dép để bảo vệ vùng móng bị thương. 

- Có thể sử dụng kem dưỡng để thoa lên vùng da xung quanh và mát xa nhẹ để móng sớm phục hồi trở lại. 

- Không tham gia các hoạt động thể chất nếu bạn bị lật móng tay. Những hoạt động này có thể khiến bạn bị đau nhiều hơn và càng làm cho vết thương lâu lành. 

- Ngoài việc chăm sóc và tác động trực tiếp đến vết thương, bạn cũng nên chú ý đến chế độ ăn để bổ sung một số dưỡng chất cần thiết trong thời gian này. Nếu được bổ sung đầy đủ dưỡng chất, móng tay của bạn cũng có thể phục hồi nhanh chóng hơn. 

+ Một số thực phẩm nên bổ sung: 

  • Nên bổ sung những thực phẩm có chứa nhiều đạm như trứng, thịt và các loại cá,... Cần loại trừ một số thực phẩm như bò khô, xúc xích, thịt hun khói,... vì những thực phẩm này có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và để lại sẹo. 

  • Nên ăn nhiều rau xanh và trái cây để bổ sung vitamin và một số dưỡng chất quan trọng cho cơ thể chẳng hạn như thanh long, cam, bưởi, đu đủ, súp lơ,...

  • Thực phẩm giàu kẽm, selen và kẽm cũng rất tốt trong thời gian này vì  nó có thể góp phần hạn chế nguy cơ nhiễm trùng. Một số thực phẩm có thể kể đến như cá biển, nấm, ngũ cốc nguyên hạt, lòng đỏ trứng,...

+ Nên kiêng một số thực phẩm sau

Ngoài những thực phẩm cần bổ sung, bạn cũng nên kiêng một số thực phẩm sau, nếu bị lật móng chân: 

  • Da gà: Nên kiêng da gà vì nó có thể làm tăng cảm giác ngứa ngáy ở vùng tay bị thương. 

  • Rau muống: Ăn quá nhiều rau muống khi bị lật móng tay có thể làm tăng nguy cơ bị sẹo lồi và dẫn tới khó định hình khi móng mọc lên. 

Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết cách xử trí khi bị lật móng tay và biết chăm sóc vùng bị tổn thương đúng cách để phòng tránh nhiễm trùng và đẩy nhanh quá trình phục hồi. Trong trường hợp cần thiết, hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. 

Để được giải đáp thắc mắc và có nhu cầu đặt lịch kiểm tra các vấn đề về Da liễu, mời bạn liên hệ tới tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, đội ngũ tư vấn viên sẽ tư vấn chi tiết cho bạn. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ